Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Tự nhiên xã hội

pdf 38 trang Hải Hòa 07/03/2024 2430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Tự nhiên xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_day_hoc_theo_sach_giao_khoa_canh_dieu_lop.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Tự nhiên xã hội

  1. NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH CÔNG TY ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM TÀI LIÊU TẬP HUẤN GV SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1 “CÁNH DIỀU” MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Biên soạn: TS Bùi Phương Nga Chủ biên SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1 HÀ NỘI - 2020 1
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN I. GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN 3 LỚP 1 CÁNH DIỀU MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI I. Cơ sở biên soạn sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1 3 II. Một số điểm mới của sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1 5 III. Sách giáo viên 13 PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 15 I. Dạy học tích cực 15 II. Hướng dẫn tổ chức dạy học một số dạng bài và kế hoạch bài học 16 minh hoạ III. Tiết dạy minh hoạ 29 PHẦN III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 29 I. Mục tiêu đánh giá 30 II. Nội dung đánh giá 30 III. Phương pháp đánh giá 30 IV. Hình thức đánh giá 30 PHẦN IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 33 LỚP 1 PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ PHỤ LỤC GỢI Ý PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN TỰ NHIÊN VÀ 34 XÃ HỘI LỚP 1 2
  3. PHẦN I. GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN LỚP 1 CÁNH DIỀU MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI I. CƠ SỞ BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 Sách giáo khoa (SGK) môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 thuộc bộ sách Cánh Diều được xây dựng trên cơ sở tuân thủ và cụ thể hoá Chương trình môn học. Đó là: 1. Dựa vào các quan điểm xây dựng chương trình 2. Dựa vào mục tiêu chương trình 3
  4. 3. Dựa vào nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Các bài học trong mỗi chủ đề được sắp xếp dựa trên các mạch nội dung và yêu cầu cần đạt đã được ghi trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội (đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/12/2018). II. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA SGK TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 1. Điểm mới về lựa chọn nội dung Nội dung của các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1 được thiết kế theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Vì vậy, cùng với việc khắc sâu kiến thức cốt lõi, những vấn đề liên quan đến giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, giữ gìn sức khoẻ, giữ an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, đều được chú trọng. Đặc biệt các nội dung trong các bài học đều chú trọng đến việc mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống. Dưới đây, là một số ví dụ:  Một số nội dung bài học tích hợp giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống  Giáo dục an toàn 5
  5.  Giáo dục sức khoẻ  Một số bài học có nội dung, hình ảnh gắn kết với các vùng, miền của đất nước Việt Nam. 6
  6. 2. Điểm mới về cấu trúc và cách trình bày cuốn sách, chủ đề, bài học 2.1. Cấu trúc và cách trình bày cuốn sách Ngoài các bìa sách, SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1 gồm 3 phần chính: - Hướng dẫn sử dụng sách - Nội dung chính - Bảng tra cứu từ ngữ và Mục lục  Hướng dẫn sử dụng sách Giúp HS, GV nhận biết các kí hiệu, các dạng bài có trong sách. Phần này không chỉ hỗ trợ HS tự học, với cách trình bày kênh hình là chủ yếu, kết hợp với kênh chữ; tất cả đều có màu sắc tươi vui làm tăng tính hấp dẫn HS ngay khi các em mở ra những trang sách đầu tiên.  Nội dung chính Trong phần này có các chủ đề và các bài học, bài ôn tập và đánh giá cuối mỗi chủ đề. Tất cả những nội dung này đều được trình bày kết hợp kênh chữ và kênh hình. 7
  7. Các hình ảnh trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 rất đa dạng và có màu sắc hấp dẫn, kết hợp với các sơ đồ, biểu bảng làm đơn giản hoá các kiến thức khoa học khó hiểu và trừu tượng. Tất cả những điều nêu trên khiến cho SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1 vừa giúp HS dễ học, vừa kích thích trí tò mò khoa học, gây hứng thú học tập.  Bảng tra cứu từ ngữ và Mục lục Bảng tra cứu các từ ngữ quan trọng được sử dụng để xác định vị trí của các từ ngữ có ở trang nào trong SGK, bước đầu giúp HS làm quen với việc tra cứu, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu. Mục lục giúp HS xác định được nội dung toàn cuốn sách và thuận tiện tra cứu, giúp các em dễ dàng tìm được các chủ đề và bài học một cách nhanh chóng 2.2. Cấu trúc và cách trình bày chủ đề Mỗi chủ đề gồm 3 phần:  Giới thiệu chủ đề Phần Giới thiệu chủ đề được trình bày trên 2 trang mở với những hình ảnh thể hiện được nội dung cốt lõi của chủ đề. Ngay dưới tên chủ đề là tên các bài học có trong chủ đề đó. Giữa các chủ đề khác nhau được phân biệt bằng màu sắc và số thứ tự. Có 6 chủ đề là: 8
