Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

doc 4 trang Hương Liên 25/07/2023 3560
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

  1. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I HUYỆN VĨNH THUẬN NĂM HỌC: 2019-2020 TỔ: LỊCH SỬ MÔN: LỊCH SỬ 9 Câu 1: Trình bày sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hướng dẫn trả lời: - Hoàn cảnh: Các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH cần sự giúp đỡ và hợp tác nhiều bên với Liên Xô. - Cơ sở hình thành: Chung mục tiêu xây dựng CNXH, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, chung hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê-nin. - Qúa trình hình thành: + Ngày 08/01/1949 hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập với sự tham gia của các nước: Liên Xô, An-ba-ni, Balan nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN và đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN. + Tháng 05/1955 tổ chức hiệp ước Vac-sa-va ra đời là tổ chức liên minh phòng thủ quân sự và chính trị của các nước XHCN Đông Âu nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, duy trì hòa bình an ninh châu Âu và thế giới. Câu 2: Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu? Hướng dẫn trả lời: - Đã xây dựng mô hình CNXH chứa đựng nhiều khuyết tật và sai sót, không phù hợp với quy luật khách quan trên nhiều mặt: kinh tế, xã hội, thiếu dân chủ, thiếu công bằng. - Chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới. Khi sửa chữa, thay đổi thì lại mắc những sai lầm nghiêm trọng: rời bỏ nguyên lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin. - Những sai lầm, tha hoá về phẩm chất chính trị, đạo đức của một số nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước ở một số nước XHCN đã làm biến dạng CNXH, làm mất lòng tin, gây bất mãn trong nhân dân. - Hoạt động chống phá CNXH của các thế lực thù định trong và ngoài nước. Câu 3: Nêu tình hình chung các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hướng dẫn trả lời: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở châu Á. Cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập. - Nửa sau thế kỉ XX trở về sau tình hình Châu Á không ổn định do nhiều nguyên nhân: nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc nhất là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. Một số vụ tranh chấp biên giới và li khai xảy ra - Cũng từ nhiều thập niên qua, một số nước châu Á đã đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po từ sự phát triển đó nhiều người dự đoán “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. - Tiêu biểu là Ấn Độ thực hiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp và đang vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, hạt nhân, vũ trụ. Câu 4: Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc của ASEAN. Hướng dẫn trả lời: *Hoàn cảnh: Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, các nước cần hợp tác, liên minh với nhau để phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên
  2. ngoài đối với khu vực -> 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan), gồm 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Xin- ga-po. *Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. *Nguyên tắc: Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có kết quả. Câu 5: Hãy chứng minh những khó khăn của châu Phi sau khi giành độc lập (nửa sau thế kỉ XX) cho đến nay? Hướng dẫn trả lời: - 32 trong 57 nước châu Phi thuộc nhóm nghèo nhất thế giới. - 1/4 số dân châu Phi thuộc diện đói ăn kinh niên. - Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, xung đột nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo. - Đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, số nợ của các nước châu Phi lên 300 tỉ USD. Câu 6: Vì sao Cu Ba được coi là “lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh”? Quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba luôn tốt đẹp là do những nguyên nhân nào? Hướng dẫn trả lời: *Cu Ba được coi là lá cờ đầu vì: - Từ đầu 1950 (XX) nhân dân Cu Ba đứng lên đấu tranh vũ trang chống lại tay sai của Mĩ. - Ngày 01/01/1959 cách mạng của nhân dân Cu Ba giành thắng lợi, chính quyền tay sai bị lật đổ. - Là nước đầu tiên ở Mĩ La-tinh tiến hành các cải cách dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng, thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục. - Cu Ba là nước duy nhất ở Mĩ La-tinh đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của ĐCS *Quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba luôn tốt đẹp là do: - Trước đây, 2 nước đều có kẻ thù chung là Mĩ. - Hai nước đều trải qua quá trình đấu tranh gian khổ để giải phóng dân tộc. - Cả hai nước đều là nước XHCN. - Cu Ba đã giúp đỡ Việt Nam tận tình trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Câu 7: Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế thứ hai? Hướng dẫn trả lời: Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ: - Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” phản cách mạng nhằm làm bá chủ thế giới. - Thực hiện chương trình ba mục tiêu nhằm chống các nước XHCN. - Tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ. - Thành lập các khối, các căn cứ quân sự trên khắp thế giới, gây chiến tranh xâm lược.
