SKKN Nâng cao nhận thức về hình ảnh người phụ nữ trong ca dao ở chương trình Ngữ văn 7 tại Trường THCS Gia Phù

doc 19 trang minh70 5880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao nhận thức về hình ảnh người phụ nữ trong ca dao ở chương trình Ngữ văn 7 tại Trường THCS Gia Phù", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_nhan_thuc_ve_hinh_anh_nguoi_phu_nu_trong_ca_da.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao nhận thức về hình ảnh người phụ nữ trong ca dao ở chương trình Ngữ văn 7 tại Trường THCS Gia Phù

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÙ YÊN TRƯỜNG THCS GIA PHÙ  Nâng cao nhận thức về hình ảnh người phụ nữ trong ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 tại Trường THCS Gia Phù Người Thực hiện: NguyÔn ThÞ T×nh Đơn vị: Trường THCS Gia Phù Gia Phù, tháng 4 năm 2011 0
  2. MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Cơ sở lí luận của vấn đề 4 2. Thực trạng vấn đề 12 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 13 4. Hiệu quả của SKKN 13 III. PHẦN KẾT LUẬN 14. 1
  3. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm. Trong nền văn học thế giới nói chung cũng như văn học Việt Nam nói riêng ở thời đại nào, thời kì nào cũng có những tác phẩm xuất sắc đề cập, phản ánh về nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Từ những đặc sắc của thế giới tự nhiên đến những khía cạnh đa dạng nhiều chiều của thế giới con người cả về cái tích cực lẫn cái tiêu cực. Trong văn học có rất nhiều hình tượng được đề cập đến, một trong những hình tượng được đề cập đến trong tất cả các thời kì văn học, có ý nghĩa và thành công nhất là hình tượng người phụ nữ. Qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kì văn học hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật phong phú, đa dạng như đã từng tồn tại trong cuộc sống. Ở mỗi giai đoạn văn học ấy hình ảnh về họ có những nét khác biệt về cuộc sống, về nhận thức nhưng nhìn một cách khái quát ta vẫn thấy ở họ có những nét tương đồng. Thời đại ngày nay việc "bình đẳng giới" trên toàn cầu là điều không còn xa lạ; vai trò, vị trí người phụ nữ được tôn vinh và nhìn nhận bằng một thái độ tích cực với tất cả những gì họ cống hiến. Song để có được điều đó là cả một quá trình, một thời gian dài của lịch sử đấu tranh chống áp bức, cường quyền, chống lễ giáo phong kiến và những hủ tục lạc hậu trong xã hội cũ. Nhìn nhận và đánh giá về người phụ nữ trong xã hội xưa là cả một vấn đề phức tạp, rộng lớn, vì thế trong khuôn khổ của SKKN này tôi chỉ đề cập đến 1 phần rất nhỏ về người phụ nữ trong xã hội cũ ở mảng văn học dân gian mà cụ thể là ca dao. Trong văn học dân gian hình ảnh người phụ nữ được phản ánh rất nhiều và hiện lên vô cùng sinh động. Đi theo ca dao Việt Nam ta như hiểu được tất cả tấm lòng, tính cách và toàn bộ những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ. Người phụ nữ được phản ánh trong ca dao là những con người có tình cảm sắt son, chung thuỷ, có tấm lòng nhân ái vị tha, có tâm hồn trong sáng thật thà song dưới chế độ phong kiến họ cũng là nạn nhân của nhiều 2
