Bài giảng Địa lí lớp 11 - Bài 7: Liên minh châu Âu (EU) - Nguyễn Trung Thành

ppt 98 trang thuongnguyen 5110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí lớp 11 - Bài 7: Liên minh châu Âu (EU) - Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_lop_11_bai_7_lien_minh_chau_au_eu_nguyen_tr.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí lớp 11 - Bài 7: Liên minh châu Âu (EU) - Nguyễn Trung Thành

  1. Thành viên nhóm: 1.Nguyễn Trung Thành 2.Bùi Văn Tấn Lực 3.Trần Thanh Sơn
  2. Mục tiêu cần đạt - Liên minh châu Âu (EU) hình thành và phát triển như thế nào? Mục đích và thể chế của tổ chức này. - Chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới. - Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung euro có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU? - EU đã thành công như thế nào trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải? - Thế nào là liên kết vùng? Ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu. - Vì sao có thể nói rằng CHLB Đức là một trong cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới? - Chứng minh được CHLB Đức là một nước có nền công nghiệp – nông nghiệp phát triển cao.
  3. BÀI 7 LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) A. EU-LIÊN B. EU-HỢP TÁC, C. CỘNG MINH KHU LIÊN KẾT ĐỂ HÒA LIÊN VỰC LỚN TRÊN CÙNG PHÁT BANG ĐỨC THẾ GIỚI TRIỂN
  4. A. EU-LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI I – QUÁ TRÌNH II- VỊ THẾ CỦA EU HÌNH THÀNH VÀ TRONG NỀN KINH PHÁT TRIỂN TẾ THẾ GIỚI 2. Tổ 1. Trung chức 1. Sự ra 2. Mục tâm kinh thương đời và đích và tế hàng mại hàng phát thể chế đầu thế đầu thế triển giới giới
  5. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN II – HỢP TÁC I – THỊ TRƯỜNG TRONG SẢN III – LIÊN KẾT CHUNG CHÂU XUẤT VÀ DỊCH VÙNG CHÂU ÂU VỤ ÂU 2. Euro 1. Sản 2. Đường 1. Khái 2. Liên 1. Tự – đồng xuất hầm giao niệm kết do lưu tiền máy thông liên kết vùng thông chung bay E- dưới biển vùng Ma-xơ của EU bớt Măng-sơ châu Âu Rai-nơ
  6. C. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC I – VỊ TRÍ ĐỊA LÍ II – DÂN CƯ XÃ VÀ ĐIỀU KIỆN III KINH TẾ HỘI TỰ NHIÊN 1. 2. 3. Khái Công Nông quát nghiệp nghiệp
  7. - Dân số: 459,7 triệu người (năm 2005) - Trụ sở: Brúc-xen (Bỉ) - Liên minh châu Âu (EU) là một trong những tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất thế giới. Từ khi ra đời đến nay, số lượng các nước thành viên EU liên tục tăng, với sự hợp tác, liên kết được mở rộng và phát triển. Ngày nay, EU đã trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
  8. A. EU-LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Sự ra đời và phát triển - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường quá trình liên kết ở châu Âu. - Năm 1951, các nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua đã thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu, sau đó sáng lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (tiền than của EU ngày nay) vào năm 1957 và Cộng đồng nguyên tử châu Âu năm 1958.
  9. A. EU-LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Sự ra đời và phát triển - Năm 1967, Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức nói trên. Với hiệp ước Ma-xtrich, năm 1993 Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu. - EU càng ngày càng mở rộng về số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ. Từ 6 nước thành viên ban đầu (năm 1957), đến đầu năm 2007, EU đã có 27 thành viên (EU27).
  10. Hãy xác định trên hình 7.2 các nước gia nhập EU đến các năm 1995, 2004 và 2007.
  11. - Năm 1995: Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia, Lúc-xăm-bua, Thủy Điển, Phần Lan, Ailen, Anh, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hi Lạp, Áo.
  12. - Năm 2004: Sec, Ba Lan, Xlô-va ki-a, Hunggari, Xlô- vê-ni-a, Lítva, Látvia, Extôria, Síp, Manta. - Năm 2007: Bungari, Rumani.
