Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời

docx 29 trang Hải Hòa 07/03/2024 1500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_2_chu_de_6_trai_dat_va_bau_troi.docx

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI BÀI 19: CÁC MÙA TRONG NĂM (4 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nêu được tên của các mùa trong hai vùng địa lí khác nhau. - Nêu được một số đặc điểm của các mùa trong năm. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Nêu được tên của các mùa trong hai vùng địa lí khác nhau. • Nêu được một số đặc điểm của các mùa trong năm. 3. Phẩm chất - Thực hiện được việc lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án. - Các hình trong SGK. - Video clip bài hát về mùa.
  2. - Một số hình ảnh về cảnh vật và các hoạt động thích ứng của con người với các mùa khác nhau. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 - 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV cho HS nghe nhạc và hát theo bài Khúc ca - HS nghe, hát. bốn mùa. - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa nghe và hát theo ca khúc Khúc ca bốn mùa. Vậy có phải nước ta địa điểm nào cũng có bốn mùa không? Mỗi mùa có những đặc điểm gì? Chúng ta se cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 19: Các mùa trong năm. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về các mùa nơi bạn An sống a. Mục tiêu: Sử dụng kĩ năng quan sát tranh, trình bày được sự khác nhau về cảnh vật và thời tiết đặc trưng của hai mùa nơi bạn An sống. Nêu được tên và đặc điêm của hai mùa đó b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4
  3. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. trang 110 SGK để nhận xét sự khác nhau về cảnh vật và thời tiết. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS trả lời: - HS khác nhận xét, bổ sung câu nhận xét của + Hình 1 cây cối xanh tốt, hình 2 cây bạn. cối khô cằn (thể hiện lá cây màu vàng úa). Bước 3: Làm việc cả lớp + Hình 1 có mưa, hình 2 trời nắng. - GV cho hai HS đọc lời giới thiệu của bạn An trước lớp và lời kết luân của con ong về đặc + Cây cối xanh tốt thể hiện có mưa điêm của mùa mưa và mùa khô. nhiều ngày. Cây cối cằn khô thể hiện nắng nóng, mưa ít hoặc không có - GV nhấn mạnh đặc điểm chung của cả hai mưa trong nhiều ngày. mùa là đều nóng. Hoạt động 2: Các mùa nơi bạn Hà sống a. Mục tiêu: Sử dụng kĩ năng quan sát các tranh, trình bày được về sự khác nhau về cảnh vật nơi và thời tiết của bốn mùa nơi bạn Hà sống. Kể được tên các mùa và nêu được đặc điểm của bốn mùa. b. Cách tiến hành: Bươc 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 - 4 ở trang 111 SGK để nhận xét sự khác nhau về cảnh vật và thời tiết.
  4. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hãy nhận xét sự khác nhau về cây cối (màu sắc của lá, cành, hoa có trong mồi hình). + Hãy nhận xét về quần áo của mọi người trong mồi hình, từ đó suy ra thời tiết trong mỗi hình. Bước 2: Làm việc cả lớp - HS trả lời: - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết - Sự khác nhau vê cây cối: quả làm việc trước lớp. + Hình 1: Trên cây có các búp lá mới - GV yêu cầu HS khác bổ sung và nhận xét mọc (còn gọi là chồi non), cô gái cầm phần trình bày của các bạn. cành hoa đào. Bước 3: Làm việc cả lớp + Hình 2: Cây cối xanh tốt, có hoa - GV cho hai HS từng người đọc lời giới thiệu phượng. của bạn Hà trước lớp và lời kết luận của con + Hình 3: Lá cây bị vàng, nhiều lá ong về đặc điểm của bốn mùa nơi bạn Hà đang vàng rụng trên đường. sống. + Hình 4: Cây trụi lá. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Sự khác nhau về thời tiết: + Nơi bạn Hà sống có mấy mùa, là những mùa + Hình 1: Trời không có nắng, trời nào? hoi lạnh (thể hiện qua người mặc áo + Hình nào ứng với mùa xuân, hè, thu, đông? khoác mỏng). Đặc điểm của mỗi mùa là gì? + Hình 2: Trời nắng, nóng (thể hiện - GV đặt thêm câu hỏi để khai thác kiến thức qua người mặc áo cộc tay). thực tế về mùa của HS: + Hình 3: Thời tiết hơi lạnh (người + Các em có biết tết Nguyên đán vào mùa nào mặc áo khoác mỏng, áo dài tay). không? + Hình 4: Trời rét (các bạn mặc áo + Đi chơi Tết với gia đình, em thuờng thấy thời khoác dày, đội mũ len). tiết thường như thế nào? Mưa xuân thường mưa - Nơi bạn Hà sống 4 mùa mùa xuân to hay mưa nhỏ và có tên gọi là gì? (hình 1), hè (hình 2), thu (hình 3),
