Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Chủ đề 5: Con người và sức khỏe

docx 40 trang Hải Hòa 07/03/2024 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Chủ đề 5: Con người và sức khỏe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_2_chu_de_5_con_nguoi_va_suc_khoe.docx

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Chủ đề 5: Con người và sức khỏe

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 14: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Chỉ và nói được tên các bộ phận chính và chức năng của các cơ 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Thực hành trải nghiệm để phát hiện vị trí của cơ xương trên cơ thể và sự phối hợp của cơ, xương khớp khi cử động. • Nhận biết được chức năng của xương và cơ quan hoạt động vận động. 3. Phẩm chất - Dự đoán được điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án. - Các hình trong SGK.
  2. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS vừa múa, vừa hát bài Thể - HS múa, hát. dục buổi sáng. - HS trả lời: Em đã sử dụng tay, chân - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã sử để múa; miệng để hát. dụng bộ phận nào của cơ thể để múa, hát? - GV dẫn dắt vấn đề: Để múa, hát, một số bộ phận của cơ thể chúng ta phải cử động. Cơ quan giúp cơ thể của chúng ta thực hiện các cử động được gọi là cơ quan vận động. Vậy các em có biết các bộ phận chính của cơ quan vận động là gì? Chức năng của cơ quan vận động là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 14: Cơ quan vận động. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá vị trí các bộ phận của cơ quan vận động trên cơ thể a. Mục tiêu: Xác định vị trí của cơ và xương trên cơ thể. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp
  3. - GV yêu cầu HS quan sát và - HS quan sát hình, làm theo gợi ý và làm theo gợi ý hình SGK trang trả lời câu hỏi. 82, nói với bạn những gì em cảm thấy khi dùng tay nắn vào các vị trí trên cơ thể như trong hình vẽ. - GV đặt câu hỏi: Các em hãy dự đoán bộ phận cơ thể em nắn vào đó thấy mềm là gì?; bộ phận cơ thể em nắn vào thấy cứng là gì? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả - HS trả lời: làm việc trước lớp. HS khác nhận xét. + Nắn vào ngón tay thấy cứng. - GV giới thiệu kiến thức: + Nắn vào lòng bàn tay và thấy bàn + Khi nắn vào những vị trí khác nhau trên cơ tay mình mềm. thể, nếu em cảm thấy có chỗ mềm, đó là cơ, nếu em cảm thấy cứng, đó là xương. + Cơ thể của chúng ta được bao phủ bởi một lớp da, dưới lớp da là cơ (khi nắn vào em thấy mềm, ví dụ ở bắp tay, đùi mông), dưới cơ là xương (vì vậy, cần nắn sâu xuống em mới thấy phần cứng, đó là xương) hoặc ở một số chỗ da gắn liền với xương (khi nắn vào em thấy cứng, ví dụ như ở đầu). Hoạt động 2: Xác định tên, vị trí một số xương chính và một số khớp xương a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên một số xương chính và khớp xương trên hình vẽ bộ xương. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - HS quan sát, lắng nghe. - GV hướng dẫn HS nói tên và cách chỉ vào vị trí của một số xương (Hình 1, SGK trang 83), khớp xương (Hình 2, SGK trang 83):
  4. Bước 2: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu hai HS lần lượt thay nhau chỉ và - HS làm việc theo cặp. nói tên một số nhóm xương chính trên hình 1 và khớp xương trên hình 2. Bước 3: Làm việc cả lớp - HS trình bày: Một số tên xương trong - GV mời đại diện một số cặp lên trước lớp chỉ hình 1: xương đầu, xương vai, xương và nói tên các xương chính trên Hình 1. đòn, xương sườn, xương cột sống, - GV yêu cầu các HS khác theo dõi, nhận xét. xương tay, xương chậu, xương chân. - GV giới thiệu kiến thức: + Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt. + Xương cột sống được tạo nên bởi nhiều đốt sống. + Nhiều xương sườn gắn với nhau tại thành xương lồng ngực. - HS trình bày: Một số khớp xương - GV mời 1 số cặp khác lên chỉ và nói tên một trong hình 2: khớp sống cổ, khớp vai, số khớp xương trên Hình 2. khớp khuỷu tay, khớp háng, khớp đầu - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, theo dõi. gối. - GV giới thiệu kiến thức: Nơi hai hay nhiều - HS lắng nghe, tiếp thu. xương tiếp xúc với nhau được gọi là khớp xương. Ở lớp 2, chúng ta chỉ học về các khớp
  5. cử động được. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chỉ và nói - HS chơi trò chơi. tên xương, khớp xương trên cơ thể mỗi em”. Mỗi nhóm cử một bạn lần lượt lên chơi. + Cách chơi: Trong vòng 1 phút, đại diện nhóm nào nói được nhiều tên xương, khớp xương và chỉ đúng vị trí trên cơ thể của mình là thắng cuộc. - HS làm bài. - GV yêu cầu HS làm câu 1 Bài 14 vào Vở bài tập. TIẾT 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan vận động (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Xác định tên, vị trí một số cơ chính a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên một số cơ chính. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình hệ cơ nhìn mặt từ trước và mặt sau trang 84 SGK và yêu cầu - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. HS lần lượt chỉ và nói tên một số cơ chính trong các hình.