  13. A. EU-LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 2. Mục đích và thể chế - Mục đích của EU là xây dựng và phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên. - Tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về kinh tế, luật pháp, nội vụ mà còn trên cả lĩnh vực an ninh, đối ngoại.
  14. Dựa vào hình 7.3 trình bày những liên minh, hợp tác chính của EU.
  15. * Các liên minh chính: - Liên minh thuế quan. - Thị trường nội địa. - Liên minh kinh tế và tiền tệ.
  16. * Những hợp tác chính của EU: - Chính sách đối ngoại và an ninh chung: + Hợp tác trong chính sách đối ngoại. + Phối hợp hành động để giữ gìn hòa bình. + Chính sách an ninh của EU.
  17. * Những hợp tác chính của EU: - Hợp tác về tư pháp và nội vụ: + Chính sách nhập cư. + Đấu tranh chống tội phạm. + Hợp tác về cảnh sát và tư pháp.
  18. A. EU-LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 2. Mục đích và thể chế - Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành viên đưa ra mà do các cơ quan của EU quyết định (Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, Ủy ban Liên minh châu Âu).
  19. Phân tích hình 7.4 để thấy rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan đầu não EU.
  20. - Các cơ quan đầu não của EU gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Ủy ban liên minh châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, Tòa án châu Âu, Cơ quan kiểm toán.
  21. - Hoạt động của các cơ quan đầu não: + Hội đồng châu Âu: quyết định cơ bản của những người đứng đầu nhà nước.
  22. - Hoạt động của các cơ quan đầu não: + Nghị viện châu Âu: kiểm tra các quyết định của UB liên minh châu Âu, tham vấn và ban hành các quyết định và luật lệ.
  23. - Hoạt động của các cơ quan đầu não: + UB liên minh Châu Âu: Đưa ra những dự thảo nghị quyết và dự luật.
  24. - Hoạt động của các cơ quan đầu não: +Hội đồng bộ trưởng EU: quyết định các dự thảo nghị quyết và dự luật do Uỷ ban liên minh châu Âu dự thảo.
  25. - Hoạt động của các cơ quan đầu não: +Tòa án châu Âu và cơ quan kiểm toán là những cơ quan chuyên môn.
  26. A. EU-LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI II – VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới - EU đã thành công trong việc tạo ra một thị trường chung có khả năng đảm bảo cho hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên và sử dụng một đồng tiền chung (ơ-rô). Nhờ những thành công này, EU đã trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới. - Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.
  27. BẢNG 7.1 . MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI Chỉ số EU Hoa Kì Nhật Bản Số dân (triệu người – năm 2005) 459,7 296,5 127,7 GDP (tỉ USD – năm 2004) 12690,5 11667,5 4623,4 Tỉ trọng xuất khẩu GDP 26,5 7,0 12,2 (% - năm 2004) Tỉ trọng xuất khẩu của thế giới 37,7 9,0 6,25 (% - năm 2004) Dựa vào bảng 7.1, so sánh vị thế kinh tế của EU với Hoa Kì và Nhật Bản.