  8.  Các bài học Số lượng các bài học trong mỗi chủ đề phụ thuộc vào nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 năm 2018. Mỗi chủ đề có từ 2 đến 6 bài học. Các bài học không thiết kế theo từng tiết một như SGK hiện hành mà được thiết kế từ 2 – 4 tiết tùy thuộc vào nội dung của chủ đề để có thể tích hợp các nội dung giáo dục phẩm chất, phát triển năng lực cho HS; tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS dạy và học một cách linh hoạt, phù hợp với trình độ của HS từng lớp, từng trường và từng địa phương mà GV có thể áp dụng. Cả cuốn sách có 21 bài học được dạy trong 58 tiết (xem gợi ý phân phối Chương trình ở phần Phụ lục).  Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cuối mỗi chủ đề đều có bài Ôn tập và đánh giá, các bài này không đánh số thứ tự như các bài học khác. Có 6 bài Ôn tập và đánh giá chủ đề được dạy trong 12 tiết. 2. 3. Cấu trúc và cách trình bày bài học Mỗi bài học trong SGK đều hướng đến sự hình thành phẩm chất, các năng lực chung và năng lực khoa học cho HS với sự kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình. Các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 đều có cấu trúc gồm 3 phần: Tên bài học Mục “Hãy cùng tìm hiểu về” (Được viết ngắn gọn, trả lời cho câu hỏi: Học cái gì?) Nội dung chính của bài (Được viết theo tiến trình hoạt động, trả lời cho câu hỏi: Học như thế nào?) 9
  9. Trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 bao gồm 3 dạng bài học chủ yếu. Mỗi dạng bài học có thể bao gồm các hoạt động học tập khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học đó.  Dạng bài học mới Trong phần nội dung chính của bài thường có những nhóm hoạt động sau: + Hoạt động Gắn kết dẫn vào bài học được thể hiện bằng bài hát, trò chơi, + Hoạt động Khám phá kiến thức mới và hình thành kĩ năng thông qua Quan sát, Trả lời câu hỏi, Thảo luận, + Hoạt động Thực hành và Vận dụng kiến thức thông qua Xử lí tình huống; Chia sẻ với các bạn và người thân, + Hoạt động Đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ bước gắn kết, khám phá kiến thức mới, luyện tập, thực hành và củng cố mà không tạo thành một mục riêng trong SGK. Kết thúc mỗi phần hoặc cả bài học được chốt lại bằng Kiến thức cốt lõi cần nhớ và (hoặc) lời hướng dẫn và nhắc nhở của con ong được rút ra từ bài học, góp phần phát triển phẩm chất của HS. Ở một số bài có mục Em có biết giúp HS tìm tòi mở rộng hiểu biết về các kiến thức liên quan; gây hứng thú học tập cho HS. Ví dụ: 10
  10.  Dạng bài thực hành Ngoài các yêu cầu HS thực hành để khám phá kiến thức, hình thành kĩ năng được tích hợp, lồng ghép ngay trong các bài học mới, SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1 có 2 bài thực hành: Quan sát cuộc sống xung quanh trường và Quan sát cây xanh và các con vật xung quanh. Phần nội dung chính của các bài học này bao gồm ba nhóm hoạt động: + Hoạt động chuẩn bị bao gồm việc yêu cầu HS chuẩn bị các đồ dùng cá nhân cần thiết để đảm bảo an toàn khi đi quan sát ngoài hiện trường và các đồ dùng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ quan sát; chỉ dẫn việc thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát, ghi chép (bằng cách đánh dấu vào phiếu quan sát, ). + Hoạt động quan sát ngoài hiện trường: Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy khi đi quan sát để giữ an toàn và thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát đã được phân công. + Hoạt động báo cáo kết quả: Đưa ra gợi ý các hình thức tổ chức báo cáo và các sản phẩm cần báo cáo. 11
  11.  Dạng bài ôn tập và đánh giá chủ đề Phần nội dung chính của bài ôn tập và đánh giá chủ đề bao gồm 2 nhóm hoạt động: + Hoạt động ôn lại và hệ thống hoá những kiến thức, kĩ năng đã học về chủ đề. Ở hoạt động này, thông qua các câu hỏi ôn tập mang tính tổng quát, yêu cầu HS hoàn thiện tiếp các sơ đồ hoặc biểu bảng trong SGK sẽ giúp HS phát triển tư duy logic, tư duy tổng hợp và khái quát hoá. + Hoạt động thực hành vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Ở nhóm hoạt động này thường đưa ra các tình huống đòi hỏi HS phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, 12
  12. III. SÁCH GIÁO VIÊN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 SGV, vở bài tập và SGK, SGK phiên bản điện tử là một chỉnh thể hỗ trợ lẫn nhau để dạy học hiệu quả môn Tự nhiên và Xã hội 1. Ngoài ra còn có các tài liệu bổ trợ khác như Phiếu thực hành cuối tuần Tự nhiên và Xã hội 1và vở Thực hành Tự nhiên và Xã hội 1. Sách giáo viên gồm hai phần. Phần một: Những vấn đề chung, phần hai: Hướng dẫn dạy học. – Phần một: Những vấn đề chung có hai nội dung chính: + Giới thiệu khái quát về Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội 2018. + Giới thiệu SGK, SGV và vở bài tập (VBT) môn Tự nhiên và Xã hội 1. – Phần hai: Hướng dẫn dạy học đi sâu vào hướng dẫn dạy học từng chủ đề và từng bài học khá cụ thể và chi tiết giúp GV không tốn nhiều công sức để chuẩn bị bài. Tuy nhiên, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được đề xuất trong SGV là không áp đặt; GV có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo cho phù hợp với điều kiện dạy học ở địa phương. 3.1. Cấu trúc và cách trình bày chủ đề Mỗi chủ đề đều có cấu trúc và cách trình bày chung bao gồm phần giới thiệu chung về chủ đề và phần hướng dẫn dạy học từng bài (Kế hoạch bài học). Dưới đây là các đề mục trong phần giới thiệu chung về chủ đề. Tên chủ đề (số tiết) Tên các bài học trong chủ đề Yêu cầu cần đạt của chủ đề (dựa vào yêu cầu cần đạt của chủ đề trong nội dung Chương trình môn học) Phương pháp dạy học chủ yếu 3.2. Cấu trúc và cách trình bày kế hoạch bày học Cấu trúc kế hoạch bài học của môn Tự nhiên và Xã hội 1 được trình bày trong SGV bao gồm các thành phần dưới đây. 13