  4. tầng áp bức và là hạng người đau khổ nhất. Đời sống của họ đầy rẫy những sự chịu đựng và đau khổ. Họ không được làm chủ bản thân, làm chủ gia đình, làm chủ xã hội, họ rơi vào những cảnh đời ngang trái : cảnh sầu thảm, cảnh goá bụa, cảnh mòn mỏi đợi chồng Vì thế trong ca dao tiếng hát của người phụ nữ trước hết là tiếng hát thở than về số phận đau khổ của mình dưới chế độ phong kiến. Sống trong xã hội ngày nay, để giáo dục thế hệ trẻ thấy được điều đó, hiểu những bất công mà người phụ nữ phải gánh chịu (ở 1 thời kì đã qua từ hàng ngàn năm trước trong lịch sử) là một việc làm vô cùng ý nghĩa và thiết thực nhằm mục đích giúp các em hiểu đúng về thân phận của họ đồng thời có cái nhìn cảm thông đầy trân trọng, tin yêu đối với họ. Chính vì vậy tôi đã chọn hình ảnh người phụ nữ trong cao dao làm đối tượng viết SKKN này với mục đích trình bày lại vấn đề theo một bố cục hợp lí để người đọc có thể hình dung lại, có cái nhìn khái quát nhất, chính xác nhất, cụ thể nhất để vận dụng nó trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về hình tượng người phụ nữ. 2. Mục đích nghiên cứu. Văn học Việt Nam đã phản ánh những cái riêng nhất và rất độc đáo về người phụ nữ trong các giai đoạn văn học và từng thời kì vì vậy nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã đề cập đến vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên trong khuôn khổ của SKKN này tôi chỉ dẫn ra một vàíy kiến có tính chất tiêu biểu mà nội dung của nó gần gũi với nội dung mà chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 7 nêu ra trong phần học về ca dao để các em thấy được hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa đã phải chịu đựng những nỗi thống khổ nào, từ đó so sánh với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay để nhìn nhận một cách đúng mực về vai trò, vị trí người phụ nữ, thiết nghĩ đó cũng là một cách giúp bản thân tôi cũng như học sinh hiểu sâu sắc hơn một vấn đề văn học có ý nghĩa và thấm đẫm tinh thần nhân văn của cuộc sống. 3
  5. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao - dân ca sách "Tục ngữ, ca dao, dân ca" của Vũ Ngọc Phan Nhà xuất bản Khoa học in lần thứ hai đã khái quát được tất cả số phận của người phụ nữ trong xã hội, dù bị ép duyên, bị đối xử tệ bạc họ muốn thoát khỏi chốn đoạ đầy tăm tối nhưng còn vấn vương trăm mối như quy định "tam tòng, tứ đức" trong xã hội, sông nhiều khi họ cũng lên tiếng bênh vực cho số phận đưa đẩy. Người phụ nữ thật bất hạnh, càng cố vươn lên trong cuộc sống thì họ càng bị vùi dập một cách không thương tiếc làm cho họ lấn sâu xuống vũng bùn xã hội lúc bấy giờ. Trong cuốn "Văn học dân gian Việt Nam" - Đinh Gia Khánh (Chủ biên) NXBGD, năm 2003 cũng khẳng định ca dao -dân ca là tiếng hát trữ tình của con người mà trước hết là tiếng hát của người phụ nữ đau khổ nhưng giàu tinh thần hy sinh và đấu tranh dũng cảm trong quan hệ gia đình, trong cuộc sống lao động và đấu tranh xã hội đồng thời cũng khẳng định nhân vật chính của ca dao dân ca là người phụ nữ lao động Việt Nam. Đã có rất nhiều cái nhìn, nhiều sự đánh giá về người phụ nữ, nhiều ý kiến bình luận về hình ảnh người phụ nữ ở nhiều tầng bậc ý nghĩa, sức pơhản ánh phong phú đa dạng song trong khuôn khổ hạn hẹp của SKKN tôi chỉ xin dẫn một vài ý kiến tiêu biểu để phục vụ cho việc nghiênn cứu giúp chúng ta cùng tham khảo và có cái nhìn đúng đắn về họ. Từ đó vận dụng vào quá trình giảng dạy của bản thân sao cho đạt hiệu quả nhất. 4. Thời gian và phương pháp nghiên cứu. - Thời gian thực hiện : Năm học 2010 - 2011 - Phương pháp nghiên cứu: Với SKKN này - hình tượng người phụ nữ trong ca dao - một trong những hình ảnh tiêu biểu của văn học Việt Nam, tôi chọn một số phương pháp mang tính đặc trưng của văn học chủ yếu là phương pháp phân tích, phương pháp chứng minh (có dẫn chứng tiêu biểu để minh hoạ), phương pháp bình luận, phương pháp liệt kê, đối chiếu so sánh, tổng hợp với mong muốn đưa người đọc đến với nhân vật một cách tự nhiên, thân thiết hơn. 4
