Kế hoạch bài dạy Lịch sử 12 - Bài: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1973)

doc 8 trang Hải Hòa 12/03/2024 490
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử 12 - Bài: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1973)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lich_su_12_bai_nhat_ban_sau_chien_tranh_the.doc

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Lịch sử 12 - Bài: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1973)

  1. Chuyên đề Lịch Sử 12 – Chương trình 2018 NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY. Bài Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1973) - Thời kì tăng trưởng cao về kinh tế (1952-1973) (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực – Sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu về “sự thần kì” kinh tế của Nhật Bản. – Giải thích được nguyên nhân dẫn đến “sự thần kì” kinh tế của Nhật Bản. – Phân tích được nét chính về tình hình chính trị – xã hội Nhật Bản trong những năm 1952 – 1973. - Kết hợp được ngôn ngữ và các phương tiện, thiết bị học tập đa dạng để trình bày sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm và thảo luận chung ở lớp. 2. Về phẩm chất - Thể hiện trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng, phát triển đất nước, cũng như đối với sự phát triển chung của thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Hình ảnh đất nước Nhật Bản sau chiến tranh. - Hình ảnh, tư liệu về sự phát triển kinh tế, KHKT của Nhật Bản - Tư liệu về tình hình chính trị – xã hội của Nhật Bản - Sách giáo khoa lịch sử 12. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động 1. Mở đầu (5 phút) a/ Mục tiêu: Với việc quan sát một số hình ảnh về thảm họa bom nguyên tử ở hai thành phố Hirosima và Nagazaki, học sinh được tái hiện lại kiến thức về nước Nhật trong chiến tranh thế giới hai. Kích thích sự tìm hiểu của học sinh về câu hỏi “làm thế nào Nhật có thể vươn mình ra khỏi sự đổ nát để phát triển mạnh mẽ?" b/ Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân - Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS: Học sinh đọc đoạn tư liệu và quan sát tranh, trả lời câu hỏi sau: Tư liệu : “Từ 1960 đến 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản là 10,8%, từ 1970 đến 1973 tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn các nước phát triển khác. Năm 1968, Kinh tế Nhật Bản vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản ( sau Mĩ). 1
  2. Nhật đầu hàng đồng minh Hirôsima sau chiến tranh TGII Hình 21: Cầu Sêtô Ôhasi Câu 1. Đoạn tư liệu, hình ảnh trên phản ánh điều gì? Câu 2. Em biết gì về các nội dung đó ? Câu 3. Mối quan hệ giữa các hình ảnh và đoạn tư liệu trên? - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh bằng kiến thức đã học, quan sát tranh, đọc tư liệu và những hiểu biết của mình trả lời câu hỏi vào phiếu cá nhân. Câu 1: 2
  3. - Hình 1,2: Nhật Bản là nước bại trện trong chiến tranh thế giới thứ hai, phải chịu hậu quả nặng nề. - Đoạn tư liệu và hình 3: Sự phát triển kinh tế, KHKT của Nhật Bản. Câu 2, 3: Trình bày theo hiểu biết của mình - Báo cáo thảo luận: GV chọn một số học sinh hoàn thành sớm nhất nhiệm vụ, trình bày sản phẩm, mời các học sinh khác góp ý, bổ sung. Giáo viên nhận xét sản phẩm trình bày của học sinh và chốt ý - Kết luận, nhận định: GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS, chốt ý để làm tình huống kết nối vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 (20 phút). a/ Mục tiêu: HS trình bày được sự phát triển kinh tế , chính trị- xã hội của Nhật Bản từ 1952-1973. Lí giải được nguyên nhân phát triển của kinh tế Nhật Bản. b/ Tổ chức thực hiện: Hoạt động nhóm. - Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ, đọc thông tin SGK để trả lời các câu hỏi sau: 1. Những biểu hiện nào cho thấy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. 3