  6. Bước 2: Làm việc cả lớp - HS trình bày: Một số cơ chính: cơ - GV mời đại diện một số cặp lên chỉ vào hình mặt, cơ cổ, cơ vai, cơ ngực, cơ tay, cơ bụng, cơ đùi, cơ lưng, cơ mông. hệ cơ, nói tên các cơ chính. HS khác nhận xét. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chỉ và nói - HS chơi trò chơi. tên một số cơ trên cơ thể em”. Mỗi nhóm cử một bạn lần lượt lên chơi. - GV giới thiệu luật chơi: Trong vòng 1 phút, đại diện nhóm nào nói được nhiều tên cơ và chỉ đúng vị trí trên cơ thể của mình là thắng cuộc. - HS làm bài. - GV yêu cầu HS làm câu 2 Bài 14 vào Vở bài tập. - HS trả lời: Cơ quan vận động bao - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cơ quan vận gồm những bộ phận: bộ xương và hệ động bao gồm những bộ phận chính nào? cơ. Hoạt động 4: Chức năng vận động của cơ, xương, khớp a. Mục tiêu: Nói được tên các cơ xương khớp giúp HS thực hiện được một sô cử động như cúi đầu, ngửa cổ, quay tay, co chân, đi, chạy, b Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: - HS lắng nghe, thực hiện.
  7. + Nhóm trường điều khiển các bạn: Thực hiện các cử động như các hình vẽ trang 85 SGK và nói tên các cơ, xương, khớp giúp cơ thể em thực hiện được các cử động đó. + HS ghi tên các cử động và tên các cơ, xương, khớp thực hiện cư động vào vở theo mẫu trang - HS trình bày. 85 SGK. - HS lắng nghe, tiếp thu. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày bảng tổng kết ghi lại kết quả làm việc cùa nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét. - GV chữa bài làm của các nhóm đồng thời chốt lại kiến thức chính của hoạt động này: + Chúng ta có thể quay cổ, cúi đầu hoặc ngửa cổ là nhờ các cơ ở cổ, các đốt sống cổ và các khớp nối các đốt sống cổ. - HS trả lời: Nếu cơ quan vận động + Chúng ta có thể giơ tay lên, hạ tay xuống, ngừng hoạt động thì các cơ sẽ dần teo quay cánh tay là nhờ các cơ ở vai, xương tay đi và con người có nguy cơ bị bại liệt. và khớp vai.
  8. + Chúng ta có thể đi lại, chạy nhảy là nhờ các cơ ở chân, các xương chân và các khớp xương như khớp háng, khớp gối. - GV yêu cầu HS cả lớp cùng thảo luận, trả lời câu hỏi ở trang 85 SGK: Nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động thì điều gi sẽ xảy ra với cơ thể? - GV yêu cầu HS mục “Em có biết?" ở trang 86 SGK. TIẾT 3 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan vận động (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 5: Khám phá các mức độ hoạt động của một số khớp giúp tay và chân cử động a. Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về sự phối họp hoạt động của cơ, xương và khớp xương của cơ quan vận động. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc - HS lắng nghe, thực hiện. theo nhóm - GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện các cử động theo yêu cầu như
  9. trong phần thực hành trang 86 SGK. Sau đó, rút ra kết luận khớp nào cử động thoải mái được về nhiều phía. - HS trình bày kết quả: Khớp háng và - GV chỉ dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần). khớp vai đều cử động được về nhiều Bước 2: Làm việc cả lớp phía, trong khi đó khớp gối chỉ gập lại được ở phía sau và khóp khuỷu tay chỉ - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả gập được về phía trước. thảo luận trước lớp. - GV yêu cầu HS khác góp ý kiến. Hoạt động 6: Chơi trò chơi “Đố bạn” a. Mục tiêu: Củng cố hiểu biết cho HS về chức năng của cơ quan vận động qua hoat động cử động của các cơ mặt. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn cách chơi: - HS lắng nghe, thực hiện. + Mỗi nhóm cử một bạn lên rút một phiếu ghi số thứ tự. + Trong mỗi phiếu sẽ ghi rõ tên một biểu cảm trên khuôn mặt (ví dụ: buồn, vui, ngạc nhiên, tức giận; ). + HS đại diện nhóm phải thực hiện biểu cảm ghi trong phiếu. + Cả lớp quan sát và đoán bạn đang bộc lộ cảm xúc gì qua nét mặt, nếu cả lớp đoán đúng, bạn HS đại diện nhóm sẽ thắng cuộc. - GV tuyên dương các nhóm thắng cuộc. - GV yêu cầu HS cả lớp thảo luận câu hỏi: - HS trả lời: Chúng ta có được cảm Chúng ta có được cảm xúc trên khuôn mặt nhờ xúc trên khuôn mặt nhờ cơ mặt. bộ phận nào?
