Kiềm tra 15 phút môn Ngữ văn

doc 11 trang minh70 5930
Bạn đang xem tài liệu "Kiềm tra 15 phút môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_15_phut_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Kiềm tra 15 phút môn Ngữ văn

  1. KIỀM TRA 15 PHÚT- THÁNG 9 _ _ _ * _ _ _ Đề: Câu 1: Nêu nguyên nhân, diễn biến và kết quả cuộc chiến giữa hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh( 7,0 điểm) Câu 2: Cho biết ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh ( 3,0 điểm) - Hết - Đáp án: Câu 1: HS nêu được nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến của Sơn Tinh, Thủy Tinh ( 3,0 điểm) - Vua Hùng kén rễ - Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng đến cầu hôn. Cả hai đều có tài cao, phép lạ. - Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương. Thủy Tinh nổi giận, đem quân đánh Sơn Tinh HS nêu được diễn biến và kết quả cuộc chiến của Sơn Tinh, Thủy Tinh ( 4,0 điểm) - Thủy Tinh: hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông. - Sơn Tinh: bốc đồi, dời núi, dựng thành lũy đất, ngăn dòng nước lũ. - Kết quả: Thủy Tinh thua, rút quân về. Câu 2: HS nêu đúng ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh ( 3,0 điểm) Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thưở các vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. > > > & < < <
  2. KIỂM TRA 15 PHÚT- THÁNG 11 _ _ _ * _ _ _ Đề: Câu 1: Nêu những sự việc chính trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. ( 7,0 điểm) Câu 2: Nêu ý nghĩa của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.( 3,0 điểm) - Hết - Đáp án: Câu 1: HS nêu được những những sự việc chính trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. ( 7,0 điểm) - Ếch sống lâu ngày trong một cái giếng; - Xung quanh chỉ có một vài loài vật bé nhỏ; - Hằng ngày , ếch cất tiếng kêu làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. -> Tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. - Trời mưa to, nước trong giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài và nó bị con trâu đi qua giẫm bẹp -> kết cục bi thảm của sự kiêu ngạo, chủ quan Câu 2: HS nêu được ý nghĩa của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng( 3,0 điểm) Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. > > > & < < <
  3. KIỂM TRA 15 PHÚT- THÁNG 10 _ _ _ * _ _ _ Đề: Câu 1: Nêu những thử thách mà nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích Thạch Sanh đã trải qua . Qua đó, em thấy nhân vật Thạch Sanh có những phẩm chất gì? ( 7,0 điểm) Câu 2: Cho biết ý nghĩa của truyện cổ tích Thạch Sanh.( 3,0 điểm) - Hết - Đáp án: Câu 1: - HS nêu được những thử thách mà nhân vật Thạch Sanh đã trải qua . ( 4,0 điểm) + Bị mẹ Con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng. Thạch Sanh diệt chằn tinh; + Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang; + Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. + Hoàng tử mười tám nước chư hầu kéo quân sang đánh. - HS nêu được những phẩm chất của nhân vật Thạch Sanh ( 3,0 điểm) Thật thà, chất phác, dũng cảm, tài năng, lòng nhân đạo, yêu hòa bình Câu 2: HS nêu được ý nghĩa của truyện cổ tích Thạch Sanh ( 3,0 điểm) Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện. > > > & < < <
  4. KIỀM TRA 15 PHÚT- THÁNG 11 _ _ _ * _ _ _ Đề: Câu 1: Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ minh họa.( 6,0 điểm) Câu 2: Xác định phần trước, phần trung tâm, phần sau của các cụm danh từ sau đây: ( 4,0 điểm) a/ một túp lều nát b/ một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ - Hết - Đáp án: Câu 1: HS nêu được khái niệm cụm danh từ ( 4,0 điểm) Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. HS nêu được ví dụ minh họa đúng ( 2,0 điểm) Câu 2: HS xác định đúng phần trước, phần trung tâm, phần sau của các cụm danh từ ( 4,0 điểm) a/ một/ túp lều /nát ( 2,0 điểm) Pt Ptt Ps b/ một/ con yêu tinh/ ở trên núi, có nhiều phép lạ( 2,0 điểm) Pt Ptt Ps > > > & < < <
  5. KIỂM TRA 15 PHÚT- THÁNG 12 Lớp 6 _ _ _ * _ _ _ Đề: Câu 1: Xác định chỉ từ trong những câu sau đây và cho biết chức vụ của các chỉ từ đó .( 6,0 điểm) a/ Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên Vương. ( Bánh chưng, bánh giầy) b/ Đó là một điều chắc chắn. ( Hồ Chí Minh) c/ Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. ( Bánh chưng, bánh giầy) Câu 2: Đặt hai câu trong đó có sử dụng chỉ từ .( 4,0 điểm) - Hết - Đáp án: Câu 1: HS xác định đúng chỉ từ và nêu được chức vụ của các chỉ từ: ( 6,0 điểm) a/ Chỉ từ: ấy. Chức vụ: làm phụ ngữ trong cụm danh từ.( 2,0 điểm) b/ Chỉ từ: Đó. Chức vụ: làm chủ ngữ trong câu. ( 2,0 điểm) c/ Chỉ từ: đấy. Chức vụ: làm trạng ngữ trong câu. ( 2,0 điểm) Câu 2: ( 4,0 điểm) Học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, có sử dụng chỉ từ thích hợp . Mỗi câu 2,0 điểm. > > > & < < <