  28. BẢNG 7.1 . MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI Chỉ số EU Hoa Kì Nhật - EU là một trong ba Bản trung tâm kinh tế Số dân (triệu người 459,7 296,5 127,7 hàng đầu trên thế giới – năm 2005) GDP (tỉ USD – năm 12690,5 11667,5 4623,4 cùng với Hoa Kì và 2004) Nhật Bản. Tỉ trọng xuất khẩu 26,5 7,0 12,2 GDP (% - năm 2004) Tỉ trọng xuất khẩu 37,7 9,0 6,25 của thế giới (% - năm 2004)
  29. BẢNG 7.1 . MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI Chỉ số EU Hoa Kì Nhật - So với Nhật Bản và Hoa Bản Kì: Số dân (triệu người 459,7 296,5 127,7 + EU có GDP cao hơn – năm 2005) GDP (tỉ USD – năm 12690,5 11667,5 4623,4 1,1 lần so với Hoa Kì và 2004) 2,8 lần so với Nhật Bản Tỉ trọng xuất khẩu 26,5 7,0 12,2 (EU: 12 690,5 tỉ USD, GDP Hoa Kì: 11667,5 tỉ USD, (% - năm 2004) Nhật Bản: 4623,4 tỉ Tỉ trọng xuất khẩu 37,7 9,0 6,25 của thế giới USD). (% - năm 2004)
  30. BẢNG 7.1 . MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI Chỉ số EU Hoa Kì Nhật - So với Nhật Bản và Hoa Bản Kì: Số dân (triệu người 459,7 296,5 127,7 +Tỉ trọng xuất khẩu – năm 2005) GDP (tỉ USD – năm 12690,5 11667,5 4623,4 trong GDP: cao gấp 3,8 2004) lần so với Hoa Kì và 2,2 Tỉ trọng xuất khẩu 26,5 7,0 12,2 lần so với Nhật Bản. GDP (EU: 26,5%, Hoa Kì: 7% (% - năm 2004) và Nhật Bản: 12,2%). Tỉ trọng xuất khẩu 37,7 9,0 6,25 của thế giới (% - năm 2004)
  31. BẢNG 7.1 . MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI Chỉ số EU Hoa Kì Nhật - So với Nhật Bản và Hoa Bản Kì: Số dân (triệu người 459,7 296,5 127,7 +Trong xuất khẩu của thế – năm 2005) GDP (tỉ USD – năm 12690,5 11667,5 4623,4 giới, EU chiếm tỉ trọng 2004) cao nhất (37,7%), cao Tỉ trọng xuất khẩu 26,5 7,0 12,2 hơn Hoa Kì 4,2 lần và GDP gấp 6 lần so với Nhật (% - năm 2004) Bản. (EU:37,7%, Hoa Tỉ trọng xuất khẩu 37,7 9,0 6,25 của thế giới Kì: 9%, Nhật Bản: (% - năm 2004) 6,25%).
  32. A. EU-LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI II – VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới - Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu, các nước thuộc EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau và có chung một mức thuế trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU. Hiện nay, EU đang dẫn đầu thế giới về thương mại. - EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, EU đã không tuân thủ đầy đủ những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khi hạn chế nhập khẩu những mặt hàng “nhạy cảm” như than, sắt và trợ cấp cho hàng nông sản của EU, làm cho giá nông sản của họ thấp hơn giá của thị trường thế giới.
  33. A. EU-LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI II – VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới Dựa vào các thông tin ở trên, hãy nêu nhận xét về quan hệ thương mại của EU đối với các nước bên ngoài tổ chức EU.
  34. A. EU-LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI II – VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới Về quan hệ thương mại của EU đối với các nước bên ngoài tổ chức EU: - Hiện nay, EU đang dẫn đầu thế giới về thương mại. - EU là bạn hàng tốt nhất của các nước đang phát triển. - Tuy nhiên, EU đã không tuân thủ đầy đủ những quy định của WTO khi hạn chế đối với các mặt hàng xuất khẩu "nhạy cảm" như than, sắt và trợ cấp cho hàng nông sản của EU, làm cho giá của họ thấp hơn so với giá của thị trường thế giới.
  35. Liên minh châu Âu (EU) hình thành và phát triển như thế nào? Mục đích và thể chế của tổ chức này. - Với mong muốn duy trì hòa bình và cải thiện đời sống nhân dân, một số nước có ý tưởng xây dựng một châu Âu thông nhất. Năm 1957, sáu nước đã thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu ngày nay. EU lấy thời điểm ra đời của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tháng 3/1957) làm năm thành lập.
  36. Liên minh châu Âu (EU) hình thành và phát triển như thế nào? Mục đích và thể chế của tổ chức này. - Quá trình phát triển 50 năm qua của Eư (1957 - 2007) có những đặc điểm cơ bản như sau: • Số lượng các nước thành viên EU tăng liên tục. • EU được mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí (lên phía bắc trong các năm 1973, 1995; sang phía tây năm 1986; xuống phía nam năm 1981; sang phía đông năm 2004). • Mức dộ liên kết, thống nhất ngày càng cao.