  13. Tên bài học (Thời lượng) I. Mục tiêu (Dựa vào yêu cầu cần đạt của mạch nội dung tương ứng trong Chương trình) II. Đồ dùng, thiết bị dạy học III. Các hoạt động dạy học Mở đầu (tương ứng với hoạt động gắn kết trong SGK) Tên đơn vị kiến thức 1 (theo đề mục trong SGK) Hoạt động 1 Hoạt động 2 . Tên đơn vị kiến thức 2 (theo đề mục trong SGK) Hoạt động 1 Hoạt động 2 . IV. Đánh giá Gợi ý phân bổ thời lượng Tiết 1: Tiết 2: Tiết 3: . Lưu ý: *Ở mục III. Các hoạt động dạy học được tổ chức theo các hoạt động tương ứng với các hoạt động trong SGK giúp GV dễ dàng thực hiện. Để chuyển tải một đơn vị kiến thức có trong SGK, SGV về cơ bản đã gợi ý các hoạt động tương ứng với các kí hiệu chỉ dẫn hoạt động trong SGK. * Ở mục IV. Đánh giá 14
  14. SGV đưa ra các gợi ý nội dung, công cụ đánh giá cụ thể tùy theo từng bài. Các bài tập đánh giá có thể sử dụng ngay các câu hỏi trong SGK hoặc các câu hỏi, bài tập trong vở bài tập hoặc các câu hỏi bài tập được đề xuất ngay trong SGV. Lưu ý: Đối với những bài học đầu tiên, HS chưa biết đọc biết viết vì vậy GV cần lưu ý quan tâm quan sát quá trình học tập cá nhân, theo cặp, theo nhóm hoặc cả lớp của HS để trực tiếp hỗ trợ các em. Tuy nhiên, vẫn có gợi ý cho HS làm bài tập trong vở bài tập. Nếu làm tại lớp, GV cần đọc các yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS đánh dấu hoặc nối các ô chữ với các hình cho phù hợp hoặc tô màu. Đối với các bài tập yêu cầu HS viết các từ đơn giản HS cũng có thể làm với sự trợ giúp của gia đình hoặc GV không yêu cầu các em làm các bài tập này. 3.3. Cấu trúc và cách trình bài một hoạt động Cấu trúc, cách trình bày một hoạt động như sau: Tên hoạt động * Mục tiêu * Cách tiến hành - Bước 1 - Bước 2 . PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC I. DẠY HỌC TÍCH CỰC Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội đưa ra 3 quan điểm xây dựng Chương trình, trong đó quan điểm “Tích cực hoá hoạt động của HS” đã ghi rõ: “Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, nhất là những hoạt động trải nghiệm; tổ chức hoạt động tìm hiểu, điều tra, khám phá; hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập; khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào đời sống”. Để hiện thực hoá quan điểm nêu trên, trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, tùy theo từng yêu cầu cần đạt của bài học, GV cần thực hiện linh hoạt những định hướng chung về phương pháp giáo dục, định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, định hướng về phương pháp hình 15
  15. thành, phát triển năng lực khoa học đã được nêu trong Chương trình môn học. Đồng thời GV cũng cần phải làm tốt một số công tác sau: . Quản lý: Tổ chức các hoạt động trong lớp học, hướng dẫn HS tham gia các hoạt động, quyết định độ dài thời gian cho mỗi hoạt động phù hợp với trình độ HS, chuyển sang hoạt động khác, cho ngừng các hoạt động khi thích hợp, . Điều phối: Góp phần tăng tính năng động cho các hoạt động trong lớp học, bổ sung các thông tin cần thiết và hữu ích cho các hoạt động, cung cấp các yếu tố kích thích cho quá trình tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng của HS, tạo động cơ học tập (khuyến khích, động viên, ), hỗ trợ kỹ thuật (tổ chức cho HS quan sát hình ảnh, tranh vẽ, vật thật, quan sát video clip, ). . Đánh giá: Đánh giá quá trình học tập của HS, đưa ra các nhận xét cho các hoạt động của HS, hướng dẫn HS phát hiện và sửa chữa các điểm yếu, đồng thời phát huy các điểm mạnh cho bài học sau. II. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI VÀ KẾ HOẠCH BÀI HỌC MINH HOẠ 1. Tổ chức dạy học bài mới và kế hoạch bài học minh hoạ Để thực hiện mục tiêu hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, mỗi bài học có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học (như quan sát, thảo luận, trò chơi, đóng vai, thực hành, ) theo mô hình dạy học dựa trên thuyết kiến tạo nhận thức của quá trình học, theo đó HS xây dựng các kiến thức mới dựa trên các kiến thức hoặc trải nghiệm đã biết trước đó. Trong SGV môn Tự nhiên và Xã hội 1, quy trình dạy học dạng bài học mới được gợi ý ở mục III. Hoạt động dạy học như sau: * MỞ ĐẦU Hoạt động mở đầu được hiểu là hoạt động “Gắn kết” (trong SGK), bước đầu tiên của quá trình dạy khám phá khoa học. Thông qua các hoạt động đa dạng, GV thu hút sự chú ý và quan tâm của HS, tạo không khí trong lớp học, HS cảm thấy có sự liên hệ và kết nối với những kiến thức hoặc trải nghiệm trước đó. * KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI GV tổ chức cho HS tìm tòi những kiến thức hoặc những trải nghiệm mang tính cơ bản, nền tảng, dựa vào đó các kiến thức mới của HS có thể được hình thành. HS sẽ trực tiếp khám phá và thao tác trên các vật liệu hoặc học cụ đã được chuẩn bị sẵn bằng cách 16
