Bài giảng Địa lí 6 - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ

pptx 7 trang minh70 2530
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí 6 - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_6_bai_3_ti_le_ban_do.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 6 - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ

  1. BÀI 3. TỈ LỆ BẢN ĐỒ 1.Bản đồ, ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ Quan sát 1 số bản đồ và trả lời CH: + E hiểu thế nào là bản đồ? + Tại sao chúng ta cần học tập môn địa lí trên BĐ? a, Khái niệm, bố cục của bản đồ: -Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. - Mỗi bản đồ có các bộ phận: tên, nội dung chính được biểu hiện (trong khung BĐ), bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ, (và có thể có một số yếu tố phụ khác: tranh ảnh, biểu đồ ).
  2. BÀI 3. TỈ LỆ BẢN ĐỒ 1.Bản đồ, ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ CH:- Vậy trên mặt phẳng BĐ rất nhỏ này, làm sao để có thể biểu hiện các vùng rộng lớn với nhiều đối tượng, hiện tượng như vậy? - Vậy tỉ lệ BĐ có ý nghĩa như thế nào? b, Tỉ lệ bản đồ: - Tỉ lệ bản đồ cho biết các đối tượng, khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước của chúng trên thực tế.
  3. BÀI 3. TỈ LỆ BẢN ĐỒ 1.Bản đồ, ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ b, Tỉ lệ bản đồ: + Quan sát BĐ trên bảng, hãy đọc các tỉ lệ BĐ và cho biết chúng được biểu hiện dưới dạng nào? - Tỉ lệ bản đồ biểu hiện ở 2 dạng: +Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1 và mẫu số là tỉ lệ thu nhỏ của BĐ; VD: 1: 1000.000 + Tỉ lệ thước: được thể hiện dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn thước ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa; VD: mỗi đoạn 1cm tương ứng 1km.
  4. BÀI 3. TỈ LỆ BẢN ĐỒ 1.Bản đồ, ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ + Quan sát BĐ trên bảng, hãy cho biết BĐ có tỉ lệ như vậy được phân loại là BĐ có tỉ lệ lớn, nhỏ hay TB? c, Phân loại bản đồ dựa theo tỉ lệ : có 3 loại - BĐ có Tỉ lệ lớn: trên 1: 200.000 - BĐ có tỉ lệ trung bình: từ 1: 200.000 đến 1: 1.000.000 - BĐ có Tỉ lệ nhỏ : nhỏ hơn 1: 1.000.000 * Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao.
  5. BÀI 3. TỈ LỆ BẢN ĐỒ 2. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ -HS quan sát BĐ H8,9 SGK tr 13 và trả lời CH: + Để biết được độ dài của đoạn đường Lê Lợi ở TP Đà Nẵng, chúng ta làm thế nào? + Quy đổi thước tỉ lệ ở BĐ H.8 ,H.9 cho biết 1cm tương ứng với bao nhiêu mét trên thực tế? + GV chia lớp làm 4 nhóm, 2 nhóm làm 1 ý trong bài tập ý b, sgk tr 14.
  6. BÀI 3. TỈ LỆ BẢN ĐỒ a, Đo tính bằng tỉ lệ thước: - Đo tính khoảng cách giữa 2 điểm bằng thước kẻ hoặc compa hoặc cạnh của tờ giấy - Áp khoảng cách đo được sang tỉ lệ thước của BĐ rồi đọc trị số để biết được độ dài tương ứng trên thực địa. VD: 7cm = 7km nếu tỉ lệ thước là 1cm = 1 km. b. Đo tính bằng tỉ lệ số: - Tử số luôn là 1, tương ứng 1cm trên BĐ. - Mẫu số là tỉ lệ thu nhỏ của bản đồ và phải quy đổi mẫu số này (thường quy đổi về km) để biết được độ dài tương ứng trên thực địa.
  7. BÀI 3. TỈ LỆ BẢN ĐỒ + Đo tính khoảng cách đường quốc lộ 1A đoạn trong tỉnh Lạng Sơn trên BĐ và dựa vào tỉ lệ BĐ, cho biết đoạn đường dài bao nhiêu km? + Cá nhân làm BT cuối bài, sgk tr 14.