  4. 2. Vì sao sự phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn này được đánh giá là thần kì? 3. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó? - Thực hiện hiện nhiệm vụ Qui trình thảo luận nhóm: - Lớp chia thành 4 nhóm: mỗi nhóm 8 học sinh gồm 1 nhóm trưởng , thư kí. - Học sinh sử dụng đọc SGK hình ảnh tư liệu GV cung cấp để hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trong 5 phút. - Nhóm trưởng mời lần lượt các thành viên hoặc một vài bạn trong nhóm chia sẻ sản phẩm, tổ chức tập hợp ý kiến các thành viên. Thứ ký viết thành sản phẩm chung của nhóm, cử đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm trước lớp (5 phút) Thư kí sử dụng bảng kiểm để đánh giá các thành viên trong quá trình làm việc( Phụ lục) Sản phẩm: 1. Tốc độ tăng trưởng cao, nhiều năm đạt hai con số; vươn lên trở thành cường quốc kinh tế tư bản đứng thứ hai thế giới; trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới. 2. Là một nước bại trận, từ đống đổ nát sau chiến tranh, Nhật vươn lên . (so với những thuận lợi của Mỹ). 3. HS trình bày trên cơ sở nắm được 6 nguyên nhân trong SGK (không cầm sách đọc). - Báo cáo, thảo luận: (1) GV cho 4 nhóm trưng bày sản phẩm, chọn 1 hoặc 2 nhóm giới thiệu sản phẩm của mình và các nhóm đặt câu hỏi và bổ sung thêm. (2) GV tiếp tục tổ chức để HS chiếm lĩnh kiến thức thông qua các câu hỏi mở rộng như: Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong sự phát triển của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản? GV mời HS trả lời câu hỏi, và yêu cầu các HS khác bổ sung - Kết luận, nhận định: GV kết luận sản phẩm và bổ sung: - Từ 1945-1950, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ, kinh tế Nhật Bản và Tây Âu phục hồi sau chiến tranh. Từ những năm 70, Nhật Bản cùng Tây Âu và Mĩ trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Từ 1973, do tác động của khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật Bản, Mĩ và Tây Âu đều lâm vào khủng hoảng, suy thoái. - So sánh rút ra nguyên nhân chung và riêng so với Mĩ và Tây Âu 3. Hoạt động 3: Phân tích tìm ra nguyên nhân quyết định dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản (10 phút). a/ Mục tiêu: phân tích để tìm ra nguyên nhân quyết định cho sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản b/ Tổ chức thực hiện: Học sinh làm nhóm sau đó thống nhất cả lớp. - Chuyển giao nhiệm vụ: 4
  5. GV chia cả lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc SGK kết hợp quan sát hình ảnh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: Nguyên nhân quyết định dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản? Vì sao? - Thực hiện nhiệm vụ: Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm bao gồm các thành phần: Nhóm trưởng, thư kí, thành viên Tài liệu: SGK, hình ảnh GV Trình chiếu Hoạt động cá nhân (5 phút). - Sản phẩm: Phiếu cá nhân Hoạt động nhóm (5 phút) - Sản phẩm: Bảng phụ - Học sinh tự suy nghĩ trả lời theo hiểu biết của bản thân vào phiếu cá nhân. - Sau khi hoàn thành sản phẩm cá nhân, nhóm trưởng tổ chức thống nhất ý kiến chung để thư kí ghi vào bảng nhóm. - Giáo viên quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của cả lớp kịp thời hỗ trợ và điều chỉnh Thư kí sử dụng bảng kiểm để đánh giá các thành viên trong quá trình làm việc ( Phụ lục) Sản phẩm: 1. Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quí nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu, vì: + Sự phát triển về KHKT là bài học kinh nghiệm giúp các nước đang phát triển nhận rõ vai trò quan trọng của cuộc cách mạng KHKT trong việc xây dựng nền kinh tế của mình, trong đó yếu tố cơ bản là giáo dục, vì con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế, con người được coi là công nghệ cao nhất để tiến đến nền kinh tế tri thức. + Con người Nhật Bản có những nét riêng: - Luôn làm việc theo mục tiêu đã định. - Tôn trọng thứ bậc và địa vị, rất coi trọng tôn ti trật tự. - Cần cù và có tinh thần trách nhiệm cao. - Yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ. - Tinh tế, khiêm nhường. - Trong kinh doanh người Nhật rất trọng chữ tín và phát triển mối làm ăn lâu dài. - Báo cáo, thảo luận: - Các nhóm trưng bày sản phẩm nhóm - Giáo viên gọi từ 1 đến 2 nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình. - Cho nhóm khác nhận xét bổ sung. 5