  6. II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lí luận của vấn đề. Văn học dân gian bao hàm rất rộng về thể loại và hình thức biểu hiện, Trong văn học từ "hình tượng" mang một lớp nghĩa rất rộng và sâu sắc, nói đến từ này thì ta có thể hình dung đối tượng đó đã trở thành một biểu tượng mang sức sống mãnh liệt, đại diện cho một bộ phận, một tầng lớp người nào đó trong xã hội. Ví dụ như ta vẫn nói "hình tượng người phụ nữ"," Hình tượng người anh hùng," hình tượng người nông dân" Trong xã hội phong kiến, thân phận người phụ nữ vốn bị coi thường bởi những thành kiến của lễ giáo phong kiến, bởi những quan niệm khắt khe, cổ hủ và lạc hậu hết sức nực cười, với những ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo mà họ phải chịu nhiều ngang trái, bất hạnh mà không kêu thấu đến ai! Song ngời lên ở họ vẫn là những phẩm chất vô cùng đáng quý, đáng trân trọng và ngợi ca Hơn hết những đối tượng khác trong xã hội người phụ nữ ở thời kì bấy giờ được những nhà nghiên cứu văn học sau này đánh giá rất cao về sức sống tiềm tàng, về khả năng chịu đựng, và những vất vả mà họ phải trải qua để từ đó có một cái nhìn cảm thông, kính phục. Tìm hiểu về người phụ nữ là đi tìm cái đẹp của tâm hồn, của sự dung dị, của sự hoàn thiện mà những giá trị nhân văn luôn được chú trọng hàng đầu vì ở họ hội tụ đầy đủ những yếu tố cần có trước tiên đối với một con người sau đó mới là người phụ nữ - người phụu nữ của đời thường. Nếu đem bút nghiên để mổ xẻ, để phân tích, bình luận về người phụ nữ trong văn học nói chung, trong ca dao nói riêng thì không có điểm dừng bởi có qua nhiều điều để nói, song trong SKKN này tôi chỉ hy vọng được đề cập đến những nét phẩm chất, tính cách tâm hồn tiêu biểu của người phụ nữ mà nó gần gũi vớ nhận thức của học sinh THCS để khai thác, cảm thụ Ca dao là một mảng cấu thành nền Văn học dân gian, so với truyện thần toại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười thì ca dao phản ánh người phụ nữ sinh động, trung thực và sâu sắc hơn cả. 5
  7. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ do những lễ giáo phong kiến, do những hủ tục lạc hậu, thêm vào đó là một xã hội rối ren, vô nhân đạo, người phụ nữ đã trở thành nạn nhân của xã hội. Họ là nạn nhân của nhiều tầng áp bức và là hạng người đau khổ nhất, đời sống của họ đầy rẫy những sự chịu đựng, nếu có niềm vui nào thì đó cũng chỉ là niềm vui được hy sinh cho chồng con vì thế trong ca dao tiếng nói của họ trước hết là tiếng hát than thở về số phận đau khổ của mình dưới chế độ phong kiến. 1.1 Họ là những người không có tự do. Trong bất cứ việc gì hình ảnh của người phụ nữ cũng đóng vai trò để đi đến thành công như trong lao động sản xuất, xây dựng xóm làng, họ vui mừng với những thành quả đó song có những cái mà họ phải chịu nhiều thiệt thòi đó là: * Họ không tự quyết định được hạnh phúc của mình Mặc dù rất khao khát và say đắm trong tình yêu lứa