  16. “học qua làm”. Tiếp theo, GV tạo điều kiện cho HS được trình bày, miêu tả, phân tích các trải nghiệm hoặc những gì đã quan sát được. HS có thể đưa ra một vài kết luận theo gợi ý của GV (tuỳ mức độ dễ hay khó mà yêu cầu HS làm việc này). GV hỗ trợ HS đưa ra kết luận chính trong bài. * LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG GV giúp HS thực hành và vận dụng các kiến thức đã học; giúp HS có hiểu biết sâu sắc hơn, các kĩ năng được phát triển thuần thục hơn, và có thể áp dụng được trong những tình huống, hoàn cảnh đa dạng khác nhau. GV có thể đưa ra những tình huống ứng dụng thực tế để kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức của HS. Ở tất cả các bài học đều có gợi ý về đánh giá ở mục IV. Đánh giá. Đánh giá không cần thực hiện riêng ở cuối bài học mà được hướng dẫn thực hiện đồng thời ở các hoạt động trên và được hướng dẫn trong Kế hoạch bài học của từng bài. Dưới đây là kế hoạch bài học minh hoạ. BÀI 16. ĂN UỐNG HẰNG NGÀY (2 tiết) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: * Về nhận thức khoa học: – Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: – Quan sát, so sánh một số hình ảnh, mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn, đồ uống để lựa chọn thức ăn đồ uống tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: – Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC Các hình trong SGK. HS và GV cùng sưu tầm một số hình ảnh, một số mẫu thức ăn, một số rau, quả và bao bì đựng thức ăn. 17
  17. VBT Tự nhiên và Xã hội 1. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỞ ĐẦU Hoạt động cả lớp HS thảo luận lời con ong ở trang 108 (SGK): “Tất cả chúng ta đều ăn uống hằng ngày. Vì sao?” HS có thể đưa ra các ý kiến như sau: để chóng lớn, để vui chơi, để có sức khoẻ, để học tập, KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1. Những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn Hoạt động 1: Tìm hiểu về những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh *Mục tiêu Nêu được tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc nhóm HS quan sát hình trang 109 (SGK) và trả lời các câu hỏi: Hãy nói tên những thức ăn, đồ uống: + Cần ăn, uống để cơ thể khoẻ mạnh. + Nếu ăn, uống thường xuyên sẽ không tốt cho sức khoẻ. Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện một số nhóm chỉ vào hình vẽ và nói tên những thức ăn, đổ uống cần được sử dụng để cơ thể khoẻ mạnh và những thức ăn, đổ uống không nên sử dụng thường xuyên. – Tiếp theo, cả lớp phát biểu bổ sung thêm tên thức ăn các thức ăn, đồ uống khác giúp cơ thể khoẻ mạnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thức ăn, đồ uống không an toàn với cơ thể *Mục tiêu Xác định được những loại thức ăn không an toàn với cơ thể cần loại bỏ 18
  18. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc nhóm HS quan sát các hình vẽ ở cuối trang 109 (SGK) và thảo luận: Điều gì sẽ sảy ra nếu em ăn những thức ăn là bánh mì bị mốc, cam bị thối, bánh đã hết hạn sử dụng? Gợi ý: Em có thể bị đau bụng/bị tiêu chảy/bị ngộ độc Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện một vài nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác góp ý bổ sung. – Kết thúc hoạt động này, GV giúp HS nêu được: Để cơ thể khoẻ mạnh và an toàn, tuyệt đối không sử dụng những thức ăn, đồ uống đã hết hạn hoặc ôi thiu hay đã bị mốc. 2. Các bữa ăn trong ngày Hoạt động 3: Xác định số bữa ăn và những thức ăn thường dùng hằng ngày *Mục tiêu Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống được sử dụng trong mỗi bữa. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp HS quan sát hình trang 100 (SGK), thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi tương tự câu hỏi của bạn trong hình. Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện một cặp xung phong nói số bữa ăn các em ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống các em thường sử dụng trong mỗi bữa. Kết thúc hoạt động này dẫn đến giá trị lời con ong trang 110 (SGK). Đồng thời GV cũng khuyên thêm HS: – Nên ăn đủ no tất cả các bữa, đặc biệt bữa sáng, để có đủ sức khoẻ học tập tốt và chóng lớn. – Trong mỗi bữa ăn cần ăn như cơm hoặc bánh mì hay bún, ; thịt hoặc tôm, cá, trứng, sữa, .; các loại rau xanh, quả chín, 19
  19. – Nước cũng rất cần cho cơ thể, vì vậy không nên chỉ uống khi khát. Mỗi ngày các em cần uống từ 4 - 6 cốc nước. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 4. Chơi trò chơi “Đi siêu thị” * Mục tiêu – Tập lựa chọn những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh, an toàn cho mỗi bữa ăn trong ngày. – Quan sát, so sánh một số mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn. – Bước đầu hình thành kĩ năng ra quyết định. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cả lớp Chuẩn bị – GV tổ chức cho HS tham gia sắp xếp, bày những tranh ảnh, vỏ hộp, bao bì và các mẫu vật, vật thật (ví dụ một số rau củ quả sẵn có ở địa phương) đã được HS và GV mang đến lớp thành các khu bán hàng trong “siêu thị”. – Một số HS xung phong làm nhân viên siêu thị. Những HS còn lại được chia thành các “gia đình”. Mỗi gia đình khoảng 3- 4 người. Mỗi gia đình cần có làn (giỏ) hoặc rổ để đi mua hàng (lưu ý: không sử dụng túi nilon dùng 1 lần). GV phổ biến cách chơi cho các nhóm: – Nhóm các “gia đình” sẽ bàn nhau nên mua thức ăn cho bữa nào trong ngày và dự kiến trước những thức ăn đồ uống sẽ mua trong “siêu thị”. – Nhóm các “nhân viên siêu thị” cũng bàn xem, siêu thị sẽ quảng cáo giảm giá một số mặt hàng. Ví dụ: một số rau quả không còn tươi hoặc một số thức ăn, đồ uống sắp hết hạn sử dụng, Bước 2: Làm việc theo nhóm – Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn trên của GV. Bước 3: Làm việc cả lớp Các “gia đình” sẽ đi quanh các gian hàng ở siêu thị để tìm đúng thứ cần mua. 20