  5. - GV yêu cầu HS làm câu 4 của bài 19 vào Vở đông (hình 4). bài tập. - Tết Nguyên đán vào mùa xuân. - GV kêt luận: Ở Việt Nam, có nơi có hai mùa, + Đi chơi Tết với gia đình, em thuờng có nơi có bốn mùa diễn ra trong năm. Mỗi mùa thấy thời tiết thường se se lạnh, có có những đặc điểm khác nhau về thời tiết. Do mưa phùn. những đặc điểm này mà cảnh vật mỗi mùa khác nhau và con người có những hoạt động thích ứng với mỗi mùa. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 3: Giới thiệu các mùa nơi em sống a. Mục tiêu: - Giới thiệu được tên các mùa nơi mình sống. - Nêu được đặc điểm, cảnh vật của mỗi mùa đó; những hoạt động nổi bật của người dân trong mỗi mùa. b. Cách tiến hành: - HS lắng nghe, thực hiện. Bước 1: Làm việc nhóm 8 - GV yêu cầu một HS đặt câu hỏi về các mùa, các HS khác trả lời. - GV gợi ý HS hỏi - đáp: +Nơi bạn sống có mấy mùa, là những mùa nào? + Mỗi mùa đó có đặc điem gi ? + Có những hoạt động nào nổi bật trong mỗi - HS trình bày. mùa? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu HS khác nhận, bổ sung câu trả lời. TIẾT 3
  6. I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Các mùa trong năm (Tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Đoán mùa” a. Mục tiêu: - Đặt được câu hỏi và trà lời được về hoa, quả, cảnh vật, thời tiết trong mỗi mùa và các hoạt động thích ứng của con người với mỗi mùa. - Phát triển kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm (5-6 HS một - HS nhận các bức tranh. nhóm), mỗi nhóm được phát các bức tranh về một so loài hoa, quả, phong cảnh và các hoạt động của con người. - HS trả lời: - GV yêu cầu HS lần lượt từng em, dựa vào mỗi hình, đặt câu hỏi liên quan đến mùa, các bạn + Hình 1: Chợ hoa ngày tết vào mùa khác trả lời. xuân. + Hình 2: Cốm non có ở mùa thu. +Hình 3: Thu hoạch cà phê, hoạt động này được diễn ra vào mùa khô. + Hình 4: Lễ Khai giảng được tổ chức vào mùa thu. + Hình 5: Mọi người trong gia đình đang gói bánh chưng. Quang cành này diễn ra vào dịp tết Nguyên đán,
  7. vào mùa xuân. + Hình 6: Đi tắm biển vào ta hè. + Hình 7: Hoa điên điển nở vào mùa mưa. + Hình 8: Quả vải có ở mùa hè. + Hình 9: Người đàn ông đang che chắn cho bò trong mùa đông giá rét. + Hình 10: Hình cảnh tuyết rơi trên núi cao vào mùa đông. TIẾT 4 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Các mùa trong năm (Tiết 4). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 5: Lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa a. Mục tiêu: Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa. b. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ: Hãy chọn trang phục trong các hình trang 114 SGK phù họp với các mùa - HS nhận Phiếu học tập, quan sát khác nhau. tranh. - GV phát Phiếu học tập cho mỗi nhóm: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm:
  8. MÙA MÙA MÙA MÙA MÙA MÙA XUÂN HÈ THU ĐÔNG KHÔ MƯA Hình số: Hình số: Hình số: Hình số: Hình số: Hình số: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - HS lắng nghe, thảo luận theo nhóm. - GV hướng dẫn: + Nhóm cử một bạn ghi chép, các bạn khác sau khi trao đổi, đọc cho bạn ghi số hình vào ô trổng tương ứng. + Một hình có thể xếp vào nhiều mùa. - HS trả lời. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trinh bày Phiếu học tập trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa nếu sai. Hoạt động 6: Nhận xét việc lựa chọn trang phục phù họp theo mùa của em. Vì sao phải lựa trang phục theo mùa? a. Mục tiêu: - Nhận xét được việc lựa chọn trang phục của bàn thân đã phù hợp với mùa chưa? Có gì phải điều chỉnh không?