  10. - GV kết luận bài học: Hệ cơ cùng với bộ xương giúp cơ thể vận động được và tạo cho mỗi người một hình dáng riêng. Hãy nhớ chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động và phòng tránh gãy xương. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 15: PHÒNG TRÁNH CONG VẸO CỘT SỐNG (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nêu được nguyên nhân dẫn đến bị cong vẹo cột sống ở lứa tuổi HS và cách phòng tránh. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Nhận biết cách đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong, vẹo cột sống. 3. Phẩm chất - Thực hiện đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học
  11. - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án. - Các hình trong SGK. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS - HS chơi trò chơi. chơi trò chơi: “Tập làm người mẫu như hình trang 88 SGK. - GV yêu cầu một số HS - HS trả lời. nhận xét về dáng đi của các bạn ở tư thế đặt cuốn sách trên đầu khi đi. - GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa chơi trò - HS lắng nghe, tiếp thu. chơi Tập làm người mẫu, có những bạn đi rất đẹp, thẳng, đúng tư thế nhưng cũng có những bạn đi chưa được đẹp. Một trong những nguyên nhân đó là do cong vẹo cột sống. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cúng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống và cách phòng tránh. Chúng ta cùng vào Bài 15:
  12. Phòng tránh cong vẹo cột sống. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Phát hiện một số dấu hiệu ở người bị cong vẹo cột sống a. Mục tiêu: Phân biệt cột sống ở người bình thường và cột sống ở người bị cong vẹo qua hình ảnh. b. Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 và trả lời câu hỏi ở trang 89 SGK về: + Tình trạng cột sống. + Vị trí của hai vai. - HS trả lời: - GV hỗ trợ các cặp (nếu cần). + Bạn ở hình 1: Cột sống chạy thẳng Bước 2: Làm việc cả lớp từ trên xuống dưới ở đường giữa sổng - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày lưng; hai vai ngang nhau. trước lớp. + Bạn ờ hình 2: Cột sống bị cong sang - GV yêu cầu HS làm câu 1 trong Bài 15 vào trái; hai vai lệch nhau, vai trái cao Vở bài tập. hơn vai phải. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN - HS làm bài. DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về tình trạng cột sống ở người bị cong vẹo qua hình ảnh.
  13. b. Cách tiến hành: - HS quan sát hình, đóng vai. Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thay nhau đóng vai “bác sĩ’’ để nói về tình trạng cột sống của hai bạn trong hình. - HS trình bày: Tình trạng cột sống của hai bạn ở Hình 1,2 lần lượt là gù, Bước 2: Làm việc cả lớp cong vẹo. - GV tổ chức cho đại diện các nhóm lên đóng vai bác sĩ để nói về tình trạng cột sống của các bạn trong hình trang 89 SGK. Hoạt động 3: Tìm hiếu một số nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống a. Mục tiêu: Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sổng ở lứa tuổi HS. b. Cách tiến hành: - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. Bước 1: Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: quan sát các hình trang 90 SGK và phát hiện xem cách đi, đứng, ngồi và đeo cặp sách của bạn nào có thể dẫn đến bị cong - HS trả lời: vẹo cột sống. + Phát hiện cách đi, đứng, ngồi và Bước 2: Làm việc cả lớp đeo cặp sách của bạn nào có thể dẫn - GV mời một số HS trình bày kết quả quan sát đến bị cong vẹo cột sống: 1b, 2b, 3a, trước lớp và yêu cầu các em giải thích tại sao 4a. cách đi, đứng, ngồi, đeo cặp sách như vậy có
  14. thể dẫn đến cong vẹo cột sống. + Cách đi, đứng, ngồi, đeo cặp sách Lưu ý: GV có thể gợi ý cho HS giải thích vì như vậy có thể dẫn đến cong vẹo cột sống vì nếu đi, đứng, ngồi sai tư thế sao nếu đi, đứng, ngồi sai tư thê láu như cúi gập, ườn, vẹo sang phải hoặc trái sẽ dẫn đến lâu như cúi gập, ườn, vẹo sang phải cong lưng; vẹo lưng. hoặc trái sẽ dẫn đến cong lưng; vẹo lưng. TIẾT 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Phòng tránh cong vẹp cột sống (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thực hành luyện tập phòng tránh cong vẹo cột sống a. Mục tiêu: Biết đi, đứng, ngồi học và mang cặp đúng cách để phòng tránh cong vẹo cột sống. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả - HS quan sát hình, thực hiện theo. lớp - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ các tư thế đi, đứng, ngồi và đeo cặp sách đúng cách trang 91 SGK. - GV mời một số HS xung phong lên làm thử, các bạn khác và GV nhận xét.