  20. Lưu ý: Trong quá trình lựa chọn hàng các “gia đình” cần quan sát, so sánh để chọn ra thức ăn tươi ngon, đọc kĩ thời hạn ghi trên bao bì để tránh mua phải những thức ăn sắp hết hạn hoặc đã quá hạn sử dụng, Các nhân viên siêu thị có thể dùng “loa” để giới thiệu một số mặt hàng giảm giá, Bước 4: Làm việc theo nhóm Sau khi “mua hàng”, các “gia đình” về vị trí của mình để trình bày, giới thiệu những thứ của nhóm mình đã mua được với cả lớp. Đồng thời nói rõ những thức ăn này được mua cho bữa ăn nào trong ngày. Lưu ý: Các nhóm có thể giới thiệu tên những thức ăn mà “gia đình” mình dự định mua nhưng trong “siêu thị” không có hoặc có nhưng không tươi ngon, khi đó các em đã quyết định thay thế bằng thức ăn nào. Hoặc một “gia đình” khác định không mua loại thức ăn này, nhưng thấy được giảm giá thì lại mua thức ăn đó, Bước 5: Làm việc cả lớp GV tổ chức cho các nhóm trình bày những thực phẩm và rau quả nhóm mình đã mua được như gợi ý ở bước 4. Các nhóm nhận xét lẫn nhau xem đã chọn được thức ăn đảm bảo cho một bữa ăn hay chưa. GV lưu ý nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc lựa chọn những thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng đối với sức khoẻ và sự an toàn của những người trong gia đình. Không nên vì tham rẻ mà sử dụng những thức ăn không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng dễ sinh bệnh và có thể bị ngộ độc. GV cũng có thể giảng thêm cho HS về lợi ích của các thức ăn như cơm, bánh mì; thịt, cá, trứng, sữa; các loại rau. IV. ĐÁNH GIÁ Trong bài học này, GV kết hợp đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS qua việc quan sát cách HS lựa chọn thức ăn, trình bày trước lớp và nhận xét lẫn nhau trong hoạt động 3. Gợi ý phân bổ thời lượng: Tiết 1: Từ Mở đầu đến hết Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. 21
  21. 2. Tổ chức dạy học bài thực hành khám phá môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh và kế hoạch bài học minh hoạ Đây là dạng bài học có ưu thế trong việc hình thành năng lực đặc thù môn Tự nhiên và Xã hội – năng lực khoa học. Tiến trình dạy học bài thực hành khám phá môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh gồm 3 bước: Bước 1. Chuẩn bị GV yêu cầu HS: – Sử dụng trang phục phù hợp. Nếu đi xa cần chuẩn bị nước uống, thức ăn. – Đem theo, giấy bút ghi chép; túi đựng các vật cần thu thập (nếu được yêu cầu). – Nhớ thực hiện nội quy đi quan sát ngoài hiện trường: tôn trọng, thực hiện đúng các quy định về giao tiếp xã hội; tuân theo các quy định khi sử dụng các phương tiện giao thông; giữ an toàn khi tiếp xúc với thực vật, động vật hoặc các hiện vật khác; giữ vệ sinh môi trường. Đặc biệt, chú ý bảo vệ an toàn tính mạng và sức khoẻ – Biết rõ nhiệm vụ và phương pháp quan sát ngoài hiện trường; cách thu thập thông tin và mẫu vật. Bước 2. Thực hiện Trong quá trình dẫn HS đi quan sát, GV luôn bao quát HS để đảm bảo rằng các em: – Thực hiện đúng nội quy đi quan sát ngoài hiện trường. – Luôn đi theo nhóm; tuân theo yêu cầu chỉ dẫn của các thầy cô giáo và phụ huynh HS tham gia đi cùng hỗ trợ (nếu có). – Tập trung vào việc thu thập thông tin hoàn thành nhiệm vụ quan sát đã được phân công bằng cách thực hiện theo các yêu cầu, chỉ dẫn của GV và nhớ đánh dấu, ghi chép hoặc vẽ vào phiếu quan sát. Bước 3. Báo cáo kết quả GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong các hoạt động dưới đây: – Làm việc theo nhóm: Xử lí kết quả + Tập hợp các thông tin, mẫu vật, đã thu thập được của các bạn trong nhóm. + Xử lí, sắp xếp các thông tin, hình ảnh, mẫu vật nhóm đã thu thập được + Lựa chọn hình thức trình bày kết quả quan sát của nhóm với cả lớp. + Luyện tập cách trình bày kết quả quan sát trước lớp. 22
  22. – Làm việc cả lớp: Báo cáo kết quả Các nhóm trình bày sản phẩm và học tập, góp ý lẫn nhau. Lưu ý: Tổ chức cho HS rút ra bài học kinh nghiệm cho các buổi thực hành khám phá môi trường tự nhiên, xã hội khác (nếu cần). Dưới đây là kế hoạch bài học minh hoạ. BÀI 7. THỰC HÀNH: QUAN SÁT CUỘC SỐNG XUNG QUANH TRƯỜNG (3 tiết) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: * Về nhận thức khoa học: – Nhận ra được những địa điểm quen thuộc và các loại toà nhà, đường phố, xung quanh trường học. – Giới thiệu được về hoạt động sinh sống và đi lại của người dân ở xung quanh trường bằng những hình thức khác nhau (vẽ, viết, đóng vai, ). – Nêu được những quy định khi đi quan sát. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Biết cách quan sát, ghi chép và trình bày kết quả quan sát. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: – Định vị được HS đang đứng ở chỗ nào hoặc đang đi đến đâu ở cộng đồng xung quanh trường học. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC – Các “Phiếu quan sát” (theo SGK). – Giấy A0, giấy màu, bút màu, băng keo, kéo. – VBT Tự nhiên và xã hội 1. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỞ ĐẦU GV giới thiệu bài học 23
  23. Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về cảnh vật và con người ở nơi em sống. Bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau đi quan sát cuộc sống của người dân ở xung quanh trường chúng ta. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1. Chuẩn bị khi đi quan sát Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc cần làm trước khi đi quan sát * Mục tiêu – Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát. – Biết cách sử dụng Phiếu quan sát. * Cách tiến hành Bước 1. Làm việc theo cặp HS quan sát hình trang 50 và trả lời câu hỏi trong SGK: Khi đi quan sát các bạn trong hình mang theo những gì và trang phục như thế nào? Bước 2. Làm việc cả lớp – Một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. – HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. – Một số HS đọc những điều cần ghi nhớ khi đi tham quan ở trang 51 SGK. Bước 3. Làm việc theo nhóm nhỏ (3 – 4 HS) – HS đọc phiếu quan sát, trao đổi về cách đánh dấu vào phiếu. Điều gì chưa rõ, các em có thể hỏi GV. – Nhóm trưởng có thể phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người (Ví dụ: Bạn A tập trung quan sát các phương tiện giao thông đi trên đường), đồng thời nhắc các bạn không ai được tự tách khỏi nhóm trong quá trình đi tham quan. 2. Quan sát cuộc sống xung quanh trường Hoạt động 2: Thực hiện quan sát cuộc sống xung quanh trường * Mục tiêu – Tập trung quan sát những gì được nhóm phân công. – Hoàn thiện được phiếu quan sát. 24