  37. Dựa vào bảng 7.1, hình 7.5 và nội dung bài học hãy chứng minh rằng: EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới? BẢNG 7.1 . MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI Chỉ số EU Hoa Kì Nhật Bản Số dân (triệu người – 459,7 296,5 127,7 năm 2005) GDP (tỉ USD – năm 12690,5 11667,5 4623,4 2004) Tỉ trọng xuất khẩu 26,5 7,0 12,2 GDP (% - năm 2004) Tỉ trọng xuất khẩu 37,7 9,0 6,25 của thế giới (% - năm 2004)
  38. Dựa vào bảng 7.1, hình 7.5 và nội dung bài học hãy chứng minh rằng: EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới? - EU đứng đầu thế giới về GDP (năm 2004, GDP của EU vượt cả Hoa Kì và Nhật Bản). Tuy dân số chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới nhưng EU chiếm tới 31% tổng giá trị kinh tế của thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới. - EU chiếm 37,7% xuất khẩu của thế giới, tỉ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu trong GDP đều đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.
  39. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN I – THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU 1. Tự do lưu thông - Từ 1-1-1993, EU đã thiết lập một thị trường chung. Trong thị trường này, việc tự do lưu thông về hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn giữa các nước thành viên được đảm bảo. - Các nước thành viên thuộc thị trường chung châu Âu có chung một chính sách thương mại trong quan hệ buôn bán giữa các nước ngoài khối.
  40. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN I – THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU 1. Tự do lưu thông a) Tự do di chuyển - Bao gồm tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc. - Ví dụ : Người Đan Mạch có thể làm việc mọi nơi trên đất Pháp như người Pháp.
  41. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN I – THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU 1. Tự do lưu thông b) Tự do lưu thông dịch vụ - Tự do đối với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch v.v - Ví dụ: Một công ty vận tải của Bỉ có thể đảm nhận một hợp đồng ở bên trong nước Đức mà không phải xin giấy phép của chính quyền Đức .
  42. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN I – THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU 1. Tự do lưu thông c) Tự do lưu thông hàng hóa - Các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng. - Ví dụ : Một chiếc ô tô của I-ta-li-a bán sang các nước EU khác không phải nộp thuế.
  43. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN I – THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU 1. Tự do lưu thông d) Tự do lưu thông tiền vốn - Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọm khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tài khoản tại các ngân hàng trong khối. - Ví dụ : Một người Bồ Đào Nha có thể dễ dàng mở tài khoản tại các nước EU khác.
  44. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN I – THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU 1. Tự do lưu thông Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU.
  45. Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU. - Từ 1/1/1993, EU đã thiết lập một thị trường chung, trong đó hàng hoá, con người, dịch vụ và tiền vốn được đảm bảo tự do lưu thông giữa các nước thành viên. - Nôi dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU: + Tự do di chuyển: Bao gồm tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc. + Tự do lưu thông dịch vụ: tự do đối với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,
  46. Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU. - Từ 1/1/1993, EU đã thiết lập một thị trường chung, trong đó hàng hoá, con người, dịch vụ và tiền vốn được đảm bảo tự do lưu thông giữa các nước thành viên. - Nôi dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU: + Tự do lưu thông hàng hóa: Các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu Âu mà không phải xin giấy phép của chính quyền Đức.
  47. Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU. - Từ 1/1/1993, EU đã thiết lập một thị trường chung, trong đó hàng hoá, con người, dịch vụ và tiền vốn được đảm bảo tự do lưu thông giữa các nước thành viên. - Nôi dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU: + Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ. các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối.
  48. Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU. - Từ 1/1/1993, EU đã thiết lập một thị trường chung, trong đó hàng hoá, con người, dịch vụ và tiền vốn được đảm bảo tự do lưu thông giữa các nước thành viên. - Nôi dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU: Nội dung bốn mặt lưu thông trong EU đã thúc đẩy hoạt động giao lưu, buôn bán giữa các quốc gia EU được diễn ra dễ dàng thuận lợi hơn, góp phần mở rộng thị trường của các quốc gia
  49. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN I – THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU 2. Euro (ơ-rô) – đồng tiền chung của EU - Ơ-rô, với tư cách là đồng tiền chung của EU đã được đưa vào giao dịch, thanh toán từ năm 1999. Đến năm 2004 đã có 13 nước thành viên EU (Bỉ, CHLB Đức, Pháp, Phần Lan, I-ta-li-a, Hà Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Lúc-xăm-bua, Hi Lạp, Ai- len và Xlô-ve-ni-a) sử dụng ơ-rô là đồng tiền chung. - VIệc đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
  50. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN I – THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU 2. Euro (ơ-rô) – đồng tiền chung của EU Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chung ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU?