đôi, mong chờ người bạn tình vừa lứanhưng với những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến cổ hủ, lạc hậu nên điều đó không thực hiện được, vì vậy mà : Nhớ ai con mắt lim dim Chân đi thất thểu như chim tha mồi Nhớ ai hết đứng lại ngồi Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân Nhớ ai em những khóc thầm Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa. Người thiếu nữ đã yêu và cũng vì yêu mà khóc thầm, nàng yêu song có lẽ do số phận, địa vị của mình nên tình yêu đó trở thành một tấm bi kịch: Yêu mà không được gặp, yêu mà không được thổ lộ với người mình yêu, chỉ biết thương thầm, nhớ trộm. Người phụ nữ không tự quyết định được hạnh phúc của mình mặc dù trong lời nói đã thể hiện tình yêu chân thành mà ở đây người phụ nữ bị xã hội phong kiến - một chế độ trao quyền "gả bán" họ vào tay những kẻ gia trưởng, những người có quyền thế như một món hàng, nhiều khi món hàng đem bán 6
  8. vào tay ai cũng được nên họ phó mặc cuộc đời mình cho sự sắp đặt của cha mẹ, họ phải tuân theo quan niệm : "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy"; dưới chế đọ xã hội cũ, thân phận của họ là thân phận thấp kém, bị phụ thuộc: - Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. - Thân em như giếng giữa làng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. hay - Em như cây quế giữa rừng Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay. Người phụ nữ không phản đối sự sắp đạt bất công đối với họ, họ không lấy được nggười mình yêu, không lấy được theo mong muốn vì vậy mà cuộc đời bi thảm đã đến với họ. Tuy nhiên trong số họ có một vài người nhờ may mắn có thể có được cuộc sống hạnh phúc song đó chỉ là một số ít không đáng kể: - Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. Duyên phận của họ bị cha mẹ ép uổng, gả bán để cầu danh lợi, cầu tham sang: Mẹ em tham thúng xôi rền Tham con lợn béo tham tiền Cảnh Hưng Em đã bảo mẹ em đừng Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào Bây giờ chồng thấp vợ cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng. - Trách duyên lại giận trăng già Xe tơ lầm lỗi hoá ra chỉ mành Biết ai than thở sự tình Chẳng qua mình lại biết mình mà thôi. 7
  9. Tâm trạng trên đây thực ra cũng đã đi qua cái mức chịu đựng rồi, trong một số bài ca than thở, dù là nối về cảnh "mẹ chồng nàng dâu", hay "cảnh chồng chung" ít nhiều họ cũng lên tiếng oán trách những kẻ đã gây ra đau khổ cho mình: Đường đi những lách cùng lau Cha mẹ tham giàu ép gả duyên con Duyên sao cắc cớ hỡi duyên Cầm gương gương tối cầm vàng vàng phai. Bởi vậy đa phần người phụ nữ thường phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh. * Họ bị giam cầm trong cảnh goá bụa với luật "tam tòng" rất khắt khe. Biết được sự bất công của chế độ phong kiến, người phụ nữ đã phản đối gay gắt vì "mỗi năm một tuổi nó đuổi xuân đi" nên người đàn bà goá thương thân mình và oán trách chế độ tàn ác, bất công: Lênh đênh chiếc bách giữa dòng Thương thân goá bụa phòng không lỡ thì Gió đưa cây trúc ngả quỳ Ba năm trực tiết còn gì là xuân. Thật bất hạnh trước cảnh xa lìa vợ chồng, đau khổ trước cảnh chồng mất song họ phải thờ chồng hết ba năm mới được tái giá: Tay em cầm nắm nhang cây tắt, cây đỏ Tay em bứt ngọn cỏ lá héo, lá khô Tay em bồng đứa con thơ vun nấm mồ. Họ trở thành người đàn bà goá bụa khi tuổi đời còn đang xuân sắc, đầy sức sống - cái tuổi đánglẽ sốngd hạnh phúc tràn trề vậy mà số phận nghiệt ngã đã thắt lên đầu họ vành khăn trắng để rồi cuộc đời coi như an bài với số phận hẩm hiu. Họ phải chịu trăm ngàn cơ cực đau khổ, khi chồng còn sống khổ một lẽ, khi người chồng mất đi họ lại khổ một lẽ khác. Quả là họ phải chịu nỗi khổ nhiều bề, khổ cả về thể xác lẫn tâm hồn. 8
