Bài giảng Địa lí lớp 10 - Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Xuân Hải

pptx 17 trang thuongnguyen 8710
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí lớp 10 - Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Xuân Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_10_bai_41_moi_truong_va_tai_nguyen_thie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí lớp 10 - Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Xuân Hải

  1. LỚP10A4: TỔ 1
  2. Ô NHIỄM NƯỚC LÀ GÌ? • Ô nhiễm nước là hiện tượng những vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm bị những hoạt động của con người làm nhiễm chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật chưa được xử lý, chất thải công nghiệp tất cả những chất gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật tự nhiên. • Ô nhiễm môi trường nước chính là nguồn nước bị các chất độc hại xâm chiếm qua các hoạt động xản xuất hay sinh hoạt của con người. Cũng như ô nhiễm không khí thì ô nhiễm môi trường nước để lại nhiều hậu quả to lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, làm cá chết và nhiễm độc hàng loạt.
  3. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC Ở VIỆT NAM:
  4. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC Ở VIỆT NAM: • Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh kém (theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường) • Khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước (theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường) • 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻm em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo WHO) • Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (theo báo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường) • 19.000 tấn rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó trung bình mỗi người trong số chúng ta đóng góp đến 1,2kg rác/ngày (theo TS Quách Thị Xuân – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Đà Nẵng)
  5. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG • Nguyên nhân do con người: • Những chất thải sinh hoạt (phân, rác, nước bẩn, ) của con người và gia súc gia cầm không được xử lý đúng theo quy định, các chất thải ở khu xí nghiệp và khu chế xuất, khai thác các khoáng sản, dầu mỏ, dầu khí làm cho cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng . Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống con người.
  6. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG • Hệ thống nhà máy, xí nghiệp ngày càng phát triển . Cùng với đó thì lượng nước thải tăng lên làm cho nước bẩn chảy vào mạch nước ngầm, hoà lẫn gây ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt là khi các nhà máy xi nghiệp này còn xả ra lượng lớn khí thải gây ô nhiễm không khí , khi mưa xuống thì các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng gây nên việc ô nhiễm nguồn nước. Điển hình có thể kể đến trường hợp fomosa hà tĩnh và vedan trong những năm gần đây. • Ngoài ra, sự bùng nổ dân số và việc khoan giếng bừa bải hay việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có.
  7. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
  8. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG • Nguyên nhân do tự nhiên • Sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất. Bên cạnh đó, mực nước biển ngày càng dâng cao do lấn vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông. • Sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng • Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn, cáu cặn trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hó chất trước đây đã được cất giữ.
  9. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
  10. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC • Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước đó chính là tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính như viêm kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng gia tăng tốc độ cao không thể kiểm soát. • Đồng thời, do tiếp xúc trực tiếp trong sinh hoạt hằng ngày của những người đó đối với nguồn nước bị ô nhiễm ,người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm nguồn nước ngày càng mắc nhiều loại bệnh về da.
  11. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC • Ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của một khu vực, một quốc gia. Đối với những nguồn nước bị nhiễm chì, nếu tiếp xúc lâu dài sẽ gây nên những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến nội tạng. • Sự gia tăng của tỉ lệ ung thư trong thời gian vừa qua có một sự tác động rất lớn đến từ sự ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng tại nước ta hiện nay, mà một trong những vấn đề đó chính là sự ô nhiễm nguồn nước chính là một trong những tác nhân chính gây nên sự gia tăng của bệnh ung thư.
  12. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC • Ô nhiễm môi trường nước là nguyên nhân chính làm cá chết hàng loạt tại Việt Nam:
  13. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC • Cần tuyên truyền, thúc đẩy người dân nâng cao ý thức cộng đồng để chung tay giữ sạch nguồn nước bằng các cách đơn giản như không xả rác nơi công cộng, không xả chất thải vào trực tiếp nguồn nước sạch, không sử dụng chất thải tươi làm phân bón. Hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất để bảo vệ nguồn nước sạch vì nước đóng vai trò quan trọng đối với con người.
  14. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC • Không sử dụng nước sạch một cách phí lãng phí vì như vậy cũng là một trong những biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch hiệu quả. Khi đang đánh răng hay rửa chén thì không nên xả nước liên tục gây lãng phí mà cần phải hứng nước ra ly để súc miệng, hứng ra thau, chậu để giặt đồ. • Cần thiết nên kiểm tra và bảo dưỡng cải tạo lại những đường ống dẫn nước hay những bể chứa nước nhằm chống sự thất thoát của nước. Đối với việc tưới cây, rửa xe, quét sân, thì nên sử dụng nguồn nước mưa thì sẽ tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch
  15. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC • Phải cần thiết có những kế hoạch thu gom với hố ủ vệ sinh hợp lý tránh trường hợp xả tràn lan ra ngoài gây ô uế và mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường • Đối với rác hữu cơ ở mỗi gia đình, khu tập thể hoặc nơi công cộng cần phải có những phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa. Bên cạnh đócũng cần có những biện pháp xử lý hợp vệ sinh để bảo vệ nguồn nước sạch tránh gây ô nhiễm. • Phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt rồi mới đổ ra hệ thống cống chung để bảo vệ nguồn nước sạch tránh tình trạng xả tràn lan gây ô nhiễm. Đối với nước thải công nghiệp và y tế cần phải được kiểm soát và xử lý theo quy định môi trường nước trước khi xa ra ngoài.
  16. • Hi vọng thông qua bài thuyết trình này mọi người có thể có ý thức hơn để chung tay bảo vệ môi trường nước trong sạch, an toàn hơn. Vì nguồn nước trong sạch là điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh!
  17. BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ MÌNH ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC, CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE Tổ 1 Kiều Cưng Xuân Hải Tuấn Cường Hữu Đức Thúy Hiền Mỹ Duyên Sỹ Sơn