Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

docx 5 trang Hương Liên 25/07/2023 1130
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_20.docx

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC 8 Năm học 2019-2020 Câu 1: Nêu tên và chức năng của các hệ cơ quan của cơ thể người? Hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan Hệ vận động Vận động cơ thể Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp Hệ tiêu hoá cho cơ thể Vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển Hệ tuần hoàn chất thải, cacbonic từ tế bào tới các cơ quan bài tiết Hệ hô hấp Thực hiện trao đổi khí oxi, cacbonic giữa cơ thể và môi trường Hệ bài tiết Bài tiết nước tiểu Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hoà hoạt Hệ thần kinh động của các cơ quan Điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể. Đặc biệt là quá trình trao Hệ nội tiết đổi chất, quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng Hệ sinh dục Sinh sản để duy trì nòi giống Câu 2: Nêu cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào? - Màng sinh chất Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất. - Chất tế bào Thực hiện các hoạt động sống của tế bào. - Nhân Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 3: Nêu khái niệm mô? Kể tên các loại mô, đặc điểm, chức năng của các loại mô chính trong cơ thể? - Mô gồm tế bào chuyên hoá, giống nhau, chức năng nhất định. - Có 4 loại mô chính: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh. * Mô biểu bì: Đặc điểm: gồm các tế bào xếp sít nhau Chức năng: bảo vệ, che chở, hấp thụ, tiết các chất tiết. * Mô liên kết. Đặc điểm: tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền. Chức năng: Nâng đở, liên kết các cơ quan. * Mô cơ: Đặc điểm: tế bào dài, xếp thành lớp, thành bó, có thể có một hoặc nhiều nhân Chức năng: co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động cơ thể * Mô thần kinh: Đặc điểm: chủ yếu là nơ ron và các tế bào thần kinh đệm. Nơ ron có thân nối với sợ trục và các sợi nhánh Chức năng: Tiếp nhận kích thích; xử lí thông tin; dẫn truyền xung thần kinh; điều hoà hoạt động của các cơ quan
  2. Câu 4: Nêu khái niệm phản xạ, cung phản xạ? Lấy ví dụ về phản xạ? Ý nghĩa của phản xạ? - Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích môi trường thông qua hệ thần kinh. - Cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng. - Ví dụ: tay chạm vào vật nóng thì rút tay ra. Câu 5: Phân tích đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ khi tay chạm vào vật nóng? - Phân tích: tay chạm vào vật nóng cơ quan thụ cảm trung ương thần kinh cơ quan phản ứng (cơ co, tay rút lại). Câu 6: Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân. Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người? Sự khác nhau về: kích thước, đai vai, đai hông, hình thái. => là kết quả của sự phân hóa tay và chân trong quá trình tiến hóa, thích nghi với lao động, tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân. Câu 7: Nêu cấu tạo và chức năng của một xương dài? Xương dài ra do đâu? Các phần của Cấu tạo Chức năng xương Sụn bọc đầu xương Giảm ma sát trong khớp xương Đầu xương Mô xương xốp gồm các nan Phân tán lực tác động. xương Tạo các ô chứa tủy đỏ xương. Giúp xương phát triển to về bề Màng xương ngang Thân xương Mô xương cứng Chịu lực, đảm bảo vững chắc. Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng Khoang xương cầu; chứa tủy vàng ở người lớn. - Xương dài ra nhờ sự phân chia các tế bào lớp sụn tăng trưởng. Câu 8: Nêu sự khác nhau giữa bộ xương người và xương thú? Nêu các biện pháp vệ sinh hệ vận động? Các phần so sánh Bộ xương người Bộ xương thú -Tỉ lệ sọ / mặt -Lớn -Nhỏ -Lồi cằm ở xương mặt -Phát triển -Không có -Cột sống -Cong ở 4 chỗ -Cong hình cung -Lồng ngực -Nở sang 2 bên -Nở theo chiều lưng-bụng -Xương chậu -Nở rộng -Hẹp -Xương đùi -Phát triển, khoẻ -Bình thường -Xương bàn chân -Xương ngón ngắn, -Xương ngón dài, bàn chân hình vòm bàn chân phẳng -Xương gót (thuộc -Lớn, phát triển về phía -Nhỏ nhóm xương cổ chân) sau