  51. Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chung ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU? Việc ra đời đồng tiền chung Ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU: - Có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. - Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
  52. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN II – HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ 1. Sản xuất máy bay E-bớt Hình 7.6. Máy bay E-bớt – sản phẩm hợp tác của các nước thành viên EU
  53. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN II – HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ 1. Sản xuất máy bay E-bớt - Tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt (Airbus) có trụ sở Tu-lu-dơ (Pháp), do Pháp, Đức, Anh sáng lập, đang phát triển mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng chế tạo máy bay hàng đầu của Hoa Kì. - Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay nổi tiếng thế giới.
  54. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN II – HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ 2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ
  55. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN II – HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ 2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ - Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền nước Anh với châu Âu lục địa được hoàn thành vào năm 1994. Đây là tuyến giao thông rất quan trọng ở châu Âu, vì dưới đường hầm này, hàng hóa có thể vận chuyển trực tiếp từ Anh sang châu Âu lục địa và ngược lại mà không phải trung chuyển bằng phà. - Trong tương lai đường hầm dưới biển Măng-sơ có thể cạnh tranh với vận tải hàng không nếu các tuyến đường sắt siêu tốc được đưa vào sử dụng.
  56. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN II – HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ 2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ Hình 7.8. Sơ đồ đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ
  57. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN II – HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ 2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ Các nước EU đã hợp tác với nhau như thế nào trong lĩnh vực về giao thông vận tải?
  58. Các nước EU đã hợp tác với nhau như thế nào trong lĩnh vực về giao thông vận tải? Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải của các nước EU: đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền nước Anh với châu Âu lục địa được hoàn thành vào năm 1994. Đây là tuyến giao thông rất quan trọng ở châu Âu, vì với đường hầm này, hàng hóa có thể vận chuyển trực tiếp từ Anh sang châu Âu lục địa và ngược lại mà không cần trung chuyển bằng phà.
  59. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN III – LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU (EUROREGION) 1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu - Euroregion – từ ghép của Euro (châu Âu) và region (vùng)- chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia. - Liên kết vùng có thể hoàn toàn nằm bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU (giữa các nước EU và các nước châu Âu khác). Năm 2000, EU có khoảng 140 liên kết vùng.
  60. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN III – LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU (EUROREGION) 1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu Vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng?
  61. Vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng? Các nước EU phát triển liên kết vùng nhằm: - Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia. - Phát huy những tiềm năng, thế mạnh của mỗi quốc gia, đồng thời hỗ trợ nhau trong các lịnh vực kinh tế - xã hội.
  62. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN III – LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU (EUROREGION) 2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ Hình 7.9. Liên kết vùng Ma-xơ Lai-nơ
  63. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN III – LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU (EUROREGION) 2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ - Vùng Ma-xơ-rai-nơ (Maas- Rhein) là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng châu Âu, hình thành ở khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. - Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. Hàng tháng, ở khu vưc này xuất bản một tạp chí bang ba thứ tiếng. Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
  64. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN III – LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU (EUROREGION) 2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
  65. B. EU-HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN III – LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU (EUROREGION) 2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ Việc hợp tác trong liên kết vùng Ma_xơ Lai-nơ đã đem lại những lợi ích gì?
  66. Việc hợp tác trong liên kết vùng Ma_xơ Lai-nơ đã đem lại những lợi ích gì? Những lợi ích trong liên kết vùng Ma-xơ-Rai-nơ đã đem lại: + Tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ về các lĩnh vực kinh tế -xã hội, giáo dục + Trao đổi về lao động giữa các nước, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân, thu hút lao động giỏi, trẻ, năng động. + Mở rộng thị trường tiêu thu, thúc đẩy sản xuất hàng hóa các nước. + Liên kết đào tạo ở các trường đại học .
