Bài giảng Công nghệ 7 - Tiết 39 + 40 - Bài 2: Giống cây trồng

pptx 52 trang minh70 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ 7 - Tiết 39 + 40 - Bài 2: Giống cây trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_7_tiet_39_40_bai_2_giong_cay_trong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ 7 - Tiết 39 + 40 - Bài 2: Giống cây trồng

  1. KHỞI ĐỘNG • Kể tên những giống cây trồng đã và đang được trồng ở địa phương em? Địa phương em có rất nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, vải, ổi, nhãn .
  2. Giống cây trồng có những vai trò gì đối với sản xuất nông nghiệp và con người? • Giống cây trồng có những vai trò gì đối với sản xuất nông nghiệp và con người: • Tăng năng suất cây trồng • Tăng vụ trồng trọt trong năm • Tăng chất lượng nông sản • Thay đổi cơ cấu cây trồng • Giúp cơ cấu hóa nông nghiệp
  3. TIẾT 39+ 40 Bài 2 GIỐNG CÂY TRỒNG
  4. 1. Khái niệm, vai trò của cây trồng a. Đọc thông tin sách Hướng dẫn học công nghệ 7 tập 2 b. Trả lời câu hỏi Giống cây trồng là gì? Giống cây trồng có vai trò gì đối với sản xuất nông nghiệp?
  5. Kết luận - Giống cây trồng là một nhóm thực vật cùng loài, do con người chọn tạo ra, có các đặc điểm di truyền đồng nhất và ổn định. - Giống cây trồng có vai trò đối với sản xuất nông nghiệp như: + Tăng năng suất cho cây trồng + Tăng chất lượng nông sản + Mở rộng diện tích đất canh tác + Chống chịu sâu bệnh + Tăng vụ, bố trí cây trồng hợp lí + Giúp cơ giới hóa nông nghiệp
  6. 2. Sản xuất giống cây trồng a. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt - Đọc thông tin, sử dụng những thông tin vừa học được, quan sát sơ đồ trong sách HD học Công nghệ 7 tập 2 để trả lời các câu hỏi sau: ? Kể tên các bước trong quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt?
  7. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự 4 năm Hạt giống đã phục tráng và duy trì Năm 1 Dòng Dòng Dòng Dòng Dòng 1 2 3 4 5 Hạt giống siêu nguyên chủng Năm 2 Hạt giống nguyên chủng Năm 3 Hạt giống sản xuất đại trà Năm 4
  8. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng cho các loại cây nào? Ưu, nhược điểm của các của sản xuất giống cây trồng bằng hạt là gì? Cây lúa Cây bắp(ngô)
  9. Cây cà chua Cây ớt Cây đậu tương
  10. - Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường được áp dụng đối với những loại cây trồng như: cây ngũ cốc( ngô, lúa, ), câu họ Đậu và một số loại cây lấy hạt khác. - Ưu điểm: tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh. - Nhược điểm: không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến.
  11. Kết luận • a. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt: • - Phương pháp sản xuất: Sơ đồ SHD mục a phần 2. - Áp dụng: Cây ngũ cốc, cây họ đậu + Ưu điểm: chọn được nhiều hạt giống tốt. + Nhược điểm: Tốn thời gian.
  12. b. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính: - Đọc thông tin sách Công nghệ 7 - Trả lời các câu hỏi sau: ? Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính? Nêu những đặc điểm giống và khác nhau của các phương pháp đó? ? Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường áp dụng đối với những loại cây trồng nào? ?Nêu tuần tự các bước trong quy trình giâm cành, ý nghĩa của từng bước?
  13. ?Các Kể phươngtên các phươngpháp nhân pháp giống nhân vô giống tính: vô tínhGiâm? Ncànhêu những, Chiết cànhđặc điểm, Ghép giống cành và(ghép khácmắt ) nhau của các phương pháp đó?