  3. - Tuy nhiên Mĩ bị thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh ở Viêt Nam. - Từ năm 1991 đến nay Mĩ xác lập thế giới “đơn cực” để chi phối và khống chế thế giới. Câu 8: Nguyên nhân nào làm cho Nhật Bản phát triển “thần kì” sau chiến tranh thế giới thứ hai? Việt Nam có thể rút ra những kinh nhiệm gì ở Nhật Bản để áp dụng vào công cuộc CNH-HĐH đất nước ngày nay? Hướng dẫn trả lời: *Nguyên nhân: - Truyền thống văn hóa giáo dục lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới, nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. - Hệ thống tổ chức có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty. - Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết nền kinh tế. - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỷ luật, tiết kiệm. - Điều kiện quốc tế thuận lợi *Việt Nam rút kinh nghiệm: - Tiếp thu, áp dụng thành tựu tiến bộ KHKT hiện đại vào các ngành kinh tế - Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài, đảm bảo chất lượng nguồn lao động - Nhà nước luôn mềm dẻo, nắm bắt đúng thời cơ . - Hòa nhập chứ không hòa tan Câu 9: Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? Nêu quá trình hình thành liên minh Châu Âu. Hướng dẫn trả lời: *Nguyên nhân: - Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, kinh tế không cách biệt nhau lắm, từ lâu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. - Các nước ngày càng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ . Nếu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. *Quá trình hình thành liên minh Châu Âu: - 4/1951: “Cộng đồng than, thép châu Âu” gồm 6 nước. - 3/1957: “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”, “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). - 7/1967: “Cộng đồng châu Âu” (EC). - 12/1991: EC họp hội nghị cấp cao tại Ma-xtrích (Hà Lan) hội nghị thông qua những quyết định quan trọng là“Cộng đồng châu Âu” (EC) đổi tên thành “Liên minh châu Âu”(EU) năm 2013 liên minh châu Âu có 28 quốc gia. Câu 10: “Chiến tranh lạnh” là gì? Nêu các xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh. Hướng dẫn trả lời: *“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong
  4. quan hệ với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. *Các xu thế sau chiến tranh lạnh là: - Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. - Trật tự hai cực Ianta tan rã Trật tự thế giới mới hình thành đa cực, nhiều trung tâm. - Sau chiến tranh các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. - Ở nhiều khu vực lại xảy ra những xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái (châu Phi, Trung Á ). Xu thế chung nhất của thế giới hiện nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển. Câu 11: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống con người? Hướng dẫn trả lời: *Tác động: - Tích cực: + Năng suất lao động tăng, hàng hóa ngày càng nhiều -> Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. + Thay đổi cơ cấu tỉ lệ dân cư lao động nông nghiệp, công nghiệp giảm dần và tăng tỉ lệ dân cư lao động các nghành dịch vụ. - Tiêu cực: + Chế tạo vũ khí hủy diệt sự sống. + Ô nhiễm môi trường. + Tai nạn lao động và giao thông. + Dịch bệnh, đạo đức xã hội Câu 12: Tại sao nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc? Hướng dẫn trả lời: - Thời cơ: + Tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. + Lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng quan hệ quốc tế, lúc đó thế giới sẽ hình thành thị trường mới – thị trường thế giới, hàng hoá vào các nước sẽ nhiều hơn, chất lượng cao và giá cả hợp lí hơn. - Thách thức: + Đòi hỏi các nước phải có chính sách đầu tư hợp lí nếu không hàng nhập khẩu sẽ làm cho sản xuất trong nước gặp khó khăn, công nghiệp cổ truyền không phát triển. + Mặc dù chiến tranh bị đẩy lùi nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa bởi xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố và li khai.