  9. - Trả lời được câu hỏi: “Vì sao phải lựa chọn trang phục theo mùa?”. - HS trả lời: Bước 1: Làm việc cả lớp + Mùa hè năng nóng nhưng mình hay - GV gọi HS lên bảng nhận xét việc mình đã lựa quên mang mũ. chọn trang phục phù hợp theo mùa chưa. + Mình không thích đội mũ len hay - GV dẫn giải: Đa phần những HS lựa chọn quàng khăn vào mùa đông. trang phục chưa phù hợp là do: + Mình thường xuyên dậy muộn nên + Không nghe dự báo thời tiêt, nhất là những không có nhiều thời gian lựa chọn ngày giao mùa. Cách khắc phục: Nghe bản dự trang phục. Vì vậy có hôm không mặc báo thời tiêt trên ti vi hoặc trên đài phát thanh. đủ ấm nên bị ho. + Ngủ dậy muộn nên không có thời gian lựa - HS khác nhận xét: Bạn đã lựa chọn chọn trang phục phù hợp. Cách khắc phục: trang phục phù hợp theo mùa chưa; Chuẩn bị trang phục từ tối hôm trước. có cần phải thay đổi thói quen nào không? Bước 2: Làm việc cả lớp - HS đọc bài. - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” trang 115 SGK và lời nhắn nhủ của con ong để trả lời câu hỏi vì sao cần lựa chọn trang phục phù hợp - HS liên hệ bản thân. theo mùa. - GV cho HS liên hệ bản thân xem đã bao giờ em bị ốm do lựa chọn trang phục không phù hợp chưa. Hoạt động 7: Xử lí tình huống: Giúp bạn An lựa chọn trang phục phù họp để đi chơi Hà Nội vào dịp tết Nguyên Đán a. Mục tiêu: HS liên hệ được tết Nguyên Đán là vào dịp tháng mấy và vào mùa nào ở Hà Nội. Từ đó giúp bạn An lựa chọn được trang phục phù hợp. Bước 1: Làm việc cả lớp - HS trả lời: - GV đặt câu hỏi cho HS: + Tết Nguyên đán vào khoảng từ cuối + Tế Nguyên đán vào tháng nào? Mùa nào ở
  10. Hà Nội? tháng 1 đến tháng 2 dưong lịch, vào + Bạn An nên chuẩn bị những trang phục nào? mùa xuân. - GV yêu cầu HS phát biểu, các bạn khác nhận + Bạn An nên chuẩn bị khăn, mũ, áo xét. len, áo khoác dày, tất len, giầy, quần dài, ô. Bước 2: Đóng vai xử lí tình huống - HS lắng nghe, thực hiện. - GV hướng dẫn HS: Từng cặp HS: Một bạn đóng vai bạn An hỏi “Mình nên mang những trang phục nào nhỉ?”, một bạn trả lời: “Bạn nên mang vì ở Hà Nội, tết Nguyên đán mới chuyển từ mùa đông sang mùa xuân nên trời còn lạnh lắm và có thể sẽ có mưa phùn”. - HS đóng vai trước lớp. - GV mời đại diện 1 số cặp đóng vai trước lớp. Ngày soạn: / /
  11. Ngày dạy: / / BÀI 20: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai thường gặp. - Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được những hiện tượng thiên tai khi quan sát tranh, ảnh, video hoặc quan sát thực tế. • Đưa ra một số ví dụ về thiệt hại tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra. 3. Phẩm chất - Có ý thức quan tâm tới hiện tượng thiên tai. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án. - Các hình trong SGK. - Một số tranh ảnh hoặc video clip về hiện tượng thiên tai.
