Bài giảng Giáo dục công dân khối 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng các dân tộc, tôn giáo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân khối 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng các dân tộc, tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_khoi_12_bai_5_quyen_binh_dang_ca.pptx
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân khối 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng các dân tộc, tôn giáo
- Bài 5:Quyền Bình Đẳng Giữa Các Dân Tộc, Tôn Giáo
- Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc Nội Dung Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Theo các em dân tộc được hiểu như thế nào? Dân tộc thì được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: Trong đó thì có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất: - Theo nghĩa hẹp: Dân tộc là các tộc người trong một quốc gia nhiều dân tộc khác nhau + Có chung ngôn ngữ + Có chung lịch sử, nguồn gốc + Có chung nét văn hóa đặc sắc + Có ý thức tự giác dân tộc
- Dân tộc Kinh Dân tộc Mường
- Dân tộc Bana Dân tộc Chăm Dân tộc Thái
- • Theo nghĩa rộng, dân tộc là toàn bộ dân cư của một nước + Có chung một lãnh thổ quốc gia + Có quốc ngữ, ngôn ngữ chung cho quốc gia đó + Chung một nền kinh tế , chính trị nhất định + Có sự thống nhất về truyền thống văn hóa Dân tộc Hàn Quốc
- Dân tộc CuBa Dân tộc Nga
- 1. Bình đẳng giữa các dân tộc A, Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc? Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt, chủng tộc, màu da . Đều được Nhà nước và Pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
- Câu hỏi: Vì sao ở nước ta, quyền bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc? Em hãy nêu một số nội dung cơ bản của quyền bình đẳng giữa các dân tộc mà em biết?
- • Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc hàng đầu trong hợp tác giữa các dân tộc ở Việt Nam. Nó là sự kết tinh của truyền thống dân tộc và thần nhân văn cao cả của chế độ XHCN, nó là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau. • Quyền bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện 3 nội dung cơ bản: + Bình đẳng về chính trị + Bình đẳng về kinh tế + Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
- B, Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc • Nhóm 1: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc thể hiện ở những nội dung nào? • Nhóm 2: Bình đẳng về kinh tế trong các dân tộc Việt Nam thể hiện qua những nội dung cơ bản nào? • Nhóm 3: Chính sách bình đẳng về văn hóa, giáo dục ở nước ta được thực hiện ở những nội dung cơ bản nào?
- Quyền Chính Trị Kinh tế Văn hóa – giáo dục bình đẳng Nội dung - Tham gia quản lí nhà - Thể hiện chính sách - Giữ gìn, khôi phục, phát nước và xã hội phát triển kinh tế của huy các phong tục tập - Tham gia vào bộ máy Đảng và Nhà nước quán, tiếng nói, chữ viết, nhà nước - Quan tâm đầu tư và truyền thống văn hóa - Tham gia thảo luận, góp phát triển kinh tế tốt đẹp của từng dân tộc ý vấn đề xây dựng đất vùng sâu, vùng xa - Có quyền hưởng thụ nền nước đồng bào dân tộc giáo dục của nhà nước - Quyền thực hiện dân - Ban hành các chủ trực tiếp và gián tiếp chương trình phát triển kinh tế - xã hội
- Ví dụ: Bình đẳng về chính trị UBND tỉnh tổ chức đối thoại trực tiếp với Cử tri dân tộc thiểu số đi bỏ phiếu bầu Quốc người dân huyện M’Drak. hội khóa XIII và HĐND các cấp
- Bình đẳng về kinh tế Chương trình 135 mang lại ấm no Thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho bà con dân tộc thiểu số vùng DTTS và miền núi
- Bình đẳng về văn hóa giáo dục Phổ cập giáo dục và xóa nạn mù chữ cho Tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo trẻ em vùng sâu vùng xa vùng sâu vùng xa
- Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
- C. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc • Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các đồng bào các dân tộc ở nước ta hiện nay? Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc ở nước ta hiện nay nhìn chung vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa các dân tộc , giữa các vùng miền trên cả nước. Đặc biệt đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn.
- Là cơ sở để đoàn kết các dân tộc Ý nghĩa Đoàn kết tương trợ lẫn nhau cùