SKKN Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn Tin học
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_bao_cao_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_giang_da.doc
Nội dung text: SKKN Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn Tin học
- Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC Họ và tên: Trần Thị Huyền Môn giảng dạy: Tin học 6, 7, 9 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Bí thư chi đoàn Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung Năm học 2022 - 2023 GV: Trần Thị Huyền 1 Trường THCS Quang Trung
- Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học MỤC LỤC Nội dung Trang A. Đặt vấn đề 3 B. NỘI DUNG 5 I. Mục tiêu: 5 II. Mô tả giải pháp của đề tài: 5 1. Các biện pháp tiến hành: 5 1.1. Biện pháp 1: Trực quan hoá thông tin dạy học. 5 1.2: Biện pháp 2: Tạo những tác nhân kích thích trực quan thông qua 7 biểu trưng ngôn ngữ, biểu trưng đồ họa, biểu trưng tranh ảnh. 1.2.1 Dạy học trực quan bằng biểu trưng ngôn ngữ. 7 1.2.2 Dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ họa. 8 1.2.3 Dạy học trực quan bằng biểu trưng hình ảnh 8 1.2.4. Kết hợp các loại hình trực quan. 11 1.3. Biện pháp 3: Xây dựng các kĩ năng, thực hành. 13 1.3.1. Kĩ năng nhận biết tính năng các loại biểu tượng. 13 1.3.2. Rèn luyện kĩ năng thao tác trên máy 14 1.4. Biện pháp 4: Sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý phòng máy (Netop 14 School và mạng LAN). 2. Khả năng áp dụng 14 3. Lợi ích kinh tế- xã hội 14 C. Kết luận: 15 1.Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp. 15 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp. 16 3 Những bài học kinh nghiệm 16 4. Kiến nghị: 16 16 16 17 GV: Trần Thị Huyền 2 Trường THCS Quang Trung
- Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học A. Đặt vấn đề. Thực hiện theo chủ đề năm học “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, việc đổi mới giáo dục trong nhà trường đã trở thành nền nếp sâu rộng từ đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương pháp dạy học, đặc biệt là chú trọng đến đối tượng dạy học. Phần lớn giáo viên đứng lớp đã thích nghi với chương trình, phương pháp mới nhất là sử dụng, khai thác triệt để tác dụng thiết bị thực hành, của trang thiết bị, phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh, thiết bị thí nghiệm - thực hành, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng. Xuất phát từ cuộc vận động ứng dụng đẩy mạnh công nghệ thông tin vào dạy học của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt là bộ môn Tin học là một môn khoa học công cụ, tri thức và kỹ năng Tin học được áp dụng rộng rãi, hỗ trợ đắc lực cho rất nhiều ngành khoa học khác nhau trong hầu hết lĩnh vực của đời sống và là một phần không thể thiếu của trình độ văn hóa phổ thông của con người trong thời đại mới. Bởi vậy dạy tin học cho học sinh không chỉ truyền thụ nội dung đơn giản, mà phải hướng cho học sinh những nhận thức, những hiểu biết ngang tầm thời đại... Do hạn chế về nhiều mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ giáo viên... mà đôi khi phương pháp dạy học đã không tận dụng hết những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, để truyền tải nhiều thông tin cho người học một cách trực quan nên chất lượng dạy và học có mặt hạn chế. Sự thành công của một tiết dạy ngoài phương pháp giảng dạy của giáo viên và cách học của học sinh, còn cần sự có mặt của đồ dùng, phương tiện, thiết bị và phần mềm dạy học. Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp và nghiên cứu các ứng dụng của thiết bị và phần mềm dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng đó bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp hữu ích góp phần trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Tin học lớp 6. Để nâng cao chất lượng môn tin học nói chung và tin học 6 nói riêng tôi đã đăng kí nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng dạy học môn tin học 6 bằng phương pháp dạy học trực quan”, đề ra một số biện pháp về việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan với đồ dùng dạy học đó là máy chiếu (Projecter hoặc Tivi màn hình lớn), các phần mềm dạy học (Netop school, Violet..), tranh ảnh, biểu tượng... mà bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công tại đơn vị trường THCS Quang Trung. 