  12. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình trang 116 SGK - HS trả lời: Mọi người đang dọn dẹp và trả lời câu hỏi: Hãy nói về các việc làm trong sân trường và lau dọn lớp học. Vì vừa hình? Vì sao phải làm vậy? xảy ra trận lũ lớn nên sân trường và lớp học đang bị ngập úng và bùn lầy. - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa được quan sát bức tranh giáo viên và học sinh đang dọn dẹp sau lụt để vệ sinh trường lớp, vậy các em có nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai thường gặp và nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra không? Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay – Bài 20: Một số hiện tượng thiên tai. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát và mô tả một số hiện tượng thiên tai a. Mục tiêu:Biết cách quan sát, đặt câu hỏi, mô
  13. tả và nhận xét được về hiện tượng thiên tai khi quan sát tranh ảnh, video hoặc quan sát thực tế. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS: - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. + Quan sát các hình trang 116 và 117 SGK, mô tả hiện tượng thiên tai trong các hình, nói với bạn về điều em quan sát được. + Ngoài các hiện tượng thiên tai nói trên, em còn biết hiện tượng thiên tai nào khác? Hãy mô tả ngắn gọn về hiện tượng thiên tai này. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả trước lóp. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Thực hành thu thập và trình bày thông tin về thiệt hại do thiên tai gây ra a. Mục tiêu: Nêu được một số thiệt hại về tính - HS trình bày: mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra. + Hiện tượng thiên tai trong mỗi b. Cách tiến hành: hình: Lũ lụt, lũ quét, bão, hạn hán, giông. Bước 1: Làm việc nhóm + Mô tả về hiện tượng thiên tai khác - GV yêu cầu HS: cháy rừng mà em biết: cháy rừng ở + Đọc và làm thực mức độ nghiêm trọng, do nắng nóng hành theo chỉ dẫn SGK kéo dài và các sự cố khác cần là một trang 118. dạng thiên tai đặc thù. Do tác động + Trình bày sản phẩm bất lợi của thời tiết, trong đó có sự của mình trong nhóm. cố, nắng nóng, hạn hán kéo dài nguy GV hướng dẫn HS trình cơ cháy rừng luôn ở mức độ cao, xảy ra trên diện rộng và đồng thời ở
  14. bày theo loại thiên tai. nhiều tỉnh/thành phố. Bước 2: Làm việc cả lớp - HS đọc, thực hành, thảo luận theo - GV mời đại diện các nhóm báo cáo trước lớp nhóm. về kết quả thu được. - GV hướng dẫn các nhóm nêu câu hỏi để làm rõ thêm các thông tin mà nhóm bạn trình bày; khuyến khích các em bổ sung thêm các thông tin về thiêtk hại do thiên tai gây ra ở địa - HS trình bày: phương. + Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ. + Có thể giảm thiệt hai do lũ bằng cách di dời dân cư xa sông, tuy nhiên các hoạt động kinh tế, dân sinh thường gắn liền với sông. TIẾT 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Một số hiện tượng thiên tai (Tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 3: Thực hành xác định một số rủi ro thiên tai a. Mục tiêu:
  15. - Nêu được một số rủi ro thiên tai (thiệt hại về tính mạng con người và tài sản mà một số thiên tai có thể gây ra). - Có ý thức quan tâm, tìm hiểu hiện tượng thiên tai, rủi ro thiên tai. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS trao đổi với các bạn về rủi ro - HS trao đổi theo nhóm và điền vào thiên tai và hoàn thành Phiếu học tập. Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: . Một số rủi ro thiên tai về Hiện tượng Sức khoẻ và thiên tai tính mạng con Tài sản Môi trường người Thiếu nước sinh Hạn hán hoạt dẫn đến ? bệnh tật ? ? ? ? ? - HS trình bày kết quả: Bước 2: Làm việc cả lớp Hiện Một số rủi ro thiên tai về - GV yêu cầu các nhóm chia sẻ với các bạn về Sức khoẻ và tượng Môi kết quả thu được. tính mạng Tài sản thiên tai trường - GV hướng dẫn HS đọc thông tin cốt lõi của bài con người Thiếu nước trag 119 SGK. sinh hoạt Hạn hán - GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục dẫn đến bệnh tật x Em có biết để biết thêm về hiện tượng sóng Lũ lụt Ngập nhà, thần. nước bị ô x x nhiễm dẫn đến bệnh tật Động đất Sập nhà nguy hiểm x x đến tính mạng Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Nói về một hiện