  67. Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU? EU thiết lập thị trường chung trong khôi để: - Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bôn mặt của tự do lưư thông: tự do lưu thông con người, tự do lưu thông hàng hóa, tự do lưư thông tiền vốn, tự do lưu thông dịch vụ. - Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của Eư so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
  68. Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU? Ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung và đưa vào sử dụng đồng tiền chung: - Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ. - Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở Eư về các mặt kinh tế.
  69. Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU? Ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung và đưa vào sử dụng đồng tiền chung: - Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối. - Việc EU sử dụng một đồng tiền chung, thông nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
  70. EU đã thành công như thế nào trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải? - Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay E-bớt nổi tiếng thế giới. - Các nước EU đã thành lập Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu (ESA). Cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy A-ri-an và đã đưa lên quỹ đạo hơn 1200 vệ tinh nhân tạo. - Các nước EU đã hợp tác với nhau trong việc hoàn thành đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền nước Anh với châu Âu lục địa.
  71. Thế nào là liên kết vùng? Qua ví dụ liên kết vùng Ma-xơ Lai-nơ, hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu. * Liên kết vùng: - Liên kết vùng là một khu vực biên giới của EU, ở đó người dân các nước khác nhau thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế - xã hội và văn hoá nhằm mục tiêu chung và vì lợi ích chung của các nước. - Liên kết vùng có thể nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU (giữa các nước EU và các nước châu Âu khác).
  72. Thế nào là liên kết vùng? Qua ví dụ liên kết vùng Ma-xơ Lai-nơ, hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu. * Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ: - Hình thành ở biên giới của ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. - Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. - Hàng tháng, ở khu vực này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng. - Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung. - Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
  73. Thế nào là liên kết vùng? Qua ví dụ liên kết vùng Ma-xơ Lai-nơ, hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu. * Ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu: - Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế so sánh riêng của mỗi nước. - Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.
  74. C. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC I – VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - Nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp với 9 nước, Biển Bắc và biển Ban-tích, CHLB Đức có nhiều thuận lợi trong việc thông thương với các nước khác ở châu Âu, là cầu nối quan trọng giữa Đông Âu và Tây Âu, giữa Bắc Âu và Nam Âu. Cùng với Pháp, CHLB Đức giữ vai trò đầu tàu trong việc xây dựng và phát triển EU. - CHLB Đức nằm trong khu vực khí hậu ôn đới. Từ bắc xuống nam có các vùng cảnh quan khác nhau. Sự đa dạng và vẻ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn nhiều du khách. Tuy nhiên, nước Đức nghèo khoáng sản, đáng kể nhất là than nâu, than đá và muối mỏ.
  75. C. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC I – VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Đặc điểm của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế của CHLB Đức?
  76. Đặc điểm của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế của CHLB Đức? * Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp với 9 nước, Biển Băc, Biển Ban-tích, vị trí địa lí có nhiều thuận lợi: + Hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các nước khác ở châu Âu dễ dàng, thuận lơi. + CHLB Đức là cầu nối quan trọng giữa Đông Âu và Tây Âu, giữa Bắc Âu và Nam Âu, giữ vai trò đầu tàu trong việc xây dựng và phát triển EU.
  77. Đặc điểm của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế của CHLB Đức? * Điều kiện tự nhiên: - Thuộc khí hậu ôn đới, thời tiết không quá khắc nghiệt, thuận lợi cho phát triển kinh tế. - Cảnh quan thiên nhiên đa dạng từ bắc xuống nam, là tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng của đât nước này. - Khoáng sản: than nâu, than đá và muối mỏ; nhìn chung nước Đức nghèo khoáng sản.
  78. C. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC II – DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI - Nước Đức là nhà nước liên bang (gồm 16 bang). So với các nước trên thế giới, người dân Đức có mức sống cao. Cơ cấu dân số già, tỉ suất sinh vào loại thấp nhất châu Âu, dân số tăng chủ yếu do nhập cư (khoảng 10% dân số là người nhập cư. trong đó nhiều nhất là người Thổ Nhĩ Kì và người I-ta-li-a). - Chính phủ Đức rất khuyến khích việc lập gia đình, sinh nhiều con và dành nhiều ưu tiên, trợ cấp xã hội cho những người có gia đình và nhất là gia đình đông con. Giáo dục, đào tạo được chú trọng đầu tư.