  14. Giâm cành: Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi từ thân cây mẹ, giâm xuống đất. Giâm cành
  15. Ghép mắt: : (ghép cành): Dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép). Ghép mắt
  16. Chiết cành: Bóc khoanh vỏ của cành, sau đó bó đất. Khi cành ra rễ cắt khỏi cây mẹ, đem trồng xuống đất. Chiết cành
  17. NHỮNG HÌNH ẢNH SAU ÁP DỤNG PP NÀO ?
  18. HÌNH ẢNH SAU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GÌ?
  19. HÌNH ẢNH SAU ÁP DỤNG PP NÀO ?
  20. • So sánh • Giống nhau : Cả 3 đều dùng để nhân giống cây trồng • Khác nhau: • Giâm cành : Cắt một đoạn cánh bành tẻ • Ghép cành : Dùng một bộ phận sinh dưỡng • Chiết cành : Tách một đoạn vỏ của cây
  21. - Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường áp dụng đối với những loại cây trồng: cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh
  22. * Các bước trong quy trình giâm cành và ý nghĩa của các bước: Bước 1: Cắt một cành bánh tẻ(không quá non hoặc quá già) có mang mắt: - Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5cm thành từng đoạn 5 – 7cm, có từ 2 – 4 lá. = Bỏ ngọn cành và phần sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá,=> làm giảm sự thoát hơi nước của cành giâm - Cắt vát cành giâm => có tác dụng làm tăng khả năng hút nước của cành giâm và làm tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm
  23. • Bước 2: Nhúng phần gốc của đoạn cành vào dung dịch kích thích ra rễ • Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ , nhúng sâu từ 1 - 2 cm trong thời gian 5 - 10 giây. • Sau đó vẩy cho khô => Làm cho rễ cành giâm mau hình thành
  24. Bước 3: Cắm xuống đất ẩm cho cành ra rễ phát triển thành cây mới - Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống với độ sâu 3 - 5cm, khoảng cách các cành là 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm. - Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu một cành và xếp các bầu sát nhau để tiện chăm sóc. Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống=> có tác dụng làm tăng khả năng quang hợp của lá và cành non khi cành giâm phát triển
  25. Bước 4 : Chăm sóc cành giâm : - Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo cho mặt luống luôn ẩm. - Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn
  26. c. Sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật • Đọc thông tin: • Trả lời câu hỏi: ? Kể tên các bước trong quy trình sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật? ? Nêu ý nghĩa của các phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật?
  27. • Bài làm: • Các bước trong quy trình sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy tế bào thực vật: • Tách lấy mô (gồm các tế bào sống) của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo ra nhiều mô sẹo (callus). • Tách lấy mô sẹo rồi nuôi trong môi trường mới để tạo cây con hoàn chỉnh . • Huấn luyện cây con trong vườn ươm trước khi đưa ra sản xuất. • Ý nghĩa của phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật: Nhanh chóng tạo ra một lượng lớn cây giống đồng đều , sạch bệnh phục vụ sản xuất
  28. Kết luận b. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính: - Phương pháp sản xuất: Giâm cành, ghép cành, chiết cành. - Áp dụng: Cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh . + Ưu điểm: được cây trồng mới có đặc tính giống cây mẹ + Nhược điểm: Đòi hỏi kĩ thuật cao.
  29. c. Sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật: - Phương pháp sản xuất: B1: Tách lấy mô của cây. B2: Nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo ra mô sẹo. B3: Tách các mô sẹo rồi nuôi trong môi trường mới để tạo cây con hoàn chỉnh. B4: Huấn luyện cây con trong vườn ươm trước khi đưa ra ánh sáng. - Áp dụng: Các cây trong vườn ươm như: Cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh, cây rau - Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: tạo ra nhiều mô mới. + Nhược điểm: Đòi hỏi kĩ thuật cao, phức tạp, kinh phí lớn.
  30. 3. Bảo quản hạt giống a. Đọc thông tin: b. Sử dụng những thông tin vừa đọc trả lời những câu hỏi sau: ? Hạt giống cần phải đạt những tiêu chuẩn gì? - Hạt giống cần đạt những tiêu chuẩn: khô, mầy, không lẫn tạp,tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh
  31. ? Nêu các điều kiện cần thiết để bảo đảm hạt giống và ý nghĩa của mỗi điều khoản đó?
  32. - Hạt giống cần đảm bảo các điều kiện sau: + Hạt giống phải chuẩn: khô, mầy, không lẫn tạp,tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh=> Ý nghĩa: chọn ra những loại hạt giống tốt nhất, phục vụ cho gieo trồng. + Nơi bảo quản ( cất giữ) phải có nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp, phải kín để tránh chim, chuột, côn trùng phá hoại=> Ý nghĩa: Môi trường bảo quản tốt giúp hạn chế và tránh cho hạt giống bị hỏng, mốc, giảm năng suát gieo trồng
  33. + Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp sử lí kịp thời. Trong trường hợp bảo quản lâu dài, hạt giống cần được bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động=> Ý nghĩa: giẩm thiểu khả năng tác động làm hạt giống bị hỏng, bảo quản được lâu dài mà không sợ hạ năng suất
  34. ? Trường hợp nào hạt giống cần phải được bảo quản trong kho lạnh có các thiệt bị điều khiển tự động? - Trong trường hợp bảo quản lâu dài thì hạt giống cần được bảo quản trong kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động
  35. • Kết luận Hạt giống cần phải đạt chuẩn: Khô, mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh. - Nơi bảo quản phải có nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp, phải kín để tránh chim, chuột côn trùng phá hoại. - Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời - Trong trường hợp bảo quản lâu dài, hạt giống cần được bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.