  16. tượng thiên tai” a. Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về rủi ro thiên tai. - HS chia thành các đội. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS xung phong tham gia chơi, - HS lắng nghe, thực hiện, chơi trò chia làm hai đội (mỗi đội 4-6 bạn). chơi. - GV phổ biến luật chơi: GV viết tên hiện tượng thiên tai trên bảng và chia bảng làm hai cột (để hai đội ghi). Các bạn ở mỗi đội luân phiên lên ghi về biểu hiện hoặc rủi ro ứng với thiên tai đó vào cột tương ứng. Sau thời gian chơi, đội nào ghi được nhiêu ý đúng hơn là đội thắng cuộc. Các bạn ở dưới lớp sẽ tham gia nhận xét về kết quả thực hiện của hai đội. - GV cho các cặp của đội khác chơi với chủ đề là một hiện tượng thiên tai khác.
  17. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 21: MỘT SỐ CÁCH ỨNG PHÓ, GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nêu được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. - Nêu được một số việc làm để thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai khi quan sát tranh ảnh, video hoặc quan sát thực tế. • Luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương. 3. Phẩm chất - Có ý thức thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. - Có ý thức quan tâm, tìm hiểu hiện tượng thiên tai. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên
  18. - Giáo án. - Các hình trong SGK. - Một số tranh ảnh, video clip về tác hại thiên tai gây ra và cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. - Các bộ thẻ chữ/thẻ hình để hoạt động nhóm. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát - HS trả lời: Những người công nhân Hình SGK trang 120 và đang cắt cành cây. Cắt cành cây để trả lời câu hỏi: Những phòng chống bão, để cây khỏi bị gãy người trong hình đang đổ, gây tại nạn khi có bão. làm gì? Vì sao cần phải làm như vậy? - GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta biết ngoài bão thì còn có những thiên tai khác như hạn hán, lũ lụt, và các thiên tai có thể gây ra rác hại. Vậy làm thế nào để giảm nhẹ những tác hại mà thiên nhiên gây ra. Trong bài học ngày hôm nay - Bài 21: Một số cách ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và trả lời những cây hỏi này. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  19. Hoạt động 1: Quan sát những việc làm để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai a. Mục tiêu: - Nêu được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. - Biết cách quan sát, đặt câu hỏi, mô tả, nhận xét được về cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 121 SGK và trả lời câu hỏi: + Trong các hình đó, việc làm nào được thực hiện trước, trong và sau khi bão? + Nêu ích lợi của mỗi việc làm đó. - HS trình bày: Bước 2: Làm việc cả lớp + Việc làm trước bão: hình 1, 2, 6: Theo dõi tình hình và chuẩn bị lương - GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả thực, cách phòng tránh tốt nhất để trước lớp. ứng phó với thiên tai - GV lưu ý cho HS: Việc theo dõi dự báo thời + Việc làm trong bão: hình 1,4, 5: tiêt được thực hiện cả trước, trong và sau bão. Tiếp tục theo dõi tình hình thiên tai III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN trên phương tiện thông tin đại chúng DỤNG và ở tại nơi an toàn, không ra ngoài Hoạt động 2: Liên hệ thực tế về các việc cần + Việc làm sau bão: hình 3: Lau dọn, làm để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai đảm bảo vệ sinh, an toàn sau khi a. Mục tiêu: Liên hệ thực tế về các biện pháp thiên tại đi qua. ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại do bão gây ra. b. Cách tiến hành: - HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
  20. Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu từng cặp HS đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi: + Em còn biết việc cần làm nào khác để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra? + Nếu địa phương em có bão, em cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân và giúp đỡ gia đình? - HS trả lời: Bước 2: Làm việc cả lớp + Việc cần làm khác để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra: chuẩn - GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả bị lương thực, nhà cửa che chắn chắc trước lớp. chắn, cây cối lớn nên cắt tỉa trước - GV nhận xét, đánh giá. + Nếu địa phương em có bão em cần IV. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN để giữ an toàn cho bản thân và giúp THỨC đỡ gia đình: chuẩn bị thức ăn để dự trữ những ngày bão, ở yên trong nhà, Hoạt động 3: Chơ trò chơi “ứng phó, giảm che chắn nhà cửa chắc chắn nhẹ rủi ro thiên tai” a. Mục tiêu: Nhận biết một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do lụt, hạn hán, giông sét gây ra. b. Cách tiến hành: - HS lấy thẻ. Bước 1: Làm việc nhóm - GV lưu ý HS: một loại thẻ (các thẻ có cùng nội dung) có thể xếp vào các vị trí ứng với các loại - HS làm việc theo nhóm. thiên tai khác nhau nếu thấy phù hợp. - GV yêu cầu HS: làm việc theo nhóm, quan sát và sắp xếp các thẻ chữ vào bảng cho phù hợp với từng loại thiên tai.
  21. - Các nhóm dán kết quả làm việc của nhóm lên trên bảng hoặc nộp kết quả thực hiện. - HS trình bày: Bước 2: Làm việc cả lớp Thiên tai Cách ứng phó, giảm - GV yêu cầu cả lớp cùng nhận xét kết quả của nhẹ rủi ro các nhóm. Nhóm nào đúng và nhanh hơn là thắng cuộc. Lũ lụt 3, 5, 6. 7 Hạn hán 6, 7 Giông sét 1, 2, 4 - GV mở rộng thêm về một số cách khác ứng phó với lũ lụt, hạn hán, giông sét: Trong cơn giông, nếu đang ở ngoài trời và không tìm được chỗ trú ẩn an toàn, để tránh bị sét đánh, cần nhớ: Tuyệt đối không trú mưa dưới tán cây, tránh xa cac khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, cày, cuôc, máy móc, hàng rào sắt, Nên tìm chỗ khô ráo; Người ở vị trí càng thấp càng tốt, cúi người, ngồi xuống, lấy tay che tai, ngồi sao cho phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít, không được năm xuống đất hoặc đặt hai tay lên đất. TIẾT 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
  22. Hoạt động 4: Liên hệ thực tế về các việc làm của em để phòng tránh rủi ro thiên tai a. Mục tiêu: Liên hệ được với thực tế bản thân và gia đình về các biện pháp ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trang 123 SGK: Những hiện tượng thiên tai nào thường xảy ra ở địa phương em? Em và gia đình đã làm gì để phòng tránh rủi ro thiên tai đó? - HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện một số HS trả lời. - GV nhận xét, đánh giá. - HS trả lời. Hoạt động 5: Thực hành xử lí một số tình huống ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai khi ở trường a. Mục tiêu: - Thực hành luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương. - Bình tĩnh, có ý thức thực hiện theo các hướng dẫn an toàn và các quy định chung. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS luyện tập một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai: - HS lắng nghe, thực hành. 1. Luyện tập ứng phó trong tình huống gió mạnh (lúc giông bão) khi ở ngoài trời - GV nêu tình huống: Khi đang ở sân trường thì gió bất ngờ thổi mạnh làm cây cối nghiêng ngả - HS trả lời: Khi đang ở sân trường và bụi bay khắp nơi. Em và các bạn sẽ làm gì? thì gió bất ngờ thổi mạnh làm cây cối nghiêng ngả và bụi bay khắp nơi. Em và các bạn sẽ đóng cửa sổ,
