Ôn luyện học sinh giỏi Lớp 3 - Chuyên đề Cấu tạo, phân tích số

doc 5 trang Hải Hòa 09/03/2024 1290
Bạn đang xem tài liệu "Ôn luyện học sinh giỏi Lớp 3 - Chuyên đề Cấu tạo, phân tích số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_luyen_hoc_sinh_gioi_lop_3_chuyen_de_cau_tao_phan_tich_so.doc

Nội dung text: Ôn luyện học sinh giỏi Lớp 3 - Chuyên đề Cấu tạo, phân tích số

  1. CHUYÊN ĐỀ CẤU TẠO, PHÂN TÍCH SỐ I. Những kiến thức cần nhớ: 1. Một số tự nhiên luôn được cấu tạo từ các chữ số: 0, 1, 2, ,9. Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên lớn nhất. - Các số có tận cùng bằng 0, 2, , 8 là số chẵn - Các số có tận cùng bằng 1, 3, , 9 là số lẻ 2. Phân tích cấu tạo số: ab = a x 10 + b ( a>0) abc = a x 100 + b x 10 + c = ab x 10 + c 3. Hai số tự nhiên liên tiếp (đứng liền nhau) hơn kém nhau 1 đơn vị. - Hai số tự nhiên lẻ hoặc chẵn liên tiếp nhau hơn kém nhau 2 đơn vị. 4. Quy tắc so sánh số tự nhiên: - Số tự nhiên nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. - Nếu 2 số đó có cũng chữ số thì số nào có chữ số kể từ bên trái lớn hơn thì lớn hơn( so sánh theo hàng đơn vị) II. Các dạng toán thường gặp: Dạng 1: Viết số tự nhiên từ những chữ số cho trước. Ví dụ: Cho bố số: 0, 2, 6, 9. a. Viết được tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số. b. Viết được tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau từ bốn số đã cho. c. Tìm số lớn nhất, nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau từ bốn số đã cho. d. Tìm số lẻ, chẵn lớn nhất có 3 chữ số khác nhau từ bốn số đã cho. Giải: - Điều kiện bài toán: Hàng trăm của số tự nhiên số có 3 chữ số > 0 a. - Lần lượt chọn các chữ số từ hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị như sau: + Hàng trăm có 3 cách lựa chọn số( theo điều kiện bài toán)
  2. + Hàng chục có 4 cách lựa chọn số( vì ko phân biệt các số lựa chọn có giống có giống với số của hàng trăm hay ko). + Hàng đơn vị có 4 cách lựa chọn(vì ko phân biệt các số lựa chọn có giống có giống với số của hàng trăm, hàng chục hay ko). - Vậy có tất cả các số được việt là: 3 x 4 x 4 = 48 ( số) b. - Lần lượt chọn các chữ số từ hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị như sau: + Hàng trăm có 3 cách lựa chọn số( theo điều kiện bài toán) + Hàng chục có 3 cách lựa chọn số( vì 3 chữ số được chọn phải khác với số hàng trăm đã được chọn). + Hàng đơn vị có 2 cách lựa chọn(vì 2 chữ số được chọn phải khác với số hàng trăm, hàng chục đã được chọn). - Vậy có tất cả các số được việt là: 3 x 3 x 2 = 18 ( số). c. - Theo bài ra thì: 0 0 và 2 nhỏ nhất trong ba chữ số còn lại) - Chữ số hàng chục là 0( 0 nhỏ nhất trong ba chữ số còn lại). - Chữ số hàng đơn vị là 6( 6 nhỏ nhất trong ba chữ số còn lại). d. Tương tự c.