  36. - ChọnKiểm trahạtđánh giốnggiá phải chuẩn: khô, mầy, không lẫnCâu tạp,tỉ1. Chia lệ hạt sẻ vớilép bạnthấp,về không cách bảo bị sâuquản bệnh giống - Nơicây trồngbảo quản và vai ( cấttrò giữ)của cây phải trồng có nhiệt đối với độ sản và độ ẩmxuất không nông khí nghiệp thấp, và phải đời kínsống để ở tránhgia đình chim,em? chuột, côn trùng phá hoại - Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp sử lí kịp thời. Trong trường hợp bảo quản lâu dài, hạt giống cần được bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động
  37. Vai trò của cây trồng đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống con người: • Tăng năng suất cho cây trồng • Tăng chất lượng nông sản • Mở rộng diện tích đất canh tác • Chống chịu sâu bệnh • Tăng vụ, bố trí cây trồng hợp lí • Giúp cơ giới hóa nông nghiệp
  38. 1. Loại cây nào thường sử dụng phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng hạt? a.Cây hoa b. Cây ăn quả. c. Các cây ngũ cốc. d. Cây cảnh. 2. Biện pháp nào dưới đây không phải sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính? a. Giâm cành b. Ghép mắt c. Chiết cành d. Gieo trồng hạt
  39. HDVN - Học bài theo nội dung ghi bài + Thực hành phần C. HĐ luyện tập - Chuẩn bị bài 3. Phân bón cây trồng + Tìm hiểu trong gia đình xem sử dụng những loại phân nào, ưu – nhược điểm.
  40. Kiểm tra bài cũ 1. Nêu vai trò của giống cây trồng? 2. Tiêu chí của giống cây trồng tốt?
  41. Đáp án 1. Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng. 2. Tiêu chí của giống cây trồng tốt: + Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. + Có chất lượng tốt. + Có năng suất cao và ổn định. + Chống, chịu được sâu, bệnh.
  42. HĐ 1: HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN Sản xuất giống cây trồng là gì? Là tăng số lượng hạt và cây giống. Chọn tạo giống khác sản xuất giống như thế nào? - Chọn tạo giống: Tạo ra giống mới. - Sản xuất giống: Tăng số lượng của giống và duy trì chất lượng.
  43. Nhằm tạo ra nhiều Mục đích hạt giống cây con giống phục vụ gieo trồng.
  44. Phục tráng là phục hồi Thế nào là phục những đặc tính tốt vốn có tráng giống? của giống đã mất đi trong quá trình gieo trồng.
  45. HĐ 2: HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI 3 PHÚT Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành trong mấy năm? 4 năm - Năm 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt. - Năm 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng. - Năm 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng. - Năm 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.
  46. HĐ CÁ NHÂN Muốn bảo quản tốt hạt giống cần phải đảm bảo các điều kiện nào? * Hạt giống tốt: Hạt phải khô, mẩy, không lẫn tạp, không sâu bệnh. *Bảo quản hạt giống : Nhiệt độ, độ ẩm nơi cất phải thích hợp (thấp) không để côn trùng phá hoại.
  47. HĐ CÁ NHÂN Trình bày một số phương pháp bảo quản giống cây trồng? Dụng cụ bảo quản: Chum, vại hoặc túi kín khô sạch
  48. Bảo quản trong các kho lạnh
  49. CỦNG CỐ: Ghép số thứ tự của các câu từ câu 1 đến câu 4 với các câu từ câu a đến câu d cho phù hợp 1. Chọn tạo giống. a. Tạo nhiều hạt cây giống. 2. Sản xuất giống. b. Dùng chum, vại, túi nilon. 3. Bảo quản hạt giống. c. Chặt cành từng đoạn nhỏ đem giâm xuống đất ẩm. 4. Nhân giống vô tính. d. Tạo ra quần thể có quần thể khác với quần thể ban đầu. 1-d 2-a 3-b 4-c
  50. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: 1. Bài vừa học: - Học bài. - Trả lời câu hỏi: 1, 2, 3- SGK/27. 2. Bài sắp học: - Đọc và nghiên cứu bài 12: “Sâu, bệnh hại cây trồng”.