Hướng dân ôn tập phần đã học môn Ngữ văn 7

pptx 17 trang minh70 3710
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dân ôn tập phần đã học môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxhuong_dan_on_tap_phan_da_hoc_mon_ngu_van_7.pptx

Nội dung text: Hướng dân ôn tập phần đã học môn Ngữ văn 7

  1. GV: Vũ Thị Hảo Trường THCS Xuân Vân,YS,TQ
  2. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 – HỌC KỲ II (NGHỈ DỊCH COVID – 19) PHẦN I: VĂN BẢN PHẦN II: TIẾNG VIỆT PHẦN III: TẬP LÀM VĂN
  3. ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN B1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. B2: Tục ngữ về con người và xã hội. I. Khái niệm về tục ngữ: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, có hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. II. Nội dung và nghệ thuật của tục ngữ: Đọc các câu tục ngữ xác định nội dung và nghệ thuật?
  4. Đọc các câu tục ngữ xác định nội dung và nghệ thuật? a. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. b. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống c. Một mặt người bằng mười mặt của. d. Học ăn, học nói, học gói, học mở. e. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
  5. ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN Xác định nội dung và nghệ thuật của tục ngữ? a. Nội dung: Đúc kết kinh nghiệm về thiên nhiên, về lao động Sản xuất, về cuộc sống con người và về xã hội. b. Nghệ thuật: Có cấu tạo ngắn gọn, thường có hai vế, ổn định, có nhịp điệu, có hình ảnh, Sử dụng hình so sánh, ẩn dụ, thường có nhiều lớp nghĩa. So sánh tục ngữ với ca dao?
  6. So sánh tục ngữ với ca dao? * Giống nhau: Đều là văn học dân gian. Có cấu tạo ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình ảnh, Sử dụng hình so sánh, ẩn dụ * Khác nhau: Ca dao Tục ngữ Để ca ngợi, bộc lộ tâm Đúc kết kinh nghiệm tư tình cảm của con trong mọi lĩnh vực. người trong đời sống.
  7. Bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) KIẾN THỨC CẦN NHỚ • Xác định Thể loại của văn bản: Nghị luận • Bố cục của văn bản: gồm 3 phần. • Chỉ ra hệ thống luận điểm trong văn bản? (Trong luận điểm chính có 4 luận điểm phụ) - Xác định nội dung văn bản? (Xem lại luận điểm). - Xác định đặc sắc nghệ thuật? - Nêu ý nghĩa của văn bản?
  8. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Nhắc lại kiến thức Tiếng Việt đã học trong kỳ II? Rút gọn câu Câu đặc biệt - Thuộc - hiểu Khái niệm, lấy được ví dụ. - Tác dụng của từng loại câu? Nhận biết và phân tích được câu có trong đoạn? - So sánh hai loại câu trên với nhau? - Viết được đoạn văn có sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt, sau đó chỉ ra tác dụng của các câu trong đoạn văn? ,
  9. Xác định đâu là câu rút gọn, câu đặc biệt trong các ví dụ sau: Đại dịch Covid – 19 thật là nguy hiểm. Đó là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona gây ra. Tốc độ lây lan thật khủng khiếp. Từ Vũ Hán Trung Quốc đã lan sang 210 quốc gia. Trong đó có hơn 2,8 triệu người mắc, có 196.972 người đã tử vong. Đến ngày 25 tháng 4 năm 2020, Việt Nam còn 50/270 người nhiễm, không có người tử vong. Được như vậy là nhờ đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Chính phủ và tinh thần đoàn kết của dân tộc. Thủ tướng kêu gọi: Chống dịch như chống giặc. Đúng! Điều đó, làm cả thế giới tự hào về Việt Nam! Việt Nam ơi! Cố lên!
  10. ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Nghị luận là bàn luận một vấn đề bằng cách giải thích, phân Nghị luận là gì? tích, nhận xét, đánh giá đề xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm tư tưởng nào đó. Viết văn nghị luận để làm gì? Văn nghị luận viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục -> Giải quyết một vấn đề.
  11. Nêu đặc điểm của văn nghị luận? Là tư tưởng quan điểm của bài văn được dùng bằng câu khẳng định Bài thuyết phục.
  12. Đề văn nghị luận thường có đặc điểm gì? - Đề văn nghị luận thường nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết phải bày tỏ quan điểm của mình. Tính chất của đề văn nghị luận có ý nghĩa gì đối với việc làm bài? - Tính chất của đề: ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, phản bác, nên phải vận dụng các phương cho phù hợp. Muốn viết được bài văn luận hoàn chỉnh ta phải đi qua những bước nào? Nhiệm vụ của các bước đó?,
  13. Muốn viết được bài văn luận hoàn chỉnh ta phải đi qua 5 bước: 1. Tìm hiểu đề. 2. Lập ý. 3. Lập dàn ý. 4. Viết bài. 5. Đọc và sử bài
  14. Trước khi viết bài ta phải tìm hiểu đề. Vậy tìm hiểu đề là làm gì? Mục đích của việc tìm hiểu đề?, 1. Tìm hiểu đề: là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận, tránh sai lệch Sau khi xác định được yêu cầu của đề ta phải tìm ý. Lập ý ch bài ăn nghị luận là làm gì? 2. Lập ý: Xác định luận điểm, cụ thể hoá luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn. Lập dàn ý (bố cục) của bài văn nghị luận? Nêu rõ nhiệm vụ từng phần?
  15. 3. Lập dàn ý (Bố cục) bài văn nghị luận gồm ba phần: (SGK/31) a. Mở bài: nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hôi (luận điểm xuất phất, tổng quát). b. Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn nhỏ là một luận điểm phụ). c. Kết luận: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. Các phương pháp lập luận trong bài nghị luận: Lập luận như: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, theo quan hệ tổng – phân – hợp, so sánh đối chiếu (Xem VB: “Tinh thần yêu nước ”, Học cơ bản mới ” (SGK/31) và bài “Sự giàu đep của ”
  16. Củng cố - hướng dẫn học: Xem lại kiến thức đã học của 3 phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập Làm Văn. Đọc lại các ví dụ trong mỗi bài để hiểu bài sâu hơn. Cần hiểu rõ mối quan hệ của 3 phân môn: - Văn bản: hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa. - Tiếng Việt: hiểu nghĩa của từ, cấu tạo của từ, các từ loại, các biện pháp tu từ cấu tạo của câu, của đoạn văn, các phép liên kết câu với câu, đoạn văn với đoạn văn - Tập làm văn: hiểu rõ đặc điểm của từng thể loại, vân dụng kiến thức văn bản, Tiếng Việt để tạo lập được văn bản (bài văn).