Ôn tập Ngữ văn 6

ppt 24 trang minh70 4670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppton_tap_ngu_van_6.ppt

Nội dung text: Ôn tập Ngữ văn 6

  1. Giáo viên: Hoàng Thị Hương
  2. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 1. VĂN BẢN 2. TIẾNG VIỆT 3. TẬP LÀM VĂN
  3. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A. VĂN BẢN: I. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. 1. Nhân vật Dế Mèn:
  4. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 Bức chân dung tự họa của Dế Mèn Hình dáng Hành động Suy nghĩ - chàng dế thanh niên - đạp phanh phách - Tôi tợn lắm. cường tráng + càng: mẫm bóng - vũ lên phành phạch - Tôi cho là tôi giỏi + vuốt: cứng, nhọn hoắt - nhai ngoàm ngoạp - Tôi tưởng: lầm cử + cánh: dài tận chấm đuôi chỉ ngông cuồng là tài một màu nâu bóng mỡ - trịnh trọng vuốt râu ba, càng tưởng tôi là + đầu: to, rất bướng - cà khịa, quát nạt, đá tay ghê gớm, có thể + răng: đen nhánh ghẹo sắp đứng đầu thiên + râu: dài, cong hạ rồi. => Dế Mèn khỏe Dế Mèn kiêu căng tự phụ, xem mạnh, cường tráng, thường mọi người, hung hăng hống có vẻ đẹp hùng dũng hách, xốc nổi. của con nhà võ.
  5. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 DẾ CHOẮT VÀ DẾ MÈN
  6. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A. VĂN BẢN: I. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. 1. Nhân vật Dế Mèn: 2. Bài học đường đời đầu tiên
  7. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 * So *sánh S Dế Mèn và Dế Choắt theo gợi ý sau: NỘI DUNG DẾ MÈN DẾ CHOẮT Ngoại hình Tính cách
  8. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A. VĂN BẢN: I. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. 1. Nhân vật Dế Mèn: 2. Bài học đường đời đầu tiên - Dế Mèn trêu chị Cốc => thích thú, kiêu căng - Khi chị Cốc mổ Dế Choắt => sợ hãi - Dế Choắt chết => hốt hoảng, thương xót và ân hận Dế Mèn đã rút ra được bài học: Không nên có thói hung hăng, bậy bạ, trêu trọc người khác vô cớ và không nên ích kỉ sẽ mang tai vạ cho cho chính mình và cho người khác.
  9. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A. VĂN BẢN: I. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. 1. Nhân vật Dế Mèn: 2. Bài học đường đời đầu tiên 3. Bài tập: Ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.
  10. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A. VĂN BẢN: I. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. 1. Nhân vật Dế Mèn: 2. Bài học đường đời đầu tiên 3. Bài tập: •Hướng dẫn: Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, kể theo ngôi thứ nhất, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. * Gợi ý: -Mở đoạn: Dế Mèn đứng trước mộ Dế Choắt, suy nghĩ về hành động dại dột của mình. -Thân đoạn: + Kể lại sự việc trước và sau khi gây ra cái chết oan uổng của Dế Choắt + Day dứt, ân hận về trò nghịch dại của mình. + Thương xót khi Dế Choắt bị chết + Xin Dế Choắt tha thứ - Kết đoạn: Rút ra bài học cho bản thân và lời hứa
  11. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A. VĂN BẢN: B. TIẾNG VIỆT I. Các biện pháp tu từ: 1. So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 2. Nhân hoá: là cách gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng bằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả con người làm cho đồ vật cây cói trở nên gần gũi với con người . 3. Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 4. Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  12. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A. VĂN BẢN: B. TIẾNG VIỆT I. Các biện pháp tu từ: II. Phân loại:
  13. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 1/ Các kiểu so sánh: 2/ Các kiểu nhân hóa: - So sáng ngang bằng: - Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự “Người là cha, là bác, là anh vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” Chị gió, [Sáng tháng Năm – Tố Hữu] - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính - So sánh không ngang bằng: chất của người để chỉ hoạt động tính chất “Con đi trăm núi ngàn khe của vật: Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Con đi đánh giặc mười năm [Tây Tiến – Quang Dũng] Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”- Trò chuyện với vật như với người: [Bầm ơi – Tố Hữu] “Trâu ơi ta bảo trâu này (Ca dao)
  14. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 3/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp: + Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” [Truyện Kiều – Nguyễn Du] => hoa lựu màu đỏ như lửa + Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” [ca dao] => ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động + Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” [ca dao] => thuyền – người con trai; bến – người con gái + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Ngoài thêm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” [Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]
  15. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 4/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp: + Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể: “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” [Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông] + Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng: “Vì sao trái đất nặng ân tình, Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh” [Tố Hữu] + Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật: “Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” [Việt Bắc - Tố Hữu] + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
  16. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 II. Phân loại: - So sánh ngang bằng 1. So sánh: 2 loại - So sánh không ngang bằng - Gọi vật bằng những từ ngữ vốn gọi người - Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con 2. Nhân hóa: 3 loại người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. - Trò chuyện xưng hô với vật như với người - Ẩn dụ hình thức - Ẩn dụ cách thức 3. Ẩn dụ: 4 loại - Ẩn dụ phẩm chất - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng 4. Hoán dụ: 4 loại - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
  17. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A. VĂN BẢN: B. TIẾNG VIỆT: I. Các biện pháp tu từ: II. Phân loại: III. Bài tập: 1. Tìm 5 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ có sử dụng biện pháp so sánh 1. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 2. Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 3. Thương người như thể thương thân 4. Lừ đừ như ông từ vào đền 5. Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
  18. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A. VĂN BẢN: B. TIẾNG VIỆT C. TẬP LÀM VĂN: Ôn tập về văn miêu tả
  19. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A. VĂN BẢN: B. TIẾNG VIỆT C. TẬP LÀM VĂN: Ôn tập về văn miêu tả
  20. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. =>Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi
  21. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A. VĂN BẢN: B. TIẾNG VIỆT C. TẬP LÀM VĂN: 1. Khái niệm văn miêu tả: Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
  22. BUỔI 1: ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A. VĂN BẢN: B. TIẾNG VIỆT C. TẬP LÀM VĂN: 1. Khái niệm văn miêu tả: 2. Bài tập: * Lựa chọn các hình ảnh, chi tiết tiêu biểu của mùa đông. +Quang cảnh: Bầu trời âm u, nhiều mây, cây lá xơ xác, + Thời tiết lạnh, khô (gió, cảm giác khi chạm vào nước lạnh, da, ). + Con người: Mặc quần áo dày, đốt lò sưởi,
  23. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ -Học thuộc khái niệm các biện pháp tu từ và lấy ví dụ minh hoạ -Tìm hiểu bài “Sông nước Cà Mau” - Cách làm bài văn miêu tả
  24. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ -Học thuộc khái niệm các biện pháp tu từ và lấy ví dụ minh hoạ -Tìm hiểu bài “Sông nước Cà Mau” - Cách làm bài văn miêu tả