Bài giảng Địa lí 7 - Ôn tập bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

ppt 11 trang minh70 2400
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí 7 - Ôn tập bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_7_on_tap_bai_41_thien_nhien_trung_va_nam_mi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 7 - Ôn tập bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

  1. ÔN TẬP BÀI 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ 1. Khái quát tự nhiên - Diện tích: 20,5 triệu Km2. - Bao gồm: eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. a) Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti - Đặc điểm khí hậu: + Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới. + Khí hậu và thực vật phân hóa từ Đông sang Tây. + Gió Tín phong Đông Bắc thổi thường xuyên. - Đặc điểm địa hình: + Eo đất Trung Mĩ: Phần lớn là núi và cao nguyên, có nhiều núi lửa hoạt động và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. + Quần đảo Ăng ti: Có hình vòng cung, các đảo có nhiều núi cao và đồng bằng ven biển.
  2. b) Khu vực Nam Mĩ Khu vực Đặc điểm địa hình Thảm thực vật Phía Tây Cao nguyên đồ sộ nhất châu Cảnh quan thay đổi từ Mĩ, cao trung bình từ 3000 – Bắc xuống Nam, từ 5000m, nhiều núi xen kẽ cao thấp lên cao rất phức nguyên và thung lũng. tạp. Ở giữa Rộng lớn gồm đồng bằng Ô Rừng rậm bao phủ, là ri no co, Amazon, Pampa, vựa lúa và vùng chăn Laplata. nuôi lớn của Nam Mĩ. Phía Đông Gồm sơn nguyên Guyana, Rừng rậm nhiệt đới Brazin hình thành lâu đời, bị ẩm. bào mòn cắt xẻ mạnh.
  3. I. Trắc nghiệm Câu: 1 Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53054’N nên có đủ các đới khí hậu: A. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới. B. Xích đạo, nhiệt đới, cận cực, hàn đới. C. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đối, cực đới. D. Xích đạo, cận nhiệt đối, ôn đới, cực đới. Câu: 2 Đâu không phải nguyên nhân khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn là: A. Núi cao. B. Ngược hướng gió. C. Dòng biển lạnh. D. Khí hậu nóng, ẩm.
  4. Câu: 3 Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực: A. Quần đảo Ảng-ti. B. Vùng núi An-đét. C. Eo đất Trung Mĩ. D. Sơn nguyên Bra-xin. Câu: 4 Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn? A. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ. B. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo. C. Đất đai rộng và bằng phẳng. D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.
  5. Câu: 5 Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An- đét là: A. Tính chất trẻ của núi. B. Thứ tự sắp xếp địa hình. C. Chiều rộng và độ cao của núi. D. Hướng phân bố núi. Câu: 6 Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn: A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa. B. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.
  6. Câu: 7 Trung và Nam Mĩ không có bộ phận: A. Eo đất Trung Mĩ. B. Các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê. C. Lục địa Nam Mĩ. D. Lục địa Bắc Mĩ. Câu: 8 Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, so với Bắc Mĩ thì: A. Trung và Nam Mĩ có diện tích lớn hơn Bắc Mĩ. B. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ. C. Trung và Nam Mĩ có diện tích bằng diện tích Bắc Mĩ. D. Khó so sánh với nhau vì diện tích Bắc Mĩ luôn biến động.
  7. Câu: 9 Rìa phía đông của sơn nguyên Bra-xin được xem là "thiền đường" của cà phê là do: A. Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào. B. Nhiều đất đỏ và khí hậu nóng ẩm quanh năm. C. Có nhiều cảng tốt, thuận lợi cho xuất khẩu. D. Có lực lượng lao động da đen đông, tiền công rẻ. Câu: 10 Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió thổi thường xuyên là: A. Gió tín phong đông bắc. B. Gió tín phong Tây bắc. C. Gió tín phong đông Nam. D. Gió tín phong Tây Nam.
  8. II. Tự luận Bài 1 : Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ. Trả lời: Đặc điểm của địa hình Nam Mĩ chia 3 khu vực: + Dãy núi trẻ An-dét chạy dọc ở phía tây. Địa hình húc tạp, cao độ sộ, cao trung bình 3000-5000m. Giữa các dãy núi có thung lũng và cao nguyên rộng. + Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn: đồng bằng Ô-ri-nô-cô, Đồng bằng A-mma-dôn, đồng bằng Pam-pa, đồng bằng Pa-pla-ta, địa hình cao về phía tây. + Phí đông là các sơn nguyên: sơn nguyên Guy-an, sơn nguyên Bra- xin.
  9. Bài 2: So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ. Trả lời: Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp. Khác nhau : Bắc Mĩ Nam Mĩ - phía đông là núi già và sơn - phía đông là các cao nguyên-Hệ nguyên- ở phía Tây dãy Cooc-đi-e thống An-det chỉ chiếm 1 phần chiếm một nửa lục địa Bắc Mĩ. nhỏ diện tích Nam Mĩ - đồng bằng trung tâm cao ở phía - Các đồng bằng có độ cao tương bắc, thấp dần về phía nam. đối bằng nhau.
  10. Hướng dẫn tự học - Hoàn thiện bài tập đã chữa. - Chuẩn bị nội dung cho tiết học sau: Ôn tập nội dung bài 42