  24. * Cách tiến hành – HS đi theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ quan sát hiện trường theo sự phân công của nhóm. – Đôi lúc, HS cần dừng lại, tập trung theo hiệu lệnh và trật tự lắng nghe hướng dẫn hoặc giải thích của thầy/cô giáo trong quá trình đi tham quan. Lưu ý: – GV có thể thông báo và mời cha mẹ HS cùng tham gia quản lí HS trong khi đi tham quan (nếu có điều kiện). – GV cần bao quát hoạt động của các nhóm, hỗ trợ hướng dẫn thêm các em. Nếu có điều kiện GV có thể chụp lại các ảnh nhà ở, cửa hàng, chợ, các cơ quan, các cơ sở sản xuất, đường phố, xem cộ đi lại, ở xung quanh trường trong quá trình dẫn HS đi tham quan. – Hết thời gian, GV tập hợp HS và dẫn các em trở lại trường. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 3. Trình bày kết quả quan sát Hoạt động 3: Xử lí kết quả “Quan sát cuộc sống xung quanh trường” * Mục tiêu Hình thành kĩ năng so sánh, đối chiếu các kết quả quan sát của các thành viên trong nhóm; kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành HS làm việc theo nhóm: – Từng cá nhân báo cáo kết quả các em đã quan sát và ghi chép của mình với nhóm. – Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách nhóm sẽ trình bày kết quả quan sát của nhóm mình. Gợi ý: 1. Sử dụng giấy khổ to (A0) để trình bày lại kết quả quan sát theo đúng mẫu phiếu trong SGK. Các em có thể sử dụng bút màu để trình bày và trang trí. Đồng thời thay nhau tập trình bày kết quả quan sát được. 25
  25. 2. Vẽ hình (hoặc dùng giấy màu cắt, dán) trên giấy thể hiện các nhà ở, cửa hàng, chợ, các cơ quan, các cơ sở sản xuất, đường phố, xem cộ đi lại, kèm theo là những nhận xét ngắn gọn và tập trình bày giới thiệu kết quả quan sát được. 3. Đóng kịch/ kịch câm/ thể hiện một số nét nổi bật của cuộc sống ở xung quanh quanh trường mà các em quan sát được. Hoạt động 4. Triển lãm * Mục tiêu Trình bày được kết quả tham quan dưới các hình thức khác nhau. * Cách tiến hành – HS ở các nhóm trưng bày “triển lãm” tranh ảnh và mẫu vật sưu tầm được về địa phương hoặc biểu diễn kịch ngắn, tiểu phẩm. – Các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. Lưu ý: Kết thúc tiết học, GV dặn HS giữ lại các sản phẩm để dùng trong bài ôn tập chủ đề. IV. ĐÁNH GIÁ * Đánh giá kiến thức và kĩ năng GV có thể sử dụng các câu 1, 2, 3 trang 28, 29, 30 (VBT) để đánh kết quả học tập bài này của HS kết hợp với quan sát quá trình học tập và các sản phẩm của các nhóm. * Tự đánh giá GV có thể yêu cầu HS làm câu 4 trang 31 (VBT) để biết được HS tự đánh giá sau khi đi quan sát cuộc sống xung quanh trường của các em. Gợi ý phân bổ thời lượng: Tiết 1 và 2: Từ Mở đầu đến hết Hoạt động 2. Tiết 3: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. 3. Tổ chức dạy học bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Tiến trình dạy học bài Ôn tập và đánh giá chủ đề bao gồm 2 bước chính. 26
  26. Bước 1. Tổ chức cho HS ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức, kĩ năng đã học được về chủ đề. Bước 2. Tổ chức cho HS thực hành đòi hỏi các em phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề thường gặp trong tự nhiên và xã hội góp phần hình thành, phát triển phẩm chất cho HS. Dưới đây là kế hoạch bài học minh hoạ. ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (2 tiết) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: * Về nhận thức khoa học: Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề gia đình: các thành viên trong gia đình và công việc nhà; nhà ở và an toàn khi ở nhà. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thể hiện được sự quan tâm, chia sẻ công việc nhà giữa các thành viên trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC – Các hình trong SGK. – Phiếu tự đánh giá cá nhân và bút chì màu. – Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 1. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Em đã học được gì về chủ đề Gia đình? Hoạt động 1: Giới thiệu về gia đình và nhà ở của em * Mục tiêu – Hệ thống được nội dung đã học về các thành viên trong gia đình và nhà ở. – Trình bày được ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp. 27
  27. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc nhóm 6 – Từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình theo sơ đồ trang 24 (SGK). – Các HS lắng nghe và có thể hỏi thêm (nếu cần). Bước 3: Làm việc cả lớp – Mỗi nhóm cử một HS giới thiệu về gia đình mình trước lớp. – HS khác nhận xét và bình chọn những bạn giới thiệu ấn tượng về gia đình mình. (Gợi ý tiêu chí nhận xét: chia sẻ nhiều thông tin về gia đình, nói rõ ràng, lưu loát và truyền cảm, ). Hoạt động 2: Xác định đồ dùng trong mỗi phòng và đồ dùng có thể gây nguy hiểm khi ở nhà * Mục tiêu – Liệt kê được những đồ dùng thường có ở mỗi phòng trong nhà. – Chỉ ra được những đồ dùng có thể gây đứt tay, bỏng và điện giật. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp – Quan sát hình trang 25 (SGK), trả lời câu hỏi: + Những đồ dùng trong hình nên để ở phòng nào cho phù hợp? + Trong những đồ dùng đó, đồ dùng nào có thể gây đứt tay, bỏng và điện giật? + HS làm câu 2 của Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Gia đình (VBT). Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc. – HS khác nhận xét, bổ sung. – GV hỏi thêm: + Kể thêm tên đồ dùng trong mỗi phòng (phòng khách, phòng ngủ và bếp). + Kể thêm tên đồ dùng trong nhà có thể gây đứt tay, bỏng và điện giật. – GV hoàn thiện kết quả trình bày của HS. 28