  6. - Giáo viên đánh giá hoạt động học của các nhóm và chốt kiến thức đưa ra sản phẩm dự kiến. - Các nhóm so sánh sản phẩm dự kiến để đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tự bổ sung vào sản phẩm các nhân - Kết luận, nhận định: GV chốt sản phẩm. 4. Hoạt động 4 (5 phút): Luyện tập: a/ Mục tiêu: Giúp cho hs khái quát được sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ 1952-1973 và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó b/ Tổ chức thực hiện: HS làm cá nhân. - Chuyển giao nhiệm vụ: GV phát phiếu học tập và tổ chức cho HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập: Khái quát được sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ 1952-1973 và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoàn thành phiếu học tập. GV theo dõi và hướng dẫn. Sản phẩm - Sau Chiến tranh Nhật Bản gần như đổ nát hoàn toàn. - Năm 1950 kinh tế Nhật bản được khôi phục. - Từ 1952 đến 1970, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn trên thế giới. - Sáu nguyên nhân phát triển - Báo cáo, thảo luận: GV mời 2, 3 HS báo cáo; GV yêu cầu các cá nhân còn lại đối chiếu kết quả nhận xét, bổ sung ý kiến. - Kết luận, nhận định: GV nhận xét, khái quát nội dung kiến thức đã học 4. Vận dụng : a/ Mục tiêu - Thể hiện nhận định trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng, phát triển đất nước, cũng như đối với sự phát triển chung của thế giới. b/Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân - Chuyển giao nhiệm vụ: Gv giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu và viết một bài luận khoảng 1 trang giấy A4 nộp lại cho giáo viên tuần sau: + Viết bài luận về nhân tố con người trong sự phát triển của kinh tế và đất nước. + Bản thân có thể học hỏi được gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản để phát triển đất nước - Thực hiện nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài học tham khảo tài liệu và thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Sản phẩm: - Học sinh viết bài luận đảm bảo các ý: - Nhân tố con người là khâu quyết định sự phát triển của đất nước. - Con người Nhật Bản. Liên hệ với Việt Nam. 6
  7. - Báo cáo, thảo luận: GV lựa chọn một số bài tiêu biểu để báo cáo trước lớp trong tiết học sau. - Kết luận, nhận định: GV nhận xét các câu trả lời, khái quát lại nội dung kiến thức đã học và dẫn dắt chuyển sang hoạt động tiếp theo. PHỤ LỤC: PHIẾU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM Tên sản phẩm: 1. Tìm hiểu nguyên nhân các cuộc chiến tranh thế giới 2. Hậu quả và tác động của hai chiến tranh thế giới NHÓM ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ: NHÓM ĐÁNH GIÁ: NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Thang Người đánh giá điểm Nhóm Nhóm GV thực đánh đánh hiện giá giá 1. Ý tưởng 15 Độc đáo, sáng tạo, sắp xếp hợp lý. 15 Hay, sáng tạo, nhưng sắp xếp chưa hợp lý. 10 Thiếu ý tưởng sáng tạo, sắp xếp rời rạc. 5 2. Nội dung 40 Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục, thuyết 40 phục Chính xác, đầy đủ, nhưng chưa thuyết phục 30 Thiếu chính xác, chưa đầy đủ, thiếu thuyết 10 phục 3. Hình thức 15 Phong phú, bố cục hợp lí, không có lỗi chính 15 tả. 7
  8. Phong phú, bố cục hợp lí, có sai lỗi chính tả. 10 Phong phú, bố cục chưa hợp lí, sai lỗi chính tả. 5 4. Cách thức trình bày 15 Các thành viên nhóm phối hợp trình bày, có 10 tính thuyết phục, hấp dẫn, hợp lí về thời gian. Các thành viên nhóm phối hợp trình bày, thuyết phục, hấp dẫn. Thời gian giữa các phần 7 chưa hợp lí. Đại diện nhóm trình bày, ít thuyết phục, hấp 5 dẫn. Thừa hoặc thiếu thời gian. 5. Nhận xét, góp ý, trả lời hoặc phản hồi 15 giữa các nhóm Nhóm nhận xét, góp ý hay, không trùng lặp các 15 nhóm, trả lời câu hỏi thuyết phục. Nhóm nhận xét, góp ý hay, ít trùng lặp các 10 nhóm, trả lời câu hỏi tương đối thuyết phục. Nhóm nhận xét, góp ý không hay, thường trùng 5 lặp các nhóm, trả lời câu hỏi chưa thuyết phục. 8