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết. Môn tin học là bộ môn gắn liền với máy tính và các thiết bị, phần mềm tin học. Đây là bộ môn có ứng dụng nhiều công nghệ mới, thiết bị mới và đặt biệt cần có nhiều chi phí để để mua sắm trang thiết bị học tập. Phần lớn học sinh chưa có đủ điều kiện để tự trang bị cho mình các đồ dùng học tập cần thiết. Chính vì vậy việc học tập môn tin học chỉ dừng lại ở mức độ học lý thuyết sẽ khiến các em khó hiểu và khó nắm bắt, ghi nhớ kiến thức. . Bên cạnh đó, trong bộ môn tin học còn có nhiều thuật ngữ chuyên môn có sử dụng cả ngôn ngữ Tiếng Việt và ngôn ngữ tiếng Anh. Để giải quyết vấn đề trên ta cần kết hợp giữa việc học lí thuyết với thực hành với sử dụng các GV: Trần Thị Huyền 3 Trường THCS Quang Trung
- Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học hình ảnh minh họa trực quan giảng dạy để học sinh dễ nhận biết , ghi nhớ và nắm bắt các kiến thức hơn. Qua các năm giảng dạy bộ môn Tin học lớp 6, tôi nhận thấy rằng nếu truyền thụ tri thức chỉ thông qua lời nói thì học sinh cảm thấy mệt mỏi, không có hứng thú trong học tập, việc tiếp thu bài giảng của học sinh không cao. Khi sử dụng phương tiện trực quan trong bài giảng giúp học sinh dễ dàng tiếp thu và tham gia bài giảng một cách tích cực và chủ động. Phương tiện dạy học vừa điều khiển nhận thức một cách sinh động, vừa là nguồn tri thức phong phú để lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng. Phương pháp dạy học trực quan là một trong những phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức thông qua quan sát. Tuy vậy, trong quá trình dạy học một số học sinh vẫn chưa chú ý đến sự hướng dẫn của giáo viên nên việc chiếm lĩnh kiến thức vẫn còn thụ động. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học một cách thích hợp, linh hoạt khai thác và vận dụng tốt các phương tiện sẽ kích thích được hứng thú tư duy của học sinh. Việc khai thác tốt các hình ảnh và mô hình đưa ra thông qua phương pháp dạy học trực quan trong quá trình dạy học không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, dự đoán, so sánh, khái quát, kỹ năng vận dụng để học sinh nâng cao kỹ năng kiến thức và có hứng thú hơn đối với môn học. Một thực tế khác là ý thức học tập của một số học sinh chưa cao, chưa thực sự hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn luyện yếu hoặc chỉ biết đến máy tính như một công cụ giải trí. Qua điều tra khảo sát về cả lí thuyết và thực hành tôi tiến hành đã thu được kết quả như sau: Tổng Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % 6a6 38 7 18 5 13 8 21 13 34 5 13 6a7 40 4 10 5 12 11 27 16 40 4 10 6a8 39 4 10 14 36 4 10 15 39 2 5 Qua kết quả khảo sát thì đa số các em nắm kiến thức lí thuyết còn yếu, các em hay quên và chưa vận dụng vào thực hành được nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên. Tỉ lệ yếu kém còn cao: chiếm 45% Từ thực tế trên và bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Tin học luôn suy nghĩ phải đưa ra những giải pháp như thế nào để các em nắm lí thuyết chắc hơn nhớ lâu hơn và vận dụng vào thực hành tốt hơn. Sau một thời gian suy nghĩ tiến hành thực nghiệm tôi đã thu được những kết quả rất tốt sau đây tôi xin đề ra một số giải pháp sử dụng các dụng cụ trực quan trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tin học lớp 6. GV: Trần Thị Huyền 4 Trường THCS Quang Trung
- Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tiễn giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tin học của học sinh, giúp các em vừa ôn luyện được kiến thức cũ, phát hiện nội dung kiến thức mới. Từ đó các em lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú, say mê học tập, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài -Học sinh lớp 6 trường THCS Tam Quan Bắc -Trong quá trình giảng dạy môn tin học trung học cơ sở quyển 1 dành cho học sinh khối lớp 6. -Năm học 2013– 2014 và 2015– 2016 II. Phương pháp tiến hành -Phương pháp khảo sát thực tiễn. -Phương pháp kiểm tra đánh giá. -Phương pháp thống kê. B. NỘI DUNG I. Mục tiêu Nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nâng cao chất lượng dạy và học môn tin học trong nhà trườn, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6 mới bước vào