  15. Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển - HS thực hành theo nhóm. các bạn lần lượt cùng thực hành cách đi, đứng, ngồi và đeo cặp đúng cách. Bước 3: Làm việc cả lớp - HS trình diễn trước lớp. - GV tổ chức cho HS các nhóm lên trình diễn cách đi, đứng, ngồi, đeo cặp trước lớp. - HS nhận xét và đánh giá lẫn nhau. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 16: CƠ QUAN HÔ HẤP (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ. - Nêu được chức năng từng bộ phận chính của cơ quan hô hấp. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Nhận biết được cử động hô hấp qua hoạt động hít vào, thở ra. • Làm mô hình phổi đơn giản. 3. Phẩm chất - Biết cách bảo vệ cơ quan hô hấp. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  16. 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án. - Các hình trong SGK. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp tập động tác vươn - HS tập động tác vươn thở. thở trong bài thể dục. - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV giúp HS hiểu: Thở là cần thiết cho cuộc sống. Hoạt động thở của con người được thực hiện ngay từ khi mới được sinh ra và chỉ ngừng lại khi đã chết.
  17. - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK trang 92. - HS đọc bài. - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa tập động tác vươn thở trong bài thể dục, các em cũng đã được giới thiệu về hoạt động thở của con - HS lắng nghe, tiếp thu. người. Vậy các em có biết các bộ phận chính và chức năng của cơ quan hô hấp là gì không? Điều xảy ra với cơ thể nếu cơ quan hô hấp ngừng hoạt động? Chúng ta cùng tìm hiều trong bài học ngày hôm nay - Bài 16: Cơ quan hô hấp. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Xác định các bộ phận chính của cơ quan hô hấp a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ trang 93 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số cặp lên bảng chỉ và nói tên - HS trình bày: Các bộ phận chính của các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ cơ quan hô hấp bao gồm mũi, khí đồ trước lớp. quản, phế quản và hai lá phổi.
  18. Hoạt động 2: Thực hành khám phá cử động hô hấp a. Mục tiêu: Nhận biết được cử động hô hấp qua hoạt động hít vào, thở ra. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV nói với cả lớp: “Chúng ta sẽ làm thực hành để nhận biết các cử động hô hấp”. - GV tổ chức cho HS làm động tác hít vào thật sâu- HS và nhìnthở ra hình, thật thựcchậm. hành Đồng theo. thời GV hướng dẫn HS cách đặt một tay lên ngực và tay kia lên bụng ở vị trí như hinh vẽ trang 93 SGK để cảm nhận sự chuyển động của ngực và bụng khi em hít vào thụt sâu và thở ra thật chậm. - GV mời một số HS xung phong lên làm thử, các bạn khác và GV nhận xét. Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thực hành để nhận biết các cử động hô hấp theo hướng dẫn trong SGK và - HS thực hành trước lớp. chia sẻ nhận xét về sự chuyển động của ngực bụng khi hít vào thở ra. Bước 3: Làm việc cả lớp - HS thực hành theo nhóm. - GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp về sự chuyển động của bụng và ngực khi hít vào và khi thở ra. - GV giới thiệu kiến thức: Thở bao gồm hai giai đoạn: hít vào (lấy không khí vào phổi) và thở ra (thải khong khi ra ngoài). Khi hít vào thật sâu em thấy bụng phình ra, lồng ngực - HS thực hành trước lớp. phồng len, khong khí tràn vào phổi. Khi thở ra, bụng thót lại, lồng ngực hạ xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài. - HS lắng nghe, tiếp thu. Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng các bộ phận của cơ quan hô hấp a. Mục tiêu: Nêu được chức năng từng bộ
  19. phận của cơ quan hô hấp. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình hít vào và thở ra trang 94 SGK, lần lượt từng em chỉ vào các hình và nói về đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số cặp lên trình bày đường đi của không khí trước lớp. - GV giúp HS nhận biết được: Mũi, khí quản, phế quản có chức năng dẫn khí và hai lá phổi có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể và môi - HS trả lời: trường bên ngoài. + Đường đi của không khí: Khi ta hít - GV yêu cầu HS cả lớp thảo luận câu hỏi ở vào, không khí đi qua mũi, khí quàn, trang 94 SGK: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu phế quản vào phổi. Khi ta thở ra không cơ quan hô hấp ngừng hoạt động? khí từ phổi đi qua phế quản, khí quản, mũi ra khỏi cơ thể. - GV yêu cầu HS đọc lời con ong trang 94 SGK. + Nếu cơ quan hô hấp ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết. TIẾT 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan hô hấp (tiết 2).
