Bài giảng Công nghệ 7 - Bài 2: Phương pháp chọn giống vật nuôi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ 7 - Bài 2: Phương pháp chọn giống vật nuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cong_nghe_7_bai_2_phuong_phap_chon_giong_vat_nuoi.pptx
Nội dung text: Bài giảng Công nghệ 7 - Bài 2: Phương pháp chọn giống vật nuôi
- NGÀY THÁNG 08 NĂM 2019
- BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI I. DỰA VÀO CÁ THỂ : Hai cách giám định 1. Theo ngoại hình : Căn cứ hình dáng bên ngoài (kiểu hình) của thú để đánh giá. MẮT THƯỜNG CHO ĐIỂM Tùy giống, mục đích chăn nuôi sẽ có yêu cầu ngoại hình khác nhau, có 2 cách giám định:
- GHI BÀI I. DỰA VÀO CÁ THỂ : Hai cách giám định 1. Theo ngoại hình : Căn cứ hình dáng bên ngoài (kiểu hình) của thú để đánh giá. a) Mắt thường: Quan sát những đặc điểm bên ngoài của thú : Cấu tạo cơ thể, đi đứng, các đặc điểm có phù hợp với giống hay không để kết luận thú tốt hay xấu.
- EM SẼ CHỌN CON NÀO?
- Lông trắng: 10 điểm Thân dài hình chữ nhật (lấy trứng) : 50 điểm Mào đơn: 5 điểm Chân vàng: 10 điểm Lông nâu, đen: 5 điểm Thân dài hình chữ nhật (lấy trứng) : 50 điểm Mào đơn: 5 điểm Chân đen: 5 điểm
- BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI I. DỰA VÀO CÁ THỂ : b) Cho điểm: Thế nào là phương pháp cho điểm? Cho ví dụ? Trả lời: Chấm điểm từng bộ phận của thú, bộ phận quan trọng có hệ số điểm cao, sau đó tính tổng điểm thú đạt được để xếp loại thú đó tốt hay xấu. – Tùy theo giống, mục đích chăn nuôi, hệ số điểm của bộ phận trên cơ thế khác nhau. Ví dụ: ở Bò sữa hệ số cấu tạo vú cao, ở bò thịt hệ số hình dáng cao.
- GHI BÀI I. DỰA VÀO CÁ THỂ : b) Cho điểm: Chấm điểm từng bộ phận của thú, bộ phận quan trọng có hệ số điểm cao, sau đó tính tổng điểm thú đạt được để xếp loại thú đó tốt hay xấu. – Tùy theo giống, mục đích chăn nuôi, hệ số điểm của bộ phận trên cơ thế khác nhau. Ví dụ: ở Bò sữa hệ số cấu tạo vú cao, ở bò thịt hệ số hình dáng cao.
- BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI I. DỰA VÀO CÁ THỂ : Hai cách giám định 2. Theo phẩm chất : a) Qua sức sinh trưởng và phát dục: b) Qua sức sản suất:
- Khả năng sản xuất: Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều: Trung bình đạt 1,8 – 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 -12 con, trọng lượng sơ sinh (Pss) trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, trọng lượng cai sữa (Pcs) từ 12 – 15 kg. - Sức tiết sữa từ 5 – 9 kg/ngày. - Khả năng sinh trưởng của heo rất tốt. - Landrace có rất nhiều ưu điểm: Sinh sản tốt, tăng trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. heo có khả năng tăng trọng từ 750-800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105-125 kg. Khi trưởng thành con đực nặng tới 400 kg, con cái 280-300 kg.
- Khả năng sản xuất: Duroc có khả năng sinh sản tương đối cao. Trung bình đạt 1,7 – 1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11 con, Pss heo con trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, Pcs 12 – 15 kg. Sức tiết sữa của lợn đạt 5 – 8 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của heo tốt. Heo Duroc có nhiều ưu điểm: Tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. có khả năng tăng trọng từ 750-800 g/ngày, 6 tháng tuổi heo thịt có thể đạt 105-125 kg. Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250-280 kg.
