Bài giảng Địa lí 9 - Bài 42: Địa lí tỉnh Lâm Đồng (tt)

pptx 21 trang minh70 12730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí 9 - Bài 42: Địa lí tỉnh Lâm Đồng (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_9_bai_42_dia_li_tinh_lam_dong_tt.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 9 - Bài 42: Địa lí tỉnh Lâm Đồng (tt)

  1. Bài 42: Địa Lý Tỉnh Lâm Đồng(tt) • IV. Kinh Tế - Đặc điểm chung - Các ngành kinh tế - Sự phân hóa kinh tế theo lãnh thổ • V. Bảo Vệ Tài Nguyên Và Môi Trường - Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường của tỉnh( thành phố) - Biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường • VI. Phương Hướng Phát Triển Kinh Tế
  2. 1. Đặc điểm chung -Trước đây Lâm Đồng là 1 trong 5 tỉnh của Tây Nguyên có nền kinh tế còn chậm phát triển so với cả nước,với cơ cấu chủ yếu là nông- lâm nghiệp. Song,trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì đổi mới, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, quy mô và chất lượng nền kinh tế được nâng lên đáng kể, một số ngành và lĩnh vực phát triển vượt bậc góp phần thực hiện được mục tiêu đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Điều kiện tự nhiên đã cho phép Lâm Đồng phát triển mạnh mẽ về nông- lâm nghiệp và cả dịch vụ.Bên cạnh đó ngành công nghiệp- xây dựng hiện nay cũng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ.
  3. 2. Các ngành kinh tế CÔNG NGHIỆP -Công nghiệp rất được quan tâm và chú trọng phát triển với nhiều bước đột phá quan trọng trong tăng trưởng và thay đổi cơ cấu.Hiện nay hình thành và tiến hành sử dụng nhiều khu và cụm công nghiệp như KCN Phú Hội (Đức Trọng), KCN Lộc Sơn (Bảo Lộc) và 15 cụm CN khác trong toàn tỉnh. - Các sản phẩm công nghiệp chế biến nổi tiếng như:chè Cầu Đất, rượu vang Đà Lạt, - Các công trình thủy điện lớn: Hàm Thuận- Đa My, Đại Ninh, Đồng Nai 3,(4),Đa Nhim - Các dự án công nghiệp lớn như: Khai thác quặng Bô-xít (huyện Bảo Lâm), hydroxite nhôm(Bảo Lộc)
  4. NÔNG NGHIỆP Nông-Lâm-Ngư nghiệp: Là ngành kinh tế quan trọng, chủ yếu tập trung nhiều lao động nhất. -Ngành trồng trọt:Thế mạnh là về phát triển cây công nghiệp dài ngày trên đất đỏ • Ngành chăn nuôi:đang được coi ba zan, đặc biệt là chè, cà phê, dâu tằm trọng và phát triển mạnh mẽ theo Không ngừng tăng về diện tích và sản hình thức chuyên môn hóa để đáp lượng. Phân bố chủ yếu ở các huyện như ứng nhu cầu phát triển KT-XH, đặc Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đơn Dương, biệt là chăn nuôi bò sữa ở Đà Lạt. Đức Trọng • Ngành trồng, khai thác lâm -Cây điều được phát triển mạnh ra cả 3 sản:cũng phát triển mạnh, Lâm huyện phía Nam là Ðạ Huoai, Ðạ Tẻh, Cát Đồng có thế mạnh là rừng đầu Tiên ở một số vùng xa của các huyện Di nguồn, nơi bắt nguồn nhiều dòng Linh, Lâm Hà, Lạc Dương. sông nên ngành lâm nghiệp được coi trọng đặc biệt. Trồng rừng cung - Cây rau, hoa quả phân bố chủ yếu ở Đà cấp nguyên liệu làm giấy cho khu Lạt, và các huyện phụ cận Là cây trồng công nghiệp sản xuất giấy, bìa, góp phần không nhỏ đem lại thu nhập cho địa phương.
  5. Trồng trọt
  6. Mô hình chăn nuôi
  7. Trồng và khai thác lâm sản
  8. Dịch Vụ - Du lịch: +Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh về du lịch, tiêu biểu là TP Đà Lạt. • Đà Lạt (Lâm Đồng) nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, là xứ sở của núi rừng, thác hồ đầy mộng mơ như núi LangBiang, hồ Đankia- suối vàng, hồ ĐaNhim, Và các địa điểm tham quan khác:Hồ Tuyền Lâm, Hồ Than Thở, hồ Xuân Hương; Thác :Camly,Đambri • - Giao thông vận tải : Tương đối phát triển nhất là đường ôtô với các quốc lộ 20,28, 27, 723; tỉnh lộ 721, 722, 725. Có sân bay Liên Khương • - Bưu chính viễn thông : Tương đối phát triển với công nghệ hiện đại. • - Thương mại : Có các chợ như chợ ĐàLạt, Bảo Lộc, Liên Nghĩa • - Ngoại thương : Bạn hàng chính Các nước ASEAN, Trung Đông và vài nước Châu Âu.
  9. Du Lịch Con đường hoa anh đào Thung Lũng Tình Yêu Hồ Tuyền Lâm Núi Langbiang
  10. Sân Bay Liên Khương
  11. Thương mại
  12. V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường • 1. Dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường: • Tài nguyên, môi trường đang bị suy giảm nghiêm trọng do sức ép của sự phát triển kinh tế - xã hội, di dân tự do cao. • Ô nhiễm môi trường ( đất, nước, không khí, ) • Ảnh hưởng đến con người • Tác động đến sự phát triển kinh tế
  13. V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường 2. Biện pháp bảo vệ: • - Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. • - Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiểm môi trường sống. • - Bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, bảo tồn sự đa dạng sinh học của rừng Lâm Đồng. • - Khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. • - Giáo dục, đào tạo nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,
  14. Một số hình ảnh góp phần bảo vệ môi trường
  15. VI. Phương hướng phát triển kinh tế • Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội có tính quyết định cho sự phát triển toàn diện của tỉnh. • Phát triển ngành du lịch – dịch vụ sớm trở thành ngành kinh tế động lực ; • Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu ; • Phát triển các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu; • Phấn đấu tạo ra bước chuyển dịch tích cực về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. • Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu đô thị, đồng thời coi trọng đầu tư hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. • Kết hợp hài hòa, đồng bộ giữa ba mặt của sự phát triển gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững.
  16. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG TỪ NHỮNG VIỆC NHỎ NHẤT
  17. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 2 THE END