  20. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thực hành làm mô hình cơ quan hô hấp a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về các bộ phận chính và chức năng của cơ quan hô hấp. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - HS trả lời: Những dụng cụ, đồ dùng các em đà chuẩn bị để làm mô hình cơ - GV yêu cầu lần lượt đại diện HS các nhóm quan hô hấp với cả lớp: giấy, túi giấy, giới thiệu những dụng cụ, đồ dùng các em đà ống hút, kéo, băng keo, đất nặn. chuẩn bị để làm mô hình cơ quan hô hấp với cả lớp. - HS chú ý quan sát. - GV làm mẫu mô hình cơ quan hô hấp cho HS cả lớp quan sát. Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS thực hành làm mô hình cơ - HS thực hành làm mô hình theo quan hô hấp theo hướng dẫn của GV và SGK. nhóm. - GV hỗ trợ các nhóm, đặc biệt ở khâu tạo thành khí quản và hai phế quản. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời các nhóm giới thiệu mô hình cơ - HS trình bày, giới thiệu. quan hô hấp, chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên mô hình và cách làm cho mô
  21. hình cơ quan hô hấp hoạt động với cả lớp. - GV tổ chức cho HS nhận xét và góp ý lẫn nhau. GV tuyên dương các nhóm thực hành tốt. - GV cho HS đọc mục “Em có biết?” trang 95 SGK và nhắc lại phần kiến thức cốt lõi của bài. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 17: BẢO VỆ CƠ QUAN HÔ HẤP (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nêu được sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi. - Xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Nhận biết được thói quen thở hằng ngày của bản thân. 3. Phẩm chất - Thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học
  22. - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án. - Các hình trong SGK. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2. - Một chiếc gương soi, khăn giấy ướt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm: - HS trả lời: Trong mũi có lông mũi. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo Lông mũi giúp cản bớt bụi bẩn để yêu cầu của con ong: không khí vào phổi sạch hơn. + Sử dụng gương soi để quan sát phía trong mũi của mình và trả lời câu hỏi: “Bạn nhìn thấy gì trong lông mũi?” + Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thu được của nhóm mình. - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK - HS đọc bài. trang 96 để biết vai trò của mũi trong quá trình hô hấp.
  23. - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa được thực hành hoạt động nhìn xem trong mũi có những gì - HS lắng nghe, tiếp thu. và biết được lông mũi giúp cản bớt bụi bẩn để không khí vào phổi sạch hơn. Vậy các em có biết sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách là gì và sự cần thiết của việc phải tránh xa nơi khói bụi là như thế nào không? Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 17: Bảo vệ cơ quan hô hấp. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động l: Tìm hiểu về các cách thở a. Mục tiêu: - Nhận biết được thói quen thở hằng ngày của bản thân. - Xác định được cách thở đúng. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát các hình - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. vẽ thể hiện 4 cách thở trong trang 97 SGK và nói với bạn về hằng ngày bản thân thường thở theo cách nào. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện các nhóm báo cáo trước lớp. - GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi: Vì - HS trả lời: sao hằng ngày chúng ta nên thở bằng mũi và + Chúng ta thở bằng cách hít vào không nên thở bằng miệng? qua mũi, thở ra qua mũi.