  6. KIỂM TRA 15 PHÚT- THÁNG 01 _ _ _ * _ _ _ Đề: Câu 1: Ngoại hình của nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí ) được miêu tả như thế nào? ( 6,0 điểm) Câu 2: Nêu ý nghĩa của văn bản Bài học đường đời đầu tiên ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí ) .( 4,0 điểm) - Hết - Đáp án: Câu 1: Ngoại hình của nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí ) được miêu tả: ( 6,0 điểm) + Càng mẫm bóng + Vuốt nhọn hoắt, + Đầu nổi từng tảng + Răng đen nhánh + Râu dài uốn cong. => Vẻ đẹp cường tráng Câu 2: Ý nghĩa của văn bản Bài học đường đời đầu tiên ( 4,0 điểm) Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. > > > & < < <
  7. KIỂM TRA 15 PHÚT- THÁNG 02 _ _ _ * _ _ _ Đề: Câu 1: So sánh có mấy kiểu? Kể tên và cho ví dụ minh họa. ( 5,0 điểm) Câu 2: So sánh có tác dụng như thế nào.( 2,0 điểm) Câu 3: Xác định kiểu so sánh trong các câu sau đây: ( 3,0 điểm) a/ Mẹ là quê hương. b/ Bạn An không cao bằng bạn Minh. c/ Anh em như thể chân tay. - Hết - Đáp án: Câu 1: HS trả lời đúng: So sánh có hai kiểu: ( 1,0 điểm) - So sánh ngang bằng ( 1,0 điểm) - So sánh không ngang bằng( 1,0 điểm) Câu 2: HS nêu được tác dụng của phép so sánh ( 2,0 điểm) So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Câu 3: HS xác định đúng kiểu so sánh : a/ So sánh ngang bằng ( ( 1,0 điểm) b/ So sánh không ngang bằng ( ( 1,0 điểm) c/ So sánh ngang bằng ( ( 1,0 điểm) > > > & < < <
  8. KIỂM TRA 15 PHÚT- THÁNG 02 (KHỐI 6) _ _ _ * _ _ _ Đề: Câu 1: Nêu từ so sánh và xác định kiểu so sánh trong các câu sau đây: ( 6,0 điểm) a/ Trẻ em như búp trên cành. (Hồ Chí Minh) b/ Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. ( Trần Quốc Minh) c/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. ( Trần Quốc Minh) Câu 2: Đặt hai câu trong đó có sử dụng phép so sánh ( 4,0 điểm). - Hết - Đáp án: Câu 1: HS nêu đúng từ so sánh và xác định đúng kiểu so sánh : a/ Từ so sánh: như ( 1,0 điểm) . Kiểu so sánh ngang bằng ( 1,0 điểm) b/ Từ so sánh: Chẳng bằng ( 1,0 điểm) . Kiểu so sánh không ngang bằng ( 1,0 điểm) c/ Từ so sánh: là ( 1,0 điểm) . Kiểu so sánh ngang bằng ( 1,0 điểm) Câu 2: ( 4,0 điểm) Học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, có sử dụng phép so sánh thích hợp .( Mỗi câu 2,0 điểm) > > > & < < <
  9. KIỂM TRA 15 PHÚT- THÁNG 03 _ _ _ * _ _ _ Đề: Câu 1: Hoán dụ là gì? Cho một ví dụ minh họa. ( 4,0 điểm) Câu 2: Xác định kiểu hoán dụ trong các câu sau đây: ( 3,0 điểm) a/ Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. b/ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người. c/ Vì sao Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh. - Hết - Đáp án: Câu 1: HS trả lời đúng khái niệm hoán dụ: ( 2,0 điểm) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Hs nêu được ví dụ đúng : ( 2,0 điểm) Câu 2: HS xác định đúng kiểu hoán dụ : a/ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật ( 2,0 điểm) b/ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng ( 2,0 điểm) c/ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng ( 2,0 điểm) > > > & < < <
  10. KIỂM TRA 15 PHÚT- THÁNG 03 _ _ _ * _ _ _ Đề: Câu 1: Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ sau: ( 6,0 điểm) a/ Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. ( Hoàng Trung Thông) b/ Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. ( Tố Hữu) c/ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người. ( Hồ Chí Minh ) Câu 2: Hoán dụ có mấy kiểu? Xác định kiểu hoán dụ trong những câu sau đây: ( 4,0 điểm) Vì sao Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh. ( Tố Hữu) - Hết - Đáp án: Câu 1: HS chỉ ra được phép hoán dụ trong những câu thơ: ( 6,0 điểm) a/ Bàn tay ta ( 2,0 điểm) b/ Áo chàm ( 2,0 điểm) c/ mười năm, trăm năm ( 2,0 điểm) Câu 2: Hs nêu được hoán dụ có 4 kiểu ( 2,0 điểm) HS xác định đúng kiểu hoán dụ : Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng ( 2,0 điểm) > > > & < < <
  11. KIỂM TRA 15 PHÚT- THÁNG 04 _ _ _ * _ _ _ Đề: Câu 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau: ( 6,0 điểm) a/ Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn. ( Thép Mới) b/ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. ( Nguyễn Tuân) c/ Phú ông mừng lắm. ( Sọ Dừa ) Câu 2: Đặt câu theo yêu cầu sau:( 4,0 điểm) a/ Một câu miêu tả. b/ Một câu tồn tại. - Hết - Đáp án: Câu 1: HS xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu ( 6,0 điểm) a/ Bóng tre / trùm lên làng bản, xóm thôn. ( 2,0 điểm) C V b/ Mặt trời/ nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. ( 2,0 điểm) C V c/ Phú ông/ mừng lắm.( 2,0 điểm) C V Câu 2: Hs đặt câu đúng theo yêu cầu :( 4,0 điểm) a/ Một câu miêu tả.( 2,0 điểm) b/ Một câu tồn tại. ( 2,0 điểm) > > > & < < <