- ĐẶC ĐIỂM LỢN LANDRACE LỢN DUROC KHẢ NĂNG 1,8 – 2 LỨA / NĂM 1,7 – 1,8 LỨA / NĂM SẢN XUẤT ĐẺ 10 – 12 CON ĐẺ 9 – 11 CON KHẢ NĂNG 5 – 9 KG SỮA / NGÀY 5 – 8 KG SỮA / NGÀY TIẾT SỮA KHẢ NĂNG 750 – 800 G/ NGÀY 750 – 800 G/ NGÀY SINH TRƯỞNG THÀNH TRƯỞNG THÀNH TRƯỞNG ĐẠT 400 KG ĐẠT 370 KG
- GHI BÀI I. DỰA VÀO CÁ THỂ : Hai cách giám định 2. Theo phẩm chất : a) Qua sức sinh trưởng và phát dục: Theo dõi thú từ sơ sinh đến trưởng thành, xem thú phát triển nhanh hay chậm, khỏe hay yếu, chỉ số biến dưỡng cao hay thấp để quyết định thú tốt hay xấu. b) Qua sức sản suất: – Khả năng sinh sản: thú con lớn hay nhỏ? Nhiều hay ít? Ti lệ sống cao thấp? – Khả năng tiết sữa: số lượng sữa nhiều ít, chất lượng tốt xấu
- BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG VẬT II. DỰA VÀO TIÊU CHUẨN ĐÃ ĐỊNH TRƯỚC: Có 2 phương pháp 1/ Phương pháp chọn lọc hàng loạt: Thế nào là PP chọn lọc hàng loạt? Ưu và nhược điểm của pp này? Cho ví dụ? – Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để chọn vật nuôi tốt nhất giữ lại làm giống. – Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém, có thể thực hiện ngay trong điều kiện sản xuất. – Nhược điểm: Hiệu quả chọn lọc không cao
- VÍ DỤ - Mục đích chăn nuôi: gà đẻ nhiều trứng - Chọn 4 gà mái đẻ: gà mái A – gà mái B – gà mái C – gà mái D. - Tiêu chuẩn định trước: 250 trứng / 1 con / 1 năm. - Nuôi dưỡng và chăm sóc như nhau. - Kết quả sau khi nuôi 1 năm: Gà mái A Gà mái B Gà mái C Gà mái D 200 230 250 240
- GHI BÀI II. DỰA VÀO TIÊU CHUẨN ĐÃ ĐỊNH TRƯỚC: Có 2 phương pháp 1/ Phương pháp chọn lọc hàng loạt: – Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để chọn vật nuôi tốt nhất giữ lại làm giống. – Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém, có thể thực hiện ngay trong điều kiện sản xuất. – Nhược điểm: Hiệu quả chọn lọc không cao
- BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI II/ DỰA VÀO TIÊU CHUẨN ĐÃ ĐỊNH TRƯỚC: 2/ Phương pháp kiểm tra năng suất: Thế nào là pp kiểm tra năng suất? Ưu điểm và nhược điểm của pp này? Cho vd? – Các vật nuôi tham gia chọn lọc ( thường là con của vật nuôi giống tốt) được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện chuẩn, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với tiêu chuẩn đã định trước nếu tốt hơn sẽ giữ lại làm giống. – Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao – Nhược điểm: Cần nhiều thời gian phải tiến hành trong điều kiện tiêu chuẩn
- VÍ DỤ - Mục đích chăn nuôi: gà đẻ nhiều trứng - Chọn 4 gà mái đẻ giống gà Leghorn: gà mái A – gà mái B – gà mái C – gà mái D. - Tiêu chuẩn định trước: 300 trứng / 1 con / 1 năm. - Nuôi dưỡng và chăm sóc trong điều kiện chuẩn (ăn 6 lần / 1 ngày; nhốt trong chuồng có hệ thống đèn, quạt thông gió ) - Kết quả sau khi nuôi 1 năm: Gà mái A Gà mái B Gà mái C Gà mái D 250 280 290 300
- GHI BÀI 2/ Phương pháp kiểm tra năng suất: – Các vật nuôi tham gia chọn lọc ( thường là con của vật nuôi giống tốt) được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện chuẩn, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với tiêu chuẩn đã định trước nếu tốt hơn sẽ giữ lại làm giống. – Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao – Nhược điểm: Cần nhiều thời gian phải tiến hành trong điều kiện tiêu chuẩn
- GHI BÀI III. DỰA VÀO HỆ PHẢ: Dựa vào kết quả tốt đạt được ở các thế hệ trước để chọn thế hệ sau làm giống. IV. DỰA VÀO ĐỜI SAU: Kiểm tra đời con cháu của thú định làm giống có tốt hay không. Nếu tốt sẽ giữ thú đó làm nền tảng để phát triển giống.
- YÊU CẦU TẤT CẢ CÁC EM ĐÓNG HẾT GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN LẠI
- CỦNG CỐ BÀI Câu 1:Giám định theo ngoại hình được tiến hành bằng cách: A/ Giám định qua sức sản xuất B/ Giám định bằng mắt thường C/ Giám định qua sức sinh trưởng, phát dục. D/ Giám định theo phẩm chất Câu 2: Giám định theo phẩm chất được tiến hành bằng: A/ Giám định qua sức sản xuất B/ Giám định bằng mắt thường. C/ Giám định qua sức sinh trưởng, phát dục D/ Cả 2 câu a, c đều đúng Câu 3:Giám định bằng phương pháp cho điểm là phương pháp: A/ Chấm điểm từng bộ phận, sau đó tổng cộng số điểm để chọn thú. B/ Dùng mắt thường để quan sát từng bộ phận, nếu tốt thì chọn thú. C/ Cả 2 câu a, b đều sai. D/ Cả 2 câu a, b đều đúng.
- CỦNG CỐ BÀI Câu 4: Phương pháp kiểm tra năng suất muốn tiến hành cần có điều kiện gì? A/ Nuôi trong điều kiện chuẩn B/ Cần nhiều thời gian C/ Phải là con của vật nuôi giống tốt D/ Cả 3 câu đều đúng. Câu 5: Phương pháp chọn lọc hàng loạt được tiến hành bằng cách: A/ Chọn nuôi những con giống tốt B/ Dựa vào tiêu chuẩn đã định trước C/ Nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn D/ Dựa vào ngoại hình của vật nuôi.
- CHUẨN BỊ - HỌC BÀI 1 VÀ 2 - TLCH TRẮC NGHIỆM BÀI 1 VÀ 2. - TLCH TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM BÀI 3 - NỘP BẢN SAO GIẤY KHAI SINH (CHỮ RÕ RÀNG) - ĐĂNG KÍ MUA ỐNG TIÊM INOX (60.000 / 1 ỐNG )