  24. - GV đặt thêm câu hỏi: + Hằng ngày chúng ta nên thở bằng + Khi ngạt mũi em có thể thở bằng gì? mũi và không nên thở bằng miệng vì lông mũi giúp cản bớt bụi bẩn để + Khi bơi người ta thở như thế nào? không khí vào phổi sạch hơn. Các - GV chốt lại: Thở bằng mũi giúp không khí vào chất nhầy sẽ cản bụi, diệt vi khuẩn và cơ thể được loại bớt bụi bẩn, làm ấm và ẩm. làm ẩm không khí vảo phổi; các mạch Trong một số trường hợp chúng ta phải thở máu nhỏ li ti sẽ sưởi ấm không khí khi bằng miệng hoặc kết hợp thở cả bằng mũi và vào phổi. miệng. Tuy nhiên, thở bằng miệng lâu dài dễ + Khi ngạt mũi, có thể thở bằng khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn và nhiễm lạnh. Vì miệng. vậy, các em cần tránh tạo thành thói quen thở + Khi bơi chúng ta thở ra bằng mũi, bằng miệng. và khi ngoi lên khỏi mặt nước thì II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG chúng ta sẽ hít vào bằng miệng. Hoạt động 2: Thực hành tập hít thở đúng cách a. Mục tiêu: Biết cách thở đúng. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV làm mẫu tư thế ngồi hoặc đứng thẳng và thực hiện ba bước của một nhịp thở (như trang 98 SGK) - HS quan sát. Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS thực hành thở đúng cách. - GV đi đến các nhóm đểuốn nắn tư thế và động
  25. tác thở cho HS. - HS thực hành thở đúng cách theo Bước 3: Làm việc cả lớp nhóm. - GV mời một số nhóm lên trình bày trước lớp và góp ý cho nhau. - GV chốt lại ý chính: Hầu hết chúng ta không - HS thực hành trước lớp. chú ý đến cách hít thở. Chúng ta chỉ coi nó như một hoạt động tự nhiên cuả cơ thể. Vì vậy, chúng ta thở không đủ sâu và điều đó không tốt cho sức khoẻ. Thở đúng cách được thực hiện thông qua mũi và cần hít thở sâu, chậm, nhịp nhàng. TIẾT 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ cơ quan hô hấp (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Nói về ích lợi của việc hít thở đúng cách a. Mục tiêu: Liệt kê được ích lợi của việc hít thở đúng cách. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành hai đội và chỉ định một HS - HS phân chia làm hai đội. làm quản trò. Mỗi đội cử ra một bạn làm trọng tài. - HS lắng nghe luật chơi, chơi trò - GV giới thiệu chơi. cách chơi: Hai đội sẽ bắt thăm xem
  26. đội nào được nói trước. Khi quản trò nêu xong câu hỏi “Hít thở đúng cách có lợi gì?” và hô bắt đầu thì lần lượt mỗi nhóm đưa ra một câu trả lời, trọng tài sẽ đếm số câu trả lời của mồi nhóm. Trò chơi sẽ kết thúc khi các nhóm không còn câu trả lời. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn sẽ thắng cuộc. - Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc. III. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 4: Tìm hiểu tác hại của khói, bụi đối với cơ quan hô hấp a. Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết phải tránh xa nơi có khói, bụi. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. quan sát các Hình 1-4 trang 99 SGK và nêu nhận xét ở hình nào không khí chứa nhiều khói, bụi. Bước 2: Làm việc cả lớp - HS trả lời: - GV mời một số cặp trình bày kết quả làm việc + Hình 2 - không khí ở đường phố có trước lớp. nhiều khói, bụi do các ô tô thải ra; Hình 3 - không khí trong nhà có khói - GV yêu cầu HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi trong thuốc lá. SGK trang 99: + Em cảm thấy khó chịu, cảm thấy + Em cảm thấy thế nào khi phải thở không khí khó thở khi phải thở không khí có có nhiều khói bụi? nhiều khói bụi. + Tại sao chúng ta nên tránh xa nơi có khói, bụi?