  28. 2. Em thể hiện sự quan tâm chia sẻ công việc nhà như thế nào? Hoạt động 3: Xử lí tình huống * Mục tiêu Thể hiện sự quan tâm, chia sẻ công việc nhà giữa các thành viên trong gia đình. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm 4 – Nhóm lẻ: Từng cá nhân đọc tình huống 1 trong SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm. – Nhóm chẵn: Từng cá nhân đọc tình huống 2 trong SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên bảng đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. – HS khác, GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm. (Tạo cơ hội để nhiều nhóm được đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống trước lớp). IV. ĐÁNH GIÁ Tự đánh giá việc học tập và vận dụng chủ đề Gia đình. HS làm 3 câu của bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Gia đình trang 13, 14 vở bài tập. III. TIẾT DẠY MINH HOẠ Bài 19. Giữ an toàn cho cơ thể (2 tiết) GV thực hiện: Nguyễn Thị Bích Thuỷ Trường Tiểu học Thăng Long Hà Nội. (Xem video clip) PHẦN III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Đánh giá và xếp loại HS môn Tự nhiên và Xã hội 1 sẽ tuân theo Quy định “Đánh giá và xếp loại HS tiểu học” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (ở thời điểm này mới ở dạng Dự thảo 2). Dưới đây là một số lưu ý: 29
  29. I. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội và sự tiến bộ của HS để điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và quản lí của nhà trường, đồng thời hướng dẫn, khuyến khích, tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh. II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo Yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học. III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Đối với môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, có thể sử dụng một số phương pháp đánh giá sau: – Phương pháp quan sát: GV theo dõi, lắng nghe HS trong quá trình học tập trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật kí ghi chép lại các biểu hiện của HS để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập của HS. – Phương pháp đánh giá qua các sản phẩm, hoạt động của HS: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, hoạt động của HS, từ đó đánh giá HS theo từng nội dung đánh giá có liên quan. – Phương pháp vấn đáp: GV trao đổi với HS thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời. – Phương pháp kiểm tra viết: GV có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết hoặc nối. Với HS lớp 1 không yêu cầu HS phải viết nhiều để trả lời các câu hỏi mở. IV. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ 1. Đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) 1.1. Về nội dung học tập môn Tự nhiên và Xã hội Đánh giá thường xuyên có thể thông qua các câu hỏi, đặc biệt ở phần luyện tập, thực hành trong SGK hoặc các bài tập trong vở bài tập hay các bài tập tương tác trong SGK phiên bản điện tử. 30
  30. Khi tiến hành đánh giá thường xuyên, GV sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho HS biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của HS khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. HS tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn. Cha mẹ HS trao đổi với GV về các nhận xét, đánh giá HS bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với GV động viên, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện. Dưới đây là ví dụ minh hoạ về đánh giá theo yêu cầu Chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 1, mạch nội dung Thời tiết: “Thực hiện việc sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh”. Để đánh giá, GV có thể thông qua các hoạt động có liên quan, chẳng hạn qua trả lời câu hỏi của HS: – Có thể sử dụng câu hỏi trong Bài 21. Thời tiết trang 137. HS tự đánh giá – Có thể sử dụng bài tập 4 trang 44 trong vở bài tập: Tình huống: Mẹ có việc chuẩn bị đi ra ngoài bằng xe máy. Lúc này, em nhìn thấy ngoài trời mây đen đang kéo đến. Em sẽ nhắc mẹ phải mang theo vật nào sau đây? A. Ô (dù) B. Áo mưa C. Áo bông D. Mũ len 31
  31. Qua ý kiến tự nhận xét, hoặc qua ý kiến của HS về cách xử lí tình huống, GV cũng đánh giá được sự hiểu của HS về việc sử dụng trang phục phù hợp thời tiết của các em. Qua phần trả lời của HS, GV cần giúp các em nhận biết được cách suy nghĩ đúng, chưa đúng, lí do. Việc đánh giá yêu cầu nêu trên với HS, GV còn có thể thông qua việc phối hợp với cha mẹ HS quan sát hằng ngày xem các em có sử dụng trang phục phù hợp thời tiết khi ở nhà, ở trường hay chưa. 1.2. Về sự hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của HS, GV cần sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của HS; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời. HS được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân. Cha mẹ HS trao đổi, phối hợp với GV động viên, giúp đỡ học Đánh giá năng lực cần dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Khi được giao một nhiệm vụ học tập cụ thể, đòi hỏi học sinh phải thể hiện kiến thức, kĩ năng qua việc trình bày miệng hoặc trên giấy; trình bày một sản phẩm, một báo cáo; trả lời câu hỏi; thực hiện một dự án học tập Quan sát việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh cùng những sản phẩm cụ thể ta có thể nhận biết mức độ thể hiện các năng lực của các em. 2. Đánh giá định kì (đánh giá tổng kết) 2.1. Về nội dung học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, GV căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học để đánh giá HS theo các mức sau: – Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. – Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. 32
