Ôn tập Luyện từ và câu Lớp 3 - Chủ đề: Biện pháp so sánh

pdf 8 trang Hải Hòa 08/03/2024 610
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Luyện từ và câu Lớp 3 - Chủ đề: Biện pháp so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfon_tap_luyen_tu_va_cau_lop_3_chu_de_bien_phap_so_sanh.pdf

Nội dung text: Ôn tập Luyện từ và câu Lớp 3 - Chủ đề: Biện pháp so sánh

  1. Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai Zalo: 0973368102 BÀI TẬP VỀ BIỆN PHÁP SO SÁNH (lớp 3, 4) Bài tập 1: Tìm hình ảnh so sánh dựa trên các nhóm từ sau a. Nhóm từ chỉ hoạt động: - Cười - Nói - Khóc b. Nhóm từ chỉ màu sắc: - Trắng - Xanh - Đỏ c. Nhóm từ chỉ tính chất - Đẹp - Khỏe - Nhanh Đáp án gợi ý: a. Nhóm từ chỉ hoạt động: - Cười: cười như nắc nẻ, cười như pháo nổ, cười như mếu, - Nói: nói như sáo, nói như vẹt, nói như trạng Qùnh - Khóc: khóc như mưa, khóc như cha chết,
  2. b. Nhóm từ chỉ màu sắc: Trắng: trắng như bông, trắng như tuyết, trắng như vôi, - Xanh: xanh như tàu lá chuối, xanh như nước biển, - Đỏ: đỏ như gấc, đỏ như son, đỏ như máu, đỏ như cà chua, đỏ như ớt, c. Nhóm từ chỉ tính chất - Đẹp: đẹp như tiên, đẹp như hoa, đẹp như tranh, đẹp như mơ - Khỏe: khỏe như voi, khỏe như trâu, khỏe như lực sĩ, - Nhanh: nhanh như chớp, nhanh như cắt, nhanh như sóc, nhanh như gió Bài tập 2: Quan sát từng bức tranh dưới đây và viết các câu có hình ảnh so sánh
  3. Bài tập 3: Gạch cân dưới các hình ảnh so sánh trong các câu ca dao dưới đây: a. Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Có cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng. b. Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi, bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần! c. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. d. Con gập lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
  4. Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Bài tập 4: Tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao có hình ảnh so sánh: a. Nói về tình cảm người thân trong gia đình . . . . b. Nói về các con vật . . . .
  5. Bài tập 5: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Các sự vật này (trong từng cặp so sánh) có điểm gì giống nhau? a) Sương trắng viền quanh núi Như một chiếc khăn bông + Sự vật được so sánh: . . + Giống nhau: b) Trăng ơi từ đâu đến Hay từ biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi. + Sự vật được so sánh: . . + Giống nhau: c) Bà em ở làng quê Lưng còng như dấu hỏi + Sự vật được so sánh: . . + Giống nhau: Bài tập 6: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng trong từng câu dưới đây: a) Mùa xuân lá bàng mới nảy trông như b) Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như .
  6. c) Tán lá bàng xoè ra giống . d) Cành bàng trụi lá trông như . .
  7. Bài tập 7: Viết lại các câu văn sau sao cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh. a) Mặt trời mới mọc đỏ ối. b) Con sông quê em quanh co uốn khúc. c) Mặt biển phẳng lặng mênh mông. d) Tiếng mưa rơi ầm ầm xáo động cả một vùng quê yên bình. Bài tập 8: Viết lại các hình ảnh so sánh và các từ so sánh trong các câu văn sau: a) Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn lộng lẫy nhiều tầng. b) Những chùm hoa sấu trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Bài tập 9: Đọc đoạn thơ sau: Chân ngựa như sắt thép Luôn săn đuổi quân thù Vó ngựa như có mắt Chẳng vấp ngã bao giờ. a. Viết lại những hình ảnh so sánh trong khổ thơ trên: b. Diễn đạt lại bài thơ theo hình thức văn xuôi và có sử dụng phép so sánh
  8. . Bài tập 10: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau: a) Trên cao nhìn xuống, dòng sông như một tấm gương sáng loá. b) Trông xa, đồng cỏ giống như một tấm thảm nhung xanh ngắt. c) Dòng suối uốn lượn như một dải lụa mềm mại. d) Hoa phượng nở đỏ rực như một quầng lửa trên phố. Bài tập 11. Trong các câu sau đây, những sự vật nào được so sánh với nhau? Giữa chúng có điểm gì giống nhau? a) Cái trống to như một chiếc vại lớn, đặt sừng sững trên một cái giá cao. b) Tiếng đàn tơ-rưng khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo. c) Đối với tuổi trẻ Tây Nguyên, nhà Rông như cái tổ chim êm ấm. d) Ngọn cau xoè ra như chiếc ô để ngược, còn nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên trời. Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai Zalo: 0973368102 LINK XEM THỬ TÀI LIỆU HAY BẬC TIỂU HỌC (nhấp vào link) jJpvxV?usp=sharing