Ôn luyện học sinh giỏi Lớp 3 - Chuyên đề Đọc, viết số

doc 3 trang Hải Hòa 09/03/2024 570
Bạn đang xem tài liệu "Ôn luyện học sinh giỏi Lớp 3 - Chuyên đề Đọc, viết số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_luyen_hoc_sinh_gioi_lop_3_chuyen_de_doc_viet_so.doc

Nội dung text: Ôn luyện học sinh giỏi Lớp 3 - Chuyên đề Đọc, viết số

  1. CHUYÊN ĐỀ: ĐỌC, VIẾT SỐ I. Đọc số Để đọc đúng số tự nhiên, học sinh phải nắm được cách đọc số: - Tách số thành các lớp, mỗi lớp 3 hàng theo thứ tự từ phải sang trái. - Đọc số dựa vào cách đọc số có ba chữ số kết hợp với đọc tên lớp đó (trừ lớp đơn vị). Ví dụ: Số: 123 456 789 triệu nghìn đơn vị Đọc số: Một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm tám mươi chín. 1. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 1. - Đọc là “một” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1. Ví dụ: 201: Hai trăm linh một. 811: Tám trăm mười một. 6827901: Sáu triệu tám trăm hai mươi bảy nghìn chín trăm linh một. - Đọc là “mốt” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2, nhỏ hơn hoặc bằng 9. (đọc là “mốt” khi kết hợp với từ “mươi” liền trước). Ví dụ: 6381: Sáu nghìn ba trăm tám mươi mốt. 50621: Năm mươi nghìn sáu trăm hai mươi mốt. 608561: Sáu trăm linh tám nghìn năm trăm sáu mươi mốt. 2. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 4. - Đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1. Ví dụ: 3204: Ba nghìn hai trăm linh bốn.
  2. 89514: Tám mươi chín nghìn năm trăm mười bốn. 6281304: Sáu triệu hai trăm tám mươi mốt nghìn ba trăm linh bốn. - Đọc là “tư” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2, nhỏ hơn hoặc bằng 9. (đọc là “tư” khi kết hợp với từ “mươi” liền trước). Ví dụ: 324: Ba trăm hai mươi tư. (Ba trăm hai mươi bốn) 1944: Một nghìn chín trăm bốn mươi tư. (Một nghìn chín trăm bốn mươi bốn) 9764: Chín nghìn bảy trăm sáu mươi tư. (* Lưu ý: Có thể đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục bằng 2 hoặc 4). 3- Trường hợp số có chữ số tận cùng là 5. - Đọc là “lăm” khi chữ số hàng chục lớn hơn 0, nhỏ hơn hoặc bằng 9. (đọc là “lăm” khi kết hợp với từ “mươi” hoặc “mười” liền trước). Ví dụ: 1115: Một nghìn một trăm mười lăm. 5555: Năm nghìn năm trăm năm mươi lăm. 20395: Hai mươi nghìn ba trăm chín mươi lăm. - Đọc là “năm” khi hàng chục bằng 0 hoặc khi kết hợp với từ chỉ tên hàng, từ “mươi” liền sau. Ví dụ: 6805: Sáu nghìn tám trăm linh năm. 687586: Sáu trăm tám mươi bảy nghìn năm trăm tám mươi sáu. 505155: Năm trăm linh năm nghìn một trăm năm mươi lăm. II. Viết số: Để viết đúng số tự nhiên, học sinh phải nắm được cách viết số: - Viết số theo từng lớp (từ trái sang phải). - Viết đúng theo thứ tự các hàng từ cao xuống thấp. 1- Viết số theo lời đọc cho trước.
  3. - Xác định các lớp. (chữ chỉ tên lớp). - Xác định số thuộc lớp đó. (nhóm chữ bên trái tên lớp). (Lưu ý: khi đọc số không đọc tên lớp đơn vị nên nhóm chữ bên phải lớp nghìn là nhóm chữ ghi lời đọc số thuộc lớp đơn vị.). Ví dụ: Viết số sau: - Năm mươi sáu triệu chín trăm mười hai nghìn ba trăm bốn mươi bảy. => Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau: - Năm mươi sáu triệu chín trăm mười hai nghìn ba trăm bốn mươi bảy. 56 (tên lớp) 912 (tên lớp) 347 => Viết số: 56 912 347 Ví dụ : + Viết số, biết số đó gồm:1 trăm triệu, 8 triệu, 5 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 3 nghìn, 9 chục và 8 đơn vị. => Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau: + Liệt kê các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé. trăm triệu chục triệu triệu trăm nghìn chục nghìn nghìn trăm chục đơn vị 1 0 8 5 6 3 0 9 8 1 trăm triệu 8 triệu 5 trăm nghìn 6 chục nghìn 3 nghìn 9 chục 8 đơn vị. + Xác định giá trị các hàng rồi viết vào hàng đó các giá trị tương ứng. => Viết số: 108 563 098