  10. Ngoài cảnh goá bụa đó còn việc chồng đi xa: Ước gì gần gũi tấc gang Giãi niềm cay đắng để chàng tỏ hay. Còn gì là xuân khi tâm trạng buồn chán, ngóng trông, họ phải thốt lên thành lời "hoá đá" cái xã hội ác nghiệt ràng buộc người phụ nữ, trói buộc họ vào nhiều nỗi niềm cay đắng, tủi cực, khổ đau. 1.2 Họ là những con người có cuộc đời sầu thảm. * Cảnh đa thê: Trái với người phụ nữ- những con người không có quyền tự do bình đẳng, lấy chồng phải theo chồng, bị trói buộc vào luật tam tòng tứ đức - còn ở nam giới thì họ lại có thể có "năm thê bảy thiếp" - đa thê: - Gió đưa bụi chuối sau hè Anh ham vợ bé, bỏ bè con thơ. hay: Nhớ khi anh bủng anh beo Tay cất chén thuốc tay đèo múi chanh Bây giờ anh khỏi anh lành Anh mê nhan sắc anh tình phụ tôi ! Việc đó, đôi khi với họ là tiếng nói phản kháng nhẹ nhàng và yếu ớt: - Có quán tình phụ cây đa Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn. - Có bát sứ tình phụ bát đàn Nâng niu bát sứ vỡ tan có ngày - Vì ai cho thiếp võ vàng Vì chàng tư lự, hoa tàn nhị rơi Cực lòng thiếp lắm chàng ơi Biết rằng lên ngược xuống xuôi đằng nào? Cái cảnh "Phượng chạ loan chung" có lẽ chẳng làm cho người phụ nữ nào sung sướng và hạnh phúc. Có thể, người vợ lẽ cũng chẳng sung sướng gì! 9
  11. Người phụ nữ làm lẽ chỉ là người ở không công, họ không được tự do làm việc, không được tự do yêu đương mà chịu sự quản lí của người vợ cả và gia đình nhà chồng. Cảnh đa thê làm cho người phụ nữ trở thành nạn nhân số 1 của xã hội - cái xã hội phụ quyền - coi họ không ra gì, đẩy họ vào cảnh buồn tủi, cảnh bạc đãi của chồng làm cho họ khổ sở: Lấy chồng làm lẽ khổ thay Đi cấy, đi cày chị chẳng kể công Đến tối chị giữ lấy chồng Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài Sáng sáng chị gọi : bớ Hai Trở dậy nấu cámthái khoai băm bèo Bởi chưng bác mẹ tôi ngghèo Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai. - Thân em làm lẽ chẳng hề Có như chính thất mà lê giữa đường Tối tối chị giữ mất chồng Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò. Mong chồng chồng chẳng xuống cho Đến khi chồng xuống gà đã o o gáy dồn Chém cha con gà kia sao mày vội gáy dồn? Mày làm cho tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con! vì thế đã nhiều lần họ lên tiếng phản kháng đấu tranh mạnh mẽ để thoát ra khỏi những ràng buộc của thành kiến xã hội: Đói lòng ăm nắm lá sung Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng - Chồng con là cái nợ nần Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm. Hay trong nên văn học phong kiến sau này Bà chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng đã từng lên tiếng phê phấn và thở than cho cái cảnh chồng chung: 10