  3. Số chẵn lớn nhất: 962. Số lẻ lớn nhất: 629. Dạng 2: Các bài toán phân tích số. Ví dụ 1: Tìm 1 số tự nhiên có 2 chữ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 9 vào bên trái ta được 1 số lớn gấp 13 lần số đã cho. Giải: Gọi số phải tìm là ab ( a>0). Viết thêm chữ số 9 vào bên trái số đã cho ta được số mới là 9ab Theo bài ra ta có: 9ab = 13 x ab . Ta phân tích cấu tạo số của cả 2 vế ta được 900 + ab= 13 x ab. Bớt ab cả ở 2 vế ta có: 900 = 12 x ab . ab = 900: 12 = 75. Số cần tìm là: 75. Ví dụ 2: Tìm số có 2 chữ số. Biết rằng nếu thêm chữ số 3 vào bên phải của số ta được số mới hơn số cũ 759 đơn vị. Giải Gọi ab là số phải tìm( a>0) Do thêm 3 vào bên phải ta được số mới: ab3 Theo bài ra ta có: ab3 = ab + 759 ab x 10 + 3 = ab + 759. Bớt cả hai vế (ab + 3) đơn vị ta được ab x 9 = 756 ab = 756 : 9 = 84 Số cần tìm là 84 Dạng 3: Những bài toán về xét các chữ số tận cùng của số. Một số lưu ý trong dạng toán:
  4. - Chữ số tận cùng của 1 tổng = tổng các chữ số tận cùng của mỗi số trong tổng đó. - Chữ số tận cùng của 1 tích = tích các chữ số tận cùng của mỗi số trong tích đó. - Tổng 1 + 2 +3 + + 9 có chữ số tận cùng là 5. - Tích 1 x 3 x 5 x 7 x 9 có chữ số tận cùng là 5 ( các số lẻ nhân với 5 luôn tận cùng là 5). - Tích 2 x 4 x 6 x 8 x 5 có chữ số tận cùng là 0( các số chẵn nhân với 5 luôn tận cùng là 0) - Tích a x a thì không thể tận cùng là 2; 3; 7; 8. Ví dụ 1: Không là tích hãy cho biết chữ số tận cũng của mỗi kết quả sau: a. ( 11+ 12 + + 19) – ( 1 + 2 + 3 + + 9) b. 21 x 23 x 25 x 27 x 29 – 12 x 14 x 15 x 16 x 18 Giải a. chữ số tận cùng của tổng: ( 11 + 12 + + 19) và ( 1+ 2 + 3 + .+ 9)đều bằng chữ tận cũng của tổng 1 + 2 + + 9 và bằng 5. Nên tận cùng của hiệu là 0. b. Xét tích 21 x 23 x 25 x 27 x 29 sẽ có chữ số tận cùng bằng tích của 1 x 3 x 5x 7x9 và là 5 Xét tích 12 x 14 x 15 x 16 x 18 sẽ có chữ số tận cùng bằng tích của 2 x 4 x 5 x 6 x 8 và là 0 Vậy tận cùng của hiệu của 2 tích là: 5 Ví dụ 2: Không đặt tích, hãy cho biết kết quả nào đúng hoặc sai. a. 136 x 136 – 84 = 1090 Giải Ta thấy 136 x 136 có tận cùng là 6 mà 6 – 4 = 2 mà kết quả của phép tích lại có tận cùng là 0. Vì vậy phép tích trên là sai.
  5. BÀI TẬP TỰ GIẢI: 1. Cho 4 chữ số: 3, 5, 6, 7 Từ 4 chữ số trên có thể lập được tất cả bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau. 2. Tìm một số có 2 chữ số, biết rằng nếu viết thêm số 21 vào bên trái ta được số mới gấp 31 lần số phải tìm 3. Tìm 1 số có 2 chữ số, biết rằng nếu thêm chữ số 5 vào bên phải số đã cho được số mới hơn số đa cho 230 đơn vị 4. không làm tính hãy cho biết số tận cùng của kết quả sau: a. ( 1999 + 2378 + 4545 + 7956) – ( 315 + 598 + 736 + 89) b. 56 x 66 x 76 x 86 – 51 x 61 x 71 x 81 5. Không làm tính hãy cho biết kết quả của những phép tính dưới đây đúng hay sai? Giải thích. a. abc x abc – 853447 = 0 b. 11 x 21 x 31 x 41 – 19 x 25 x 37 = 110