  32. – Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. Lưu ý: Với môn Tự nhiên và Xã hội không yêu cầu có bài kiểm tra định kì riêng. Khi học xong các chủ đề về xã hội và các chủ đề về tự nhiên, nhằm bổ sung thêm minh chứng cho việc xếp loại HS (Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành), GV có thể sử dụng phương pháp kiểm tra viết gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo thang đo năng lực và dưới hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá. Riêng với HS lớp 1 không yêu cầu HS phải viết nhiều. 2.2. Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, GV chủ nhiệm phối hợp với các GV dạy cùng lớp (nếu có), thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi HS, đánh giá theo các mức sau: a) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên. b) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên. c) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ. PHẦN IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ (Xem hướng dẫn trực tiếp) 1. HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ, ĐĂNG NHẬP 2. KÍCH HOẠT SÁCH 3. SỬ DỤNG SÁCH 4. XEM HOẠT HÌNH 5. BÀI TẬP NỐI 6. BÀI TẬP CHỌN 33
  33. PHỤ LỤC GỢI Ý PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 Theo phân phối chương trình, thời lượng cho mỗi chủ đề, bài học, bài Ôn tập và đánh giá chủ đề ở SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1 thuộc bộ SGK Cánh Diều được thể hiện trong bảng dưới đây. Số tiết Trang SGK Trang điện tử có SGK có bài tập video tương tác. Chủ đề 1. Gia đình 10 1 Gia đình em 3 10 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 2 Ngôi nhà của em 3 18-19 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 5. Tiết 3: Từ Hoạt động 6 đến hết bài. 3 An toàn khi ở nhà 2 23 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. Ôn tập và đánh giá chủ đề Gia đình 2 25 (2 Tiết 1: Từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 2. video) Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. Chủ đề 2. Trường học 8 34
  34. 4 Lớp học của em 3 30-31 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 5 Trường học của em 3 37, 38 37 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học 2 Tiết 1: Hoạt động 1. Tiết 2: Hoạt động 2. Chủ đề 3. Cộng đồng địa phương 13 6 Nơi em sống 3 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 7 Thực hành: Quan sát cuộc sống xung 3 quanh trường Tiết 1 và 2: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 3: Từ Hoạt động 3 đến hết. 8 Tết Nguyên đán 2 54-55 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết. 9 An toàn trên đường 3 62 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. 35
  35. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng 2 65 địa phương Tiết 1: Từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 3. Tiết 2: Từ Hoạt động 4 đến hết bài. Chủ đề 4. Thực vật và động vật 14 10 Cây xanh quanh em 3 70, 72-72 Tiết 1: Từ đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 11 Các con vật quanh em 3 76-77 Tiết 1: Từ đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 12 Chăm sóc bảo vệ cây trồng và vật nuôi 3 80-82, 82 Tiết 1: Từ đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 13 Thực hành: Quan sát cây xanh và các 3 con vật Tiết 1: Từ đầu đến Hoạt động 1. Tiết 2: Từ Hoạt động 2. Tiết 3: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và 2 36
  36. động vật Tiết 1: Từ đầu đến Hoạt động 3. Tiết 2: Từ Hoạt động 4 đến hết bài. Chủ đề 5. Con người và sức khoẻ 18 14 Cơ thể em 3 96 95 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 15 Các giác quan 4 101, 103, Tiết 1 và 2: Từ Mở đầu đến Hoạt động 4. 104, 105 Tiết 3 và 4: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 16 Ăn uống hằng ngày 2 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. 17 Vận động và nghỉ ngơi 2 115 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. 18 Thực hành: Rửa tay, chải răng, rửa 3 mặt Tiết 1: Rửa tay. Tiết 2: Chải răng. Tiết 3. Rửa mặt. 19 Giữ an toàn cho cơ thể 2 124 123, 125 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. 37
  37. Ôn tập và đánh giá chủ đề Con người 2 và sức khoẻ Tiết 1: Từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. Chủ đề 6. Trái Đất và bầu trời 7 20 Bầu trời ban ngày, ban đêm 2 131 133 Tiết 1: Từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 4. Tiết 2: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 21 Thời tiết 3 135, 137, Tiết 1: Từ Khởi động đến Hoạt động 3 138 (hoặc 2). Tiết 2: Từ Hoạt động 4 (hoặc 3) đến Hoạt động 5. Tiết 3: Từ Hoạt động 6 đến hết bài. Ôn tập và đánh giá chủ đề Trái Đất và 2 bầu trời Tiết 1: Từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. 38