  23. - GV hướng dẫn HS xác - HS lắng nghe, tiếp thu. định một số địa điểm thực tế gần sân trường: cây to, nhà để xe mái tôn hoặc không chắc chắn, các dãy nhà có phòng học kiên cố (có dãy nhà gần nơi em đang đứng, có dãy nhà xa nơi em đứng). - HS luyện tập xử lí tình huống. - GV cho HS luyện tập xử lí tình huống: GV cho một số HS cầm biển (ghi vào tờ A4) một số địa điểm nói trên, một HS đóng vai xử lí tình huống đứng ở một vị trí nào đó ở sân trường. Khi GV hô “gió mạnh”, HS này sẽ di chuyển nhanh nhất đến dãy nhà kiên cố (tránh trú dưới cây, dưới nhà không chắc chắn; tránh di chuyển gần nơi có thể bị cành cây, mái tôn gãy đổ rơi vào). 2. Luyện tập ứng phó trong tình huống mưa to, sấm chớp khi đang ở trong lớp - GV nêu tình huống: Khi các em đang ở trong - HS trả lời: Khi em đang ở trong lớp lớp thì có mưa to, gió mạnh, sấm sét. Các em thì có mưa to, gió mạnh, sấm sét. Em cần làm gì trong tình huống này? cần đứng xa ổ điện, đóng cửa sổ, - GV mời đại diện một số HS nêu các ý kiến - HS lắng nghe, quan sát. khác nhau. - GV hướng dẫn HS quan sát cụ thể thực tế phòng học, HS nhận ra có những rủi ro có thể xảy ra khi mưa to, gió mạnh, sấm sét: cửa va đập vào người; cửa kính bị vỡ; mưa hắt vào ướt người, sách vở; đứng gần ổ điện có thể nguy hiểm, Từ đó xác định các việc cần làm (đóng chặt các cửa; tránh xa, không đứng gần các cửa, ổ, đường dây điện, ). Hoạt động 6: Thực hành xử lí được một số
  24. tình huống ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương a. Mục tiêu: , - Vận dụng kiến thức đã học về cách úng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai để xử lí tình huống. - Thực hành luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ thiên tai thường xảy ra ở địa phương. b. Cách tiến hành: - HS trả lời: Bước 1: Làm việc nhóm + TH1: Em sẽ khuyên các bạn không - GV yêu cầu HS đọc nên lội qua mà hãy đợi có người lớn hai tình huống trong đến gần đó để kêu họ giúp, hoặc có SGK trang 124 và trả thể quay lại trường ngồi đợi để bố mẹ lời câu hỏi: Nếu là các tới đón. Vì lúc này dòng suối rất bạn trong những tình nhiều nước và siết nên chúng ta lội huống dưới đây, em sẽ qua rất nguy hiểm. làm gì? Vì sao? Hãy + TH2: Em sẽ khuyên các bạn không cùng các bạn đóng vai nên chui vào cây trú mưa vì nếu có xử lí tình huống. sấm sét sẽ rất nguy hiểm. - GV và HS đưa ra các tình huống khác thường xảy ra ở địa phương. HS trao đổi trong nhóm về cách xử lí tình huống và cách thể hiện khi đóng - HS đưa ra thêm tình huống, xử lí vai. tình huống và đóng vai. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp về việc xử lí tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét việc thực hiện của các nhóm. Hoạt động 7: Thực hành viết hoặc vẽ về một số việc cần làm để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai a. Mục tiêu: Thực hành vận dụng được kiến thức phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai để
  25. viết, vẽ tranh và giới thiệu cho người khác. - HS lắng nghe, thực hiện. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS: + Lựa chọn chủ đề để viết, vẽ. + Giới thiệu với các bạn trong nhóm về bài viết, bức tranh của mình, trong đó nêu lí do em lựa - HS trình bày. chọn vấn đề này. - GV mời đại diện HS trình bày bài viết, vẽ về một số việc cần làm để phòng tránh, giảm nhẹ - HS đọc bài. rủi ro thiên tai. - GV cho HS tự đọc phần kiến thức chủ chốt - HS lắng nghe, tiếp thu. trong SGK trang 163. - GV nhấn mạnh: Khi có thiên tai, đặc biệt cần nhất là đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác.