  27. + Trong trường hợp phải tiếp xúc với không khí + Chúng ta nên tránh xa nơi có khói, có nhiều khói, bụi, chúng ta cần làm gì? bụi vì khói, bụi chứa nhiều chất độc, gây hại cho sức khoẻ. - GV cho HS đọc mục “Em có biết?” SGK trang 99. + Trong trường hợp phải tiếp xúc với không khí có nhiều khói, bụi, chúng ta cân đeo khẩu trang. TIẾT 3 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ cơ quan hô hấp (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 5: Xác định một số việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hấp a. Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS quan - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. sát các hình trang 100 SGK và nói về các việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp. Đồng thời kể tên các việc nên và không nên làm khác. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày - HS trả lời: kết quả thảo luận và góp ý bổ sung cho nhau. - Các việc nên làm và không nên làm - GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi ở trang 100 trong hình SGK trang 100:
  28. SGK: Em cần thay đổi thói quen gì để phòng + Nên làm: Đeo khẩu trang khi đi tránh các bệnh về hô hấp? đường có nhiều ô tô, xe máy đi lại; Đeo khẩu trang khi vệ sinh lớp học. -GV nhắc nhở HS: Mũi, họng nếu được chăm sóc đúng cách không chi giúp chúng ta phòng + Không nên làm: Quét sân trường tránh được viêm mũi, viêm họng mà còn bảo vệ không đeo khẩu trang. được cả khí quản, phế quản và phổi. - Kể tên các việc nên và không nên - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” trang làm khác: 100 SGK. + Nên làm: Sử dụng khăn sạch, mềm III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN để lau mũi; giữ sạch họng bằng cách DỤNG súc miệng nước muối; đội mũ, quàng khăn, mặc đủ ấm khi đi trời lạnh. Hoạt động 6: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: Biết cách nhắc nhở các bạn cùng + Không nên làm: Dùng tay hoặc vật thực hiện việc tránh xa nơi có khói, bụi. nhọn ngoáy mũi; uống nước quá nóng hoặc lạnh; chơi ở nơi có nhiều khói b. Cách tiến hành: bụi; mặc không đủ ấm khi trời lạnh. Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu mỗi nhóm - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. chọn một trong hai tình huống ở trang 101 SGK để thảo luận về cách ứng xử trong tình huống đó và cử các bạn tham gia đóng vai. Bước 2: Làm việc cả lớp - HS đóng vai, thể hiện cách ứng xử qua lời khuyên: Các bạn không chơi - GV mời các nhóm lần lượt lên đóng vai, thể ở nơi có nhiều khói, bụi do xe cộ thải hiện cách ứng xử qua lời khuyên. ra; Các bạn hãy tránh xa nơi có khói - GV tổ chức cho HS góp ý lẫn nhau. GV nhận thuốc lá. xét, khen các nhóm đã thể hiện tốt. - GV yêu cầu HS đọc phần kiến thức cốt lõi ở cuối bài trong SGK trang 101.
  29. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 18: CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU, PHÒNG TRÁNH BỆNH SỎI THẬN (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ. - Nêu được sự cần thiết của việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Nhận biết được chức năng của cơ quan bài tiết qua việc thải ra nước tiểu. 3. Phẩm chất
  30. - Thực hiện được việc uống nước đầy đủ, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án. - Các hình trong SGK. - Bộ thẻ Nếu, thì; bảng nhóm; băng dính. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - HS trả lời: - GV tổ chức cho HS đặt câu hỏi để tìm hiểu + Tại sao hằng ngày chúng ta đi tiểu về việc bài tiết nước nhiều lần? tiểu. + Cơ quan nào trong cơ thể tạo - GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa đặt ra những thành nước tiểu? câu hỏi để tìm hiểu về việc bài tiết nước tiểu. + Trong nước tiểu có gì? Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về các bộ phận và chức năng của cơ
  31. quan bài tiết nước tiểu và một số cách phòng tránh bệnh sỏi thận. Chúng ta cùng vào Bài 18 - Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Xác định các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát “Sơ đồ cơ quan bài - HS quan sát sơ đồ, chỉ và nói tên tiết nước tiểu” trang 103 SGK, chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. tiểu. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số HS lên bảng chỉ và nói tên các - HS trình bày. bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ - HS trả lời: Nhận xét về hình dạng và đồ. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận vị trí của hai quả thận trên cơ thể: xét gì về hình dạng và vị trí của hai quả thận + Hình dạng: Thận có màu nâu nhạt, trên cơ thể? hình hạt đậu. - GV cho HS đọc mục “Em có biết?” trang 103 + Hai quả thận đối xứng nhau qua SGK. cột sống. - GV yêu cầu một số HS đọc phần kiến thức cốt
  32. lõi ở cuối trang 103. Hoạt động 2: Chức năng các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu a. Mục tiêu: Nêu được chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát “Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu” trang 104 SGK, chỉ và nói chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. - HS quan sát hình, chỉ và nói chức năng của từng bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số HS lên bảng chỉ và nói chức năng từng bộ phận cùa cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ. - HS trình bày: Cầu thận lọc máu và - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy tạo thành nước tiểu - qua ống dẫn ra với cơ thể nếu cơ quan bài tiết ngừng hoạt nước tiểu - tới bàng quang chứa nước động? tiểu - sau đó đưa nước tiểu ra ngoài. - GV cho HS đọc lời của con ong trang 104 - HS trả lời: Nếu cơ quan bài tiết SGK. ngừng hoạt động, thận sẽ bị tổn thương và lâu về sau sẽ bị hư thận, con người sẽ chết. TIẾT 2
