Bài giảng Địa lí 8 - Hiệp hội các nước Đông Nam Á Asean

pptx 10 trang minh70 3020
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí 8 - Hiệp hội các nước Đông Nam Á Asean", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_8_dong_nam_a_asean.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 8 - Hiệp hội các nước Đông Nam Á Asean

  1. I. Tìm hiểu sơ qua về Đông Nam Á Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore , Thái Lan và Brunei. Vào năm 2014, dân số của cả khu vực lên đến 612.7 triệu người (số liệu năm 2015[1]), trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia). Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN (Association Southeast Asian Nations) trừ Timor Leste.
  2. II.Tên gọi Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng với thời gian, khái niệm này ngày càng được hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn. Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ "Nam Dương" để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía nam. Người Nhật gọi vùng này là "NanYo". Người Ả Rập xưa gọi vùng này là "Qumr", rồi lại gọi là "Waq - Waq" và sau này chỉ gọi là "Zabag". Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là "Suvarnabhumi" (đất vàng) hay "Suvarnadvipa" (đảo vàng). Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con người thành thạo và can đảm.
  3. Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn,còn các quốc gia còn lại tạo thành Đông nam á hải đảo. +Các quốc gia thuộc Đông nam á hải đảo: Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, Philipine, Đông timor. +Các quốc gia thuộc Đông nam á lục địa: Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Trong 11 nước Đông Nam Á, thì có 10 quốc gia có hải giới, trừ Lào. Philippines và Singapore là nước trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào.
  4. Do điều kiện địa lý của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lý khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc của Ấn Độ nữa. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ [2] đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đức và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.
  5. V.Tự nhiên ảnh hưởng đến khu vực Phải nói rằng gió mùa không chỉ đem lại thuận lợi cho con người mà còn là những yếu tố tự nhiên tác động và tạo nên sự thất thường cho khí hậu trong vùng, với biên độ không lớn lắm. Mưa nhiệt đới trên địa bàn tự nhiên của khu vực tạo ra những vùng nhỏ, xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi núi, bờ biển, và đồng bằng, tạo nên những cảnh quan đa dạng. Thực tế đó khiến cho Đông Nam Á thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô lớn, thiếu những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển những kĩ thuật tinh tế, phức tạp. Ở đây không có những đồng bằng rộng lớn như vùng châu thổ sông Ấn, sông Hằng hay Hoàng Hà; cũng không có những đồng cỏ mênh mông như vùng thảo nguyên. Không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ hẹp nhưng lại rất phong phú, đa dạng. Con người có thể khai thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh tồn. Vì thế có người gọi Đông Nam Á là khu vực khai thác thức ăn theo nghĩa rộng. Những điều kiện đó rất thuận lợi cho cuộc sống con người trong buổi đầu, nhưng không khỏi ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của một nền sản xuất lớn, tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn trong những giai đoạn phát triển sau này của khu vực. Đồng thời, sự đa dạng, đan xen của những địa bàn sinh tụ nhỏ trong văn hóa tộc người của cả khu vực và trong mỗi quốc gia.
  6. * Cơ cấu kinh tế Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP. - Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. *. Công nghiệp - Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu => tích lũy vốn. - Các ngành: + Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử + Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, + Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, => Xuất khẩu. * Dịch vụ - Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm. - Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp. - Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.
  7. • * Nông nghiệp Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng. - Trồng lúa nước - Cây lương thực truyền thống và quan trọng. - Sản lượng không ngừng tăng. - Thái Lan và Việt nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới. - Trồng cây công nghiệp - Có cao su, cà phê, hồ tiêu, => chủ yếu để xuất khẩu. • Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản - Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính: trâu bò, lợn, gia cầm. - Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển.
  8. * Nông nghiệp Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng. - Trồng lúa nước - Cây lương thực truyền thống và quan trọng. - Sản lượng không ngừng tăng. - Thái Lan và Việt nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới. - Trồng cây công nghiệp - Có cao su, cà phê, hồ tiêu, => chủ yếu để xuất khẩu. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản - Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính: trâu bò, lợn, gia cầm. - Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển.
  9. Chào Chào tạm tạm biệt ! biệt !