  26. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Hệ thống được những kiến thức đã học về Chủ đề Trái đất và bầu trời. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Trình bày được tên các mùa, đặc điểm của từng mùa và trang phục phù hợp. • Hiểu được tại sao phải lựa chọn trang phục phù hợp với mỗi mùa, đặc biệt là thời điểm giao mùa. 3. Phẩm chất - Hình thành thói quen nghe thời tiết để sử dụng trang phục phù hợp. - Có ý thức quan tâm, tìm hiều hiện tượng thiên tai. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án.
  27. - Các hình trong SGK. b. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Trái đất và bầu trời (Tiết 1). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động1: Giới thiệu về các mùa và một số hiện tượng thiên tai a. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học về các mùa và cách lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV chia HS thành 6 nhóm: Nhóm chẵn làm - HS chia theo nhóm chẵn, lẻ. tổng kết phần các mùa trong năm, nhóm lẻ làm phần các hiện tượng thiên tai. - HS thảo luận nhóm và điền câu trả lời theo yêu cầu.
  28. - GV yêu cầu mỗi nhóm thực hiện theo mẫu bảng và sơ đồ gợi ý ở trang 125 SGK. - HS trình bày: + Nhóm chẵn: Tên Đặc điểm Trang phục mùa Xuân Se lạnh, mưa Áo len, áo phùn khoác, áp gió Hè Nóng, nắng, Áo cộc, quần có mưa rào cộc, áo Bước 2: Làm việc cả lớp chống nắng, - GV mời HS mỗi nhóm cử đại diện lên trình ô, mũ, kính bày, HS nhóm khác nhận xét. râm - GV chọn hai kết quả tốt nhất của hai nhóm để Thu Mát mẻ, se Áo khoác tổng kết về các mùa và những hiện tượng thiên lạnh mỏng, áo dài tai. tay Hoạt động 2: Đóng vai xử li tình huống Đông Giá lạnh Áo dày, áo a. Mục tiêu: Thực hành, vận dụng kiến thức về khoác to, áo việc nên làm và không nên làm nhằm ứng phó, len, khăn len, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào xử lí tình huống. tất b. Cách tiến hành: + Nhóm lẻ: Lũ lụt Bước 1: Làm việc nhóm ▪ Biểu hiện: nước nhiều, gây - GV giao nhiệm vụ cho HS: ngập lụt ▪ Rủi ro thiên tai: sập nhà, đuối nước nguy hiểm đến tính mạng ▪ Cách ứng phó: Đắp đê phòng lũ. - HS lắng nghe, thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ.
  29. + Nhóm lẻ: Từng cá nhân đọc tình huống 1 ở trang 126 SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm. + Nhóm chẵn: Từng cá nhân đọc tình huống 2 ở trang 126 SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí - HS trình bày: tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm. + Nhóm lẻ: Em sẽ nói mẹ chuẩn bị lương thực và cùng bố kiểm tra lại Bước 2: Làm việc cả lớp nhà của xem chắc chắn chưa và cắt - GV mời đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên tỉa các cành cây lớn gần nhà. bảng đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. + Nhóm chẵn: Em sẽ khuyên bạn - HS khác/GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí không nên lại đó xem vì như vậy có tình huống của từng nhóm. thể sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm đến tính mạng.