  33. I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Nhận biết sỏi thận có trong các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận a. Mục tiêu: - Chỉ được sỏi thận có trong các bộ phận của cơ quan bài tiết trên sơ đồ. - Nêu được một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận. b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu với HS: sỏi thận là bệnh thường - HS lắng nghe, tiếp thu. gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu. - HS trả lời: Sỏi có ở những bộ phận: - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 105 thận, bàng quan. SGK và trả lời câu hỏi: Sỏi có ở những bộ phận nào của cơ quan bài tiết nước tiểu? - HS trả lời: Nguyên nhân tạo thành - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” ở sỏi do các chất thừa, chất thải độc trang 105 SGK và trả lời câu hỏi: Nêu nguyên
  34. nhân tạo thành sỏi trong cơ quan bài tiết. hại không được đào thải hết lắng đọng lại tạo thành sỏi. TIẾT 3 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Nếu, thì” a. Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành - HS chia thành 2 đội, nghe phổ biển hai đội và chỉ định luật chơi và chơi trò chơi: 1-c, 2-a, 3- một HS làm quản b, 4-d. trò. Mỗi đội cử ra một bạn làm ưọng tài. - GV phổ biển cách chơi: Hai đội sẽ bắt thăm xem đội nào được phát thẻ “nếu”, đội nào được phát thẻ “thì”. Sau đó sẽ đổi ngược lại. Trọng tài sẽ xem đội nào ghép câu “thì” với /câu “Nếu” nhanh và đúng là thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi ở SGK - HS trả lời: trang 106: + Sự cần thiết phải uống nước, không + Nêu sự cần thiết phải uống đủ nước, không nhịn tiểu: để lọc được chất độc trong nhịn tiểu? cơ thể và thải ra ngoài, đồng thời
  35. + Em cần thay đổi thói quen nào để phòng tránh được nguy cơ cơ mắc sỏi thận. tránh bệnh sỏi thận. + Em cần thay đổi thói quen như - GV cho HS đọc lời của con ong ở trang 106 uống nước và không được nhịn tiểu SGK. để phòng tránh bệnh sỏi thận. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Hệ thống lại những kiến thức đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống. 3. Phẩm chất - Tự đánh giá được việc làm của bản thân trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống; bảo vệ cơ quan hô hấp; phòng tránh bệnh sỏi thận.
  36. - Biết nhắc nhở các bạn đep cặp đúng cách và không nhịn tiểu. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án. - Các hình trong SGK. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 1). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hỏi - đáp vê các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu a. Mục tiêu: - Hệ thống lại những kiến thức đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu. - Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.
  37. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ ở trang 107 SGK để cùng các bạn trong nhóm đặt câu hỏi - HS quan sát sơ đồ, thảo luận, trả lời và trả lời về các bộ phận chính, chức năng của câu hỏi. các cơ quan: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng nêu một trong số những câu hỏi đã được chuẩn bị ở bước 1 và chỉ định nhóm bạn trả lời; có thể mời các HS khác nhận xét câu trả lời. - HS trình bày: Nhóm nào trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi cho nhóm khác. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đa số các nội dung cần ôn tập được nhắc lại. - GV quan sát, điều khiển nhịp độ “Hỏi - đáp” giữa các nhóm (nếu cần). - GV nhận xét, đánh giá về mức độ nắm vừng kiến thức và kĩ năng hỏi - đáp của HS về chủ đề này. TIẾT 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  38. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Tự đánh giá a. Mục tiêu: HS tự đánh giá việc làm của bản thân trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - HS làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS dựa vào mẫu phiếu tự đánh giá ở trang 108 SGK để chia sẻ với các bạn những việc nào em đa làm thường xuyên, thỉnh thoảng (chưa làm thường xuyên) hoặc chưa thực hiện và những thói quen bản thân các em cần thay đổi để thực hiện được việc phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận. Bước 2: Làm việc cả lớp - HS trình bày. - GV mời một số HS xung phong chia sẻ với cả lớp về việc làm của bản thân em trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận. TIẾT 3 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh
  39. và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Đóng vai a. Mục tiêu: Biết khuyên các bạn đeo cặp đúng cách và không nhịn tiểu. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu từng cá nhân nghiên cứu hai tình - HS quan sát tranh, đọc hai tình huống trang 108 SGK. huống. Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển - HS lắng nghe, thực hiện thảo luận các bạn thảo luận về cách đưa ra lời nhắc nhở theo nhóm. với bạn trong mỗi tình huống. Sau đó, yêu cầu một số bạn tập đóng vai xử lí tình huống 1; các bạn khác tập đóng vai xử lí tình huống 2. Bước 3: Làm việc cả lớp Các nhóm lên bảng đóng vai. HS nhóm khác, - HS đóng vai. GV nhận xét, góp ý cho lời nhắc nhở của từng nhóm.