  79. C. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC II – DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
  80. C. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC II – DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Hãy nêu một số nét nổi bật trong dân cư – xã hội của CHLB Đức.
  81. Hãy nêu một số nét nổi bật trong dân cư – xã hội của CHLB Đức. Dân cư-xã hội của CHLB Đức - Quy mô dấn số là: 82,5 triệu người. - Cơ cấu dân số già. - Tỉ suất sinh thấp nhất châu Âu, dân số tăng chủ yếu do nhập cư (10% dân số là nhập cư, chủ yếu người Thổ Nhĩ Kì và I-ta-li-a). Chính phủ khuyến khích sinh đẻ và dành nhiều ưu tiên. - Đơi sống nhân dân có mức sống coao. - Giáo dục đào tạo được chú trọng.
  82. C. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC III – KINH TẾ 1. Khái quát - Hiện nay, nước Đức thống nhất là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Nền kinh tế - xã hội Đức đang biến đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. - Năm 2004, tỉ trọng các khu vực kinh tế trong GDP là : nông nghiệp 1%, công nghiệp và xây dựng 29%, dịch vụ 70%.
  83. Bảng 7.3 GDP của các cường quốc trên thế giới Bảng 7.4 Giá trị xuất nhập khẩu của các cường (Đơn vị : tỉ USD) quốc thương mại quốc tế năm 2004. Đơn vị : tỉ USD Nước 1995 2004 Nước Xuất khẩu Nhập khẩu Hoa Kì 6954,8 (1) 11667,5 (1) Hoa Kì 818,5 (2) 1525,7 (1) Nhật Bản 5217,6 (2) 4623,4 (2) CHLB Đức 911,6 (1) 718,0 (2) CHLB Đức 2417,7 (3) 2714,4 (3) Trung Quốc 593,4 (3) 560,7 (3) Anh 1102,7 (5) 2140,9 (4) Nhật Bản 565,7 (4) 454,5 (4) Pháp 1536,5 (4) 2002,6 (5) Pháp 423,8 (4) 442,0 (5) Số trong ngoặc là xếp hạng trên thế giới Dựa vào các bảng 7.3, 7.4, hãy chứng minh CHLB Đức là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
  84. Bảng 7.3 GDP của các cường quốc trên thế giới Bảng 7.4 Giá trị xuất nhập khẩu của các cường (Đơn vị : tỉ USD) quốc thương mại quốc tế năm 2004. Đơn vị : tỉ USD Nước 1995 2004 Nước Xuất khẩu Nhập khẩu Hoa Kì 6954,8 (1) 11667,5 (1) Hoa Kì 818,5 (2) 1525,7 (1) Nhật Bản 5217,6 (2) 4623,4 (2) CHLB Đức 911,6 (1) 718,0 (2) CHLB Đức 2417,7 (3) 2714,4 (3) Trung Quốc 593,4 (3) 560,7 (3) Anh 1102,7 (5) 2140,9 (4) Nhật Bản 565,7 (4) 454,5 (4) Pháp 1536,5 (4) 2002,6 (5) Pháp 423,8 (4) 442,0 (5) Số trong ngoặc là xếp hạng trên thế giới CHLB Đức là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới: - GDP đứng thứ 3 trong các cường quốc kinh tế thế giới (năm 2004 là 2714,4 tỉ USD), sau Hoa Kì và Nhật Bản. - Năm 2004: giá trị xuất khẩu đứng đầu thế giới (911,6 tỉ USD); giá trị nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới (718 tỉ USD).
  85. C. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC III – KINH TẾ 2. Công nghiệp - Nhiều ngành công nghiệp của CHLB Đức có vị trí cao trên thế giới như chế tạo máy, điện tử - viễn thông, hoá chất, sản xuất thép. - Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, khả năng tìm tòi, sáng tạo của người lao động và chất lượng sản phẩm cao là những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh của nền công nghiệp Đức.