  12. Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chông chung * Nỗi sầu thảm vì cảnh phu thê: Chồng là người chủ trong gia đình, là trụ cột, là chỗ dựa cho người vợ nhưng ở đây họ không được sống vui vẻ , không có được sự chăm sóc của chồng mà phải chịu cảnh xa lìa nên họ than thân: - Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng. Ai đi muôn dặm non sông Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy. - Lấy gì nuôi me, nuôi cha Lấy gì thu xếp cửa nhà anh ơi Trong xã hội người phụ nữ không có địa vị vì vậy mà họ phải xa chồng, cái trách nhiệm làm vợ, làm chồng đổ hết lên đầu họ buộc họ phải lo lắng, họ phải gánh vác trăm công ngàn việc, đầu tắt mặt tối. Người phụ nữ làm đẹp bây giờ để cho ai ngắm? Mọi cái được gạt sang một phía chỉ còn lại sự ngóng trông, mỏi mòn chờ đợi trong ngày đoàn tụ: " Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở Tiếc quang âm lần nữa gieo qua Nghĩ mình bạc mệnh tiếc niên hoa " Càng ngóng trông thì càng không thấy, vì vậy tuổi thanh xuân cũng theo người ra đi. Đây phải chăng là lời trách móc xã hội đã làm cho con người phải già theo năm tháng, vò võ một mình? 1.3 Họ là những người có phẩm chất, đức tính tốt đẹp: * Họ là người thương yêu, chung thuỷ với chồng: Người phụ nữ Việt Nam vốn đảm đang tháo vát và bên cạnh đó tấm lòng thương yêu, chung thuỷ với chồng giúp cho họ có được những phẩm chất đáng quý. Dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn gian khổ hay cách trở xa xôi họ vẫn giữ trọn tấm lòng thương yêu chung thuỷ: 11
  13. - Chồng ta áo rách ta thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người. - Xấu xa cũng thể chồng ta Cho dù tốt đẹp cũng ra chồng người Một tình cảm chân thành của người vợ đối với chồng, người có thái độ cảm thông chia sẻ với chồng, yêu chồng cô đã yêu luôn cả cái nghèo, cái khổ của chồng. Họ còn chia sẻ với chồng những khó khăn vất vả, một lòng chung thuỷ và tôn trọng chồng dù người chồng có thế nào: Đi đâu cho thiếp đi cùng Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam. - Lên non thiếp cũng lên theo Tay vịn chân chèo, hái trái nuôi nhau. Đến thời đại sau này, có lẽ nhà thơ nữ Hồ Xuân Hương đã hiểu thấu tâm can, tấm lòng người phụ nữ, đức hy sinh và sự chịu đựng của họ, khái quát và thâu tóm trong hai câu thơ quen thuộc: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son Há chẳng phải đây chính là phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam đó sao! phẩm chất ấy đã hun đúc, đã kế thừa và phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác một cách không ngừng nghỉ 12
  14. 2. Thực trạng vấn đề. Qua thực tế cuộc sống, qua quá trình công tác và giảng dạy môn Ngữ Văn ở nhà trường THCS tôi thấy rằng đây là một vấn đề thực sự có ý nghĩa thiết thực với chính cuộc sống của mỗi người và đặc biệt là đối với chính các em học sinh bởi phần lớn học sinh trường THCS Gia Phù chủ yếu là con em các dân tộc trên địa bàn xã (phần lớn là dân tộc Thái, Mường), gia đình các em chủ yếu sống bằng nghề nông, vẫn ở trong tình trạng "con trâu đi trước cái cày theo sau", thực tế cho thấy rằng vẫn còn tình trạng "trọng nam khinh nữ", quan niệm rất lạc hậu như: không cho con đi học hoặc chỉ cần học để biết chữ, không cần học hết cấp III. Đây đó vẫn còn tình trạng người phụ nữ bị ràng buộc bởi những lễ giáo và phong tục tập quán bản địa, đây đó vẫn còn những người phụ nữ phải chịu những nỗi thống khổ như đã từng tồn tại từ hàng ngàn năm trước, họ phải chịu nhiều ấm ức mà không biết chia sẻ cùng ai: như bị ở nhà không được học hành như nam giới; bị bắt đẻ nhiều, phải sinh được con trai, không được tham gia vào những công việc trọng đại của dòng họ; suốt ngày chỉ biết việc bếp núc , họ không thoát ra được khỏi luỹ tre làng, không thoát ra được sự ràng buộc. Bên cạnh những khó khăn như vậy thì đội ngũ giáo viên trong tổ Văn - Sử của nhà trường chủ yếu là nữ, hầu hết đã có gia đình, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Có một số đồng chí còn ở gần với những gia đình học sinh mà nhận thức của họ chưa thực sự tiến bộ. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện được SKKN này. Chúng ta bước chân vào thế kỉ XXI đã được 10 năm, chúng ta đang sống ở một thời đại mà văn minh và công bằng xã hội rất được chú trọng. Trong những năm qua rất nhiều chương trình mang mục tiêu quốc gia đề cập đến vấn đề người phụ nữ và trẻ em gái. Với cương vị là một giáo viên văn, nâng cao nhận thức cho các em về mọi khía cạnh của cuộc sống là một điều thiết yếu, đặc biệt với chuyên ngành của bản thân, tôi nhận thấy nâng cao hiểu biết, nhận thức về hình ảnh người phụ nữ cho các em là một việc làm trước hết giúp các em có cái nhìn đúng đắn về hình ảnh người phụ nữ trong 13
  15. quá khứ để từ đó có thái độ đúng đắn, cách cư xử đúng mực với những người phụ nữ trong cuộc sống quanh mình, sâu xa hơn là các em có cái nhìn cảm thông, trân trọng với những người phụ nữ các em gặp và tiếp xúc trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai. 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề. Để tiến hành nội dung của SKKN này bản thân tôi đã cho học sinh của khối lớp 7 lập một sổ tay và bảng thống kê những bài ca dao có trong chương trình có liên quan đến hình ảnh người phụ nữ để tìm và liên hệ những bài ca dao có liên quan đến hình ảnh những người phụ nữ. Sau đó dạy đến bài nào có sự xuất hiện hình ảnh người phụ nữ tôi yêu cầu các em tìm hiểu xem phẩm chất của họ hiện lên trong những bài ca dao ấy là gì? Đối chiếu so sánh với phần mà bản thân đã chuẩn bị, sưu tầm để xem có đúng không, có toàn diện không, có sát hay không. 4. Hiệu quả của SKKN Khi áp dụng vào cả 3 lớp (7A1, 7A2, 7A3) với 70 học sinh tôi nhận thấy các em có phần ham học và ham tìm hiểu hơn. Các em đã có ý thức sưu tầm thêm rất nhiều câu ca dao nói về thân phận người phụn nữ, đặc biệt là những câu có liên quan đến nôi dung bài học theo phần hướng dẫn của giáo viên, từ đó trong mỗi phân liên hệ, khi đặt câu hỏi so sánh về người phụ nữ trong xã hội xưa và nay; so sánh với người phụ nữ ở địa phương em để xác định thái độ, cách nhìn với người phụ nữ các em hầu như đều có sự cảm thông, trân trọng và cảm phục họ vì sự hy sinh lớn lao mà họ đã dành cho gia đình, cho xã hội So với cách làm cũ (chỉ dạy những nội dung có trong sách giáo khoa, không sưu tầm và mở rộng thêm) thì ở cách làm này HS có cơ hội và điều kiện để sưu tầm rất nhiều bài ca dao (cả những bài ca dao của dân tộc mình) từ đó giúp cho quá trình học tập có một bước tiến đáng kể, giúp các em lĩnh hội được kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết, sự nhận thức một vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao. Nhiều em có ý thức sưu tầm đã có được rất nhiều câu ca 14