  3. - Nêu biện pháp vệ sinh hệ vận động: an uống đủ chất; luyện tập thể dục thể thao; ngồi học đúng tư thế; làm việc vừa sức. Câu 9: Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của máu? Thành phần Cấu tạo Chức năng Huyết 90% nước, 10% các chất khác Duy trì máu ở thể lỏng và vận tương chuyển các chất. Hồng cầu Màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, Vận chuyển oxi và cacbonic không nhân Bạch cầu 5 loại, trong suất, kích thước khá Tham gia bảo vệ cơ thể. lớn, có nhân Tiểu cầu Chỉ là các mảnh chất tế bào của Thành phần chính tham gia đông tế bào sinh tiểu cầu mmáu Câu 10: Các bạch cầu hoạt động như thế nào để bảo vệ cơ thể, khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể? - Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể: Sự thực bào Tạo kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên (TB Limphô B) Phá huỷ các TB đã bị nhiễm bệnh (TB Limphô T) Câu 11: Đông máu là gì? Ý nghĩa của hiện tượng đông máu? Kể tên các nhóm máu ở người? Tại sao người có nhóm máu A không thể cho người có nhóm máu O (và các trường hợp tương tự)? - Đông máu là quá trình biến máu lỏng trong mạch thành cục máu. - Ý nghĩa: bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương chảy máu. - Các nhóm máu ở người: A, B, AB, O. - Giải thích: người nhóm máu A: hồng cầu có kháng nguyên A; người nhóm máu O: huyết tương có kháng thể α; do đó người nhóm máu A cho người nhóm máu O thì hồng cầu sẽ bị kết dính, máu không lưu thông được gây hiện tượng tai biến khi truyền máu. Câu 12: So sánh sự khác nhau giữa cấu tạo động mạch và tĩnh mạch? Tại sao máu trong tĩnh mạch chủ có thể chảy ngược chiều trọng lực? Động mạch Tĩnh mạch Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch Đường kính hẹp Đường kính rộng Không có van Có van một chiều - Vì trong tĩnh mạch có van một chiều, nên trong tĩnh mạch máu có thể chảy ngược chiều trọng lực. Câu 13: Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch? - Cần bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân nguy hại:
  4. Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn: Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêrôin, rượu Cần kiểm tra sức khỏe định kì. . . . Câu 14: Hô hấp là gì? Nêu cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp ở người? - Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp Oxi cho các tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo năng lượng dạng ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời thải loại CO2 ra khỏi cơ thể. - Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và 2 lá phổi Câu 15: Nêu các biện pháp hạn chế các tác nhân gây hại đến hệ hô hấp? Tác hại của thuốc lá đối với hệ hô hấp? - Biện pháp (gợi ý): Trồng nhiều cây xanh Đeo khẩu trang Không hút thuốc lá (nêu thêm các biện pháp khác) * Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp: CO: chiếm chỗ của oxi trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu oxi. NOx: gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí; có thể gây chết ở liều cao. Nicôtin: làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi. Hút thuốc lá không những gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Câu 16: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, quá trình tiêu hóa ở dạ dày diễn ra như thế nào? Những chất nào còn lại trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? - Biến đổi lí học: tiết dịch vị, đảo trộn thức ăn. - Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza, pepsin - Với khẩu phần thức ăn đầy đủ, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là: lipit, gluxit, prôtêin. Câu 17: Với khẩu phần ăn đầy đủ, hệ tiêu hóa thuận lợi, những chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là những chất nào? Với khẩu phần ăn đầy đủ, hệ tiêu hóa thuận lợi, những chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là: đường đơn, các axit amin, axit béo, glixêrin Câu 18: Kể tên một số bệnh về đường tiêu hóa? Nêu các biện pháp vệ sinh hệ tiêu hóa? - Bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, viêm loét dạ dày và tá tràng . - Biện pháp (gợi ý): + Vệ sinh răng miệng đúng cách. + Ăn uống hợp vệ sinh. + Khẩu phần ăn hợp lí. + Ăn uống đúng cách. (nêu thêm các biện pháp khác nếu có)
  5. Câu 19: Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này? Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể Trao đổi chất ở cấp độ tế bào Trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô Trao đổi vật chất giữa tế bào và môi hấp, bài tiết với mội trường ngoài trường trong Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh oxi từ môi trường, thải khí cacbonic và dưỡng và oxi, tế bào thải vào máu khí sản phẩm bài tiết. cacbonic và sản phẩm bài tiết. Mối quan hệ: - Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacbonic để thải ra môi trường. - Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất - Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.