  86. Dựa vào hình 7.12, hãy xác định các trung tâm công nghiệp: Cô-lô- nhơ, Phran-phuốc, Muy-ních, Xtút-gát, Béc-lin và các ngành công nghiệp của những trung tâm đó.
  87. - Cô-lô-nhơ: điện tử -viễn thông, cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, sản xuất ô tô. - Phran-Phuốc: điện tử- viễn thông, hóa chất, thực phẩm, sản xuất ô tô. - Muy-ních: cơ khí, điện tử- viễn thông, hóa chất, sản xuất ô tô, thực phẩm, dệt may. - Xtút-gát: điện tử viễn thông, cơ khí, sản xuất ô tô, thực phẩm. - Béc-lin: cơ khí, hóa chất, điện tử- viễn thông, thực phẩm, dệt may.
  88. C. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC III – KINH TẾ 3. Nông nghiệp - Điều kiện tự nhiên để sản xuất nông nghiệp của CHLB Đức không thật thuận lợi. Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do tăng cường cơ giới hoá, chuyên môn hoá, hợp lí hoá sản xuất, sử dụng ngày càng nhiều phân bón, giống tốt, nên năng suất đã tăng mạnh, - Nông sản chủ yếu của CHLB Đức là lúa mì, củ cải đường, khoai tây, thịt (bò, lợn) và sữa.
  89. Dựa vào hình 7.14 hãy nêu sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi của CHLB Đức.
  90. - Lúa mì: phân bố trên khắp lãnh thổ từ bắc xuống nam. - Khoai tây: phân bố chủ yếu ở phía bắc lãnh thổ. - Củ cải đường: phân bố rộng khắp lãnh thổ, đặc biệt vùng trung tâm. - Gà: phân bố khu vực rìa phía tây và đông bắc lãnh thổ. - Lợn: phân bố rộng khắp lãnh thổ. - Bò: phân bố rông khắp lãnh thổ, đặc biệt ở khu vực phía tây và phía nam.
  91. Vì sao có thể nói rằng CHLB Đức là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới? CHLB Đức là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới: - GDP đứng thứ 3 trong các cường quốc kinh tế thế giới (năm 2004 là 2714,4 tỉ USD), sau Hoa Kì và Nhật Bản. - Tỉ trọng các khu vực kinh tế trong GDP: nông nghiệp 1%, công nghiệp và xây dựng 29%, dịch vụ 70%. - Năm 2004: giá trị xuất khẩu đứng đầu thế giới (911,6 tỉ USD); giá trị nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới (718 tỉ USD). - Nhiều ngành công nghiệp của CHLB Đức có vị trí cao trên thế giới như chế tạo máy, điện tử - viễn thông, hóa chất, sản xuất thép.
  92. Hãy chứng minh rằng CHLB Đức là một nước có nền công nghiệp – nông nghiệp phát triển cao. CHLB Đức là một nước có nền công nghiệp-nông nghiệp phát triển cao. * Công nghiệp: - Nhiều ngành công nghiệp của CHLB Đức có vị trí cao trên thế giới như chế tạo máy, điện tử - viễn thông, hóa chất, sản xuất thép. - Năng suất lao động luôn cao. - Công nghiệp áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. - Chất lượng sản phẩm cao. - Mật độ các trung tâm công nghiệp lớn và phân bố rộng khắp lãnh thổ, chủ yếu là các TTCN có quy mô lớn và rất lớn. - Các TTCN tiêu biểu là: Cô-lô-nhơ, Phran-Phuốc, Muy-ních, Xtút-gát, Béc-lin
  93. Hãy chứng minh rằng CHLB Đức là một nước có nền công nghiệp – nông nghiệp phát triển cao. CHLB Đức là một nước có nền công nghiệp-nông nghiệp phát triển cao. * Nông nghiệp: - Phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa. - Nông nghiệp được cơ giới hóa, chuyên môn hóa, hợp lí hóa sản xuất. - Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất (phân bón, giống tốt, kĩ thuật canh tác ). -> năng suất nông nghiệp tăng mạnh. - Các nông sản chủ yếu của CHLB Đức là lúa mì, khoai tây, củ cải đường, thịt (bò, lợn) và sữa.