  16. dao hay về người phụ nữ không chỉ ở mảng ca dao Việt Nam mà còn sưu tầm được những câu ca dao của dân tộc mình (Ca dao Thái, Mường ) khá đặc sắc. III. KẾT LUẬN Văn học dân gian đề cập đến rất nhiều đối tượng có ý nghĩa trong cuộc sống như hình ảnh người nông dân, hình tượng người anh hùng và đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ. Đối với người phụ nữ Việt Nam thì hiện thân của họ là những phẩm chất, đức tính tốt đẹp mà không phải dân tộc nào cũng có được. Hình ảnh người phụ nữ trong văn học được nhắc đến trong SKKN này chỉ là một khía cạnh rất nhỏ, là số ít tiêu biểu so với kho tàng văn học Việt Nam, song qua đây ta có thể thấy rằng dù ở thời đại nào, ở hoàn cảnh xã hội và sống trong điều kiện nào đi chăng nữa thì hình ảnh người phụ nữ Việt Nam vẫn hiện lên thật dung dị, hội tụ đầy đủ những phẩm chất cao quý của tâm hồn Việt. Đó là lòng vị tha, đức hy sinh, sự tần tảo chịu thương chịu khó, đảm đang, tháo vát, yêu chồng, thương con Người phụ nữ sẵn sàng hy sinh tất cả, đánh đổi tất cả, kể cả những sâu kín tâm tư để làm tròn bổn phận và trách nhiệm của một người con, người vợ, người mẹ Chính vì thế khi được tìm hiểu, được học về ca dao các em đã hình dung được cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua các bài ca dao đã được học và đã sưu tầm được. Việc thực hiện một nội dung khá rộng như vậy, các vấn đề về nội dung và phương pháp tiến hành chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, tư liệu tham khảo còn ít và thời gian đầu tư cho SKKN cũng chưa được nhiều. Vì vậy tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn bè đồng nghiệp để SKKN được bổ sung, hoàn thiện hơn và thực sự có tác dụng trong quá trình giảng dạy và công tác. Trong một số năm học trước tôi có viết một số SKKN khi đăng kí Chiến sĩ thi đua, trong năm học 2010 - 2011 với việc thực hiện SKKN này, bản thân tôi thấy rằng việc thực hiện và áp dụng những SKKN như thế này vào quá 15
  17. trình giảng dạy thực sự đem lại những hiệu quả đáng kể, nó giúp cho học sinh có được cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn, triệt để hơn, còn giáo viên thì cũng phải nghiên cứu vấn đề sâu hơn để có thể có những bài giảng hay, những giáo án hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho cả thầy và trò. KIẾN NGHỊ - ĐỀ NGHỊ : Đối với nhà trường: Cần có thêm nhiều sách đọc cho học sinh và giáo viên, những cuốn sách tham khảo về kho tàng tục ngữ - ca dao; Từ điển Thành ngữ - tục ngữ Việt Nam để học sinh có tư liệu tìm hiểu thêm. Đối với gia đình: cần tạo điều kiện cho con em mình học tập, đầu tư cho con cái về thời gian học tập và sách vở tham khảo , đặc biệt là những phần văn học dân gian có liên quan đến nội dung chương trình rất thiết thực đối với các em. Đối với Phòng GD: cần phát động những phong trào thi đua mang tính đặc trưng của ngành như thế này để mỗi giáo viên có ý thức tham gia công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng được một lượng kiến thức đã học đáng kể từ nhà trường sư phạm vào quá trình công tác và giảng dạy giúp cho chất lượng dạy học phần nào được nâng cao đáp ứng với nhu cầu và xu thế phát triển chung của nền giáo dục hiện nay. Gia phù, ngày 20 tháng 04 năm 2011. Nguyễn Tình 16
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn - Văn học Dân gian Việt Nam - NXB Giáo Dục - Hà Nội 2003. 2. Mã Giang Lân (Tuyển chọn và giới thiệu) - Tục ngữ ca dao Việt Nam - NXB Giáo dục - Hà Nội 2002. 3. Tục ngữ ca dao dân ca - Vũ Ngọc Phan - NXB Khoa học - Hà Nội 1996. 4. Bộ SGK ngữ văn THCS Lớp 7 17