trường chưa quen với nề nếp và phương pháp học tập mới. II. Mô tả giải pháp của đề tài 1. Các biện pháp tiến hành: 1.1. Biện pháp 1: Trực quan hoá thông tin dạy học. Trực quan hoá thông tin dạy học là một quá trình thông qua đó người học tri giác các tài liệu học tập dưới dạng các biểu trưng hình ảnh, âm thanh, mô hình, vật thật... với sự hỗ trợ của dụng cụ trực quan. Dụng cụ trực quan được sử dụng trong môi trường học tập như trong dạy học, giáo dục qua mạng dựa trên cơ sở máy tính... dụng cụ trực quan có thể được sử dụng hiệu quả để giảng dạy các sự kiện, các chỉ dẫn, các quá trình và các khái niệm trừu tượng mà chúng thường khó nhớ, khó hiểu. Các mục tiêu dạy học có thể thực hiện tốt nếu biết phát huy thông qua công cụ trực quan. Có thể nói dụng cụ trực quan có nhiều thuận lợi hơn hẳn so với dạy học bằng ngôn ngữ: Chứa nhiều thông tin và tổ chức thuận lợi các thông tin trong cùng một vị trí, làm đơn giản các khái niệm, làm sáng tỏ các chi tiết của một khái niệm dựa trên ngôn ngữ trừu tượng. Đặc biệt là tranh ảnh trực quan làm tăng khả năng tiếp nhận và ghi nhớ trong học tập đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục. Từ những ưu điểm trên, tôi nhận thấy nếu áp dụng vào dạy học nhờ dụng cụ trực quan là đèn chiếu, tranh ảnh, biểu tượng.... vào dạy Tin học có hiệu quả rất cao. Trước khi sử dụng dụng cụ trực quan cho một bài học thì trước hết giáo viên cần xác định bài nào cần dụng cụ trực quan và những dụng cụ trực quan đó là gì phục vụ cho những đơn vị kiến thức nào trong bài học. Tiếp đến là công tác chuẩn bị với dụng cụ trực quan. GV: Trần Thị Huyền 5 Trường THCS Quang Trung
- Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học Ví dụ dạy bài: “Máy tính và phần mềm máy tính” cần chuẩn bị những đồ dùng trực quan khi giới thiệu cấu trúc chung của máy tính điển tử như: bộ xử lí trung tâm (CPU), thanh RAM, các ổ đĩa các thiết bị lưu giữ thông tin như USB, đĩa mềm, đĩa CD, DVD... hay hình ảnh của một số loại máy vi tính trong thực tế bằng cách chụp bởi tranh ảnh hoặc các dụng cụ trực quan thiết thực như thế HS mới nhớ lâu và thấy trong thực tế có thể gọi tên dụng cụ trực quan chính xác. Đèn chiếu tương đối dễ sử dụng và việc chuẩn bị cho việc dạy học với đèn chiếu tương đối dễ dàng, ít tốn thời gian. Tuy nhiên để sử dụng đèn chiếu thì phải có sự chuẩn bị kiến thức và các nội dung kiến thức cần trình chiếu. Nội dung đưa lên máy chiếu phải rõ ràng chính xác và phải có máy vi tính. Chẳng hạn: khi nói đến máy tính hoặc máy in thì ta đưa hình ảnh minh họa, bằng quan sát trực quan như thế học sinh sẽ ghi nhớ kiết thức tốt nhất. Sau bài dạy tôi tiến hành kiểm tra nhận thức của học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút. Kết quả thu được: Tổng Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % 6a6 38 8 21 7 18 11 29 12 32 6a7 40 6 15 7 18 14 35 13 32 6a8 39 6 15 15 38 8 21 10 26 * Hiệu quả của biện pháp 1: Sau khi áp dụng một số ví dụ vào đề tài, số học sinh biết phân biệt các thiết bị của máy tính tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ khá giỏi đã được nâng lên so với chất lượng khảo sát đầu năm học: Tăng 9% Tỉ lệ yếu kém giảm: 17% Tuy nhiên một số học sinh vẫn chưa xác định đúng các vị trí thiết bị, .... Như vậy bước đầu việc vận dụng kiến thức, kĩ năng của các em vào làm bài tập thực hành đã có hiệu quả rõ rệt. GV: Trần Thị Huyền 6 Trường THCS Quang Trung
- Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học 1.2: Biện pháp 2: Tạo những tác nhân kích thích trực quan thông qua biểu trưng ngôn ngữ, biểu trưng đồ họa, biểu trưng tranh ảnh. Muốn sử dụng phương pháp dạy học này thành công thì việc đầu tiên người thầy phải làm là thiết kế các thông điệp trực quan đòi hỏi nhiều sức lực và trí lực nhưng lại là công việc đem lại nhiều lợi ích. Việc thiết kế các tài liệu dạy học trực quan mới có thể tạo nên sự thay đổi, và khi người học chú ý sẽ cho nhiều điều bổ ích. Người thiết kế phải quan tâm tới khía cạnh giảng dạy, tính trực giác và đặc biệt quan tâm tới những kĩ năng học tập của học sinh trong nghiên cứu và thực hành. Người giáo viên phải biết phân tích chọn lựa các loại hình trực quan sao cho phù hợp với nội dung bài học. 1.2.1 Dạy học trực quan bằng biểu trưng ngôn ngữ. Biểu trưng ngôn ngữ được tạo ra từ chữ viết dưới dạng một từ đơn lẻ hoặc câu hoàn chỉnh dùng đặt tên đối tượng, định nghĩa, mô tả đối tượng. Thường khi dạy các bài học lý thuyết tôi thường sử dụng loại biểu trưng trực quan bằng ngôn ngữ. Ví dụ: Dạy bài “Máy tính và phần mềm máy tính” giáo viên chiếu sơ đồ cấu trúc chung của máy tính điện tử lên màn hình rồi yêu cầu học sinh quan sát và cho biết máy tính điện tự gồm những phần nào. Sau đó giáo viên chỉ vào từng đối tượng trên sơ đồ và giới thiệu lần lượt các khái niệm của các thành phần trong cấu trúc máy tính. Ví dụ dạy bài “Định dạng văn bản”, thì đưa lên màn hình các bước thực hiện định dạng Font như sau: Bước 1. Chọn khối văn bản cần định dạng Bước 2. Click Format \ Font Bước 3. Hộp thọai Font xuất hiện chọn Font + Font: chọn phông chữ + Font Style: kiểu chữ + Size : cở chữ + Font color: màu chữ + Underline Style: đường gạch chân GV: Trần Thị Huyền 7 Trường THCS Quang Trung
- Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học + Underline Color: màu đường gạch chân + Effects: các hiệu ứng + Preview: khung hiển thị Bước 4. Click OK Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi liên quan: ? Nêu các bước để định dạng văn bản phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ bằng menu lệnh (HS chỉ cần quan sát màn hình và nêu được các bước cần định dạng phông chữ ) ? Thao tác quan trọng nhất trong định dạng văn bản là gì (HS chọn phần văn bản cần định dạng) 1.2.2 Dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ họa. Biểu trưng đồ họa được tạo ra bằng nhiều cách, đồ họa liên quan với hình ảnh, đồ họa liên quan với khái niệm, đồ họa tuỳ ý... Việc dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ họa trong Tin học giúp người học có thể thao tác nhanh các bước thực hành - đây là yêu cầu cần đạt của người học Tin học, dựa vào các biểu trưng đồ họa này học sinh có thể phát hiện ra khái niệm, ý nghĩa của nó. .. Chẳng hạn khi dạy bài “Làm quen với soạn thảo văn bản” giáo viên cần cho học sinh làm quen với việc sao chép, di chuyển, cắt (xoá)... nhanh qua các biểu tượng. Giáo viên đưa các biểu tượng Tương tự bài “Chỉnh sửa văn bản” giáo viên đưa các biểu tượng ? Hãy nêu tên các biểu tượng trên và tính năng của các biểu tượng Dạy bài “Định dạng văn bản” ngoài việc định dạng văn bản bằng menu lệnh giáo viên cần cho học sinh định dạng văn bản thông qua các biểu tượng sau. HS nhìn vào biểu tượng và nêu chức năng của các biểu trượng từ đó các em nắm chắc hơn kiến thức lí thuyết để vận dụng vào làm thực hành tốt hơn. * Dạy bài “Trình bày trang văn bản và in” ngoài việc dùng lệnh in, xem văn bản bằng menu lệnh thì có thể in, xem văn bản thông qua các biểu tượng sau. 1.2.3 Dạy học trực quan bằng biểu trưng hình ảnh Biểu trưng hình ảnh được tạo ra như ảnh chụp, tranh minh họa, tranh vẽ. Tất cả đều phản ánh sự vật và ý nghĩa dưới dạng các biểu trưng cụ thể và mang tính hiện thực cao, người học có khả năng phiên dịch các biểu trưng hình ảnh thành các vật tương tự trong thế giới hiện thực. Khi dạy bài “Máy tính điện tử” ta có thể sử dụng một số ảnh, ảnh minh họa về máy tính, một số thiết bị của máy tính như đĩa mềm, USB ổ cứng, để học sinh quan sát và phân biệt. GV: Trần Thị Huyền 8 Trường THCS Quang Trung
- Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học Giáo viên cần giải thích cho học sinh: Có rất nhiều kiểu dáng và hình thức khác nhau nhưng cấu tạo thì tương tự nhau, chuột có 3 nút bấm chính. Điều này lam cho các em dễ dàng nhận biết được chuột máy tính mà các em không bị ngỡ ngàng khi gặp phải loại chuột có kiểu dáng khác nhau. Giáo viên giới thiệu thêm một số thiết bị liên quan khác như thẻ nhớ là một thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trong điện thoại, máy ảnh, máy quay kỹ thuật số Thiết bị nhớ USB cũng có nhiều kiểu dán khác nhau GV: Trần Thị Huyền 9 Trường THCS Quang Trung
- Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học Đặc biết là khi giới thiệu về một số thiết bị như Ram, Chíp, đĩa cứng, main của máy tính, nếu không có hình ảnh trực quan thì học sinh sẽ không hiểu được và chỉ hiểu mơ hồ, làm cho các em không có hứng thú học, giáo viên có thể đưa một số hình ảnh để học sinh nhận biết. Ram máy tính Chíp máy tính Đĩa cứng Main máy tính GV: Trần Thị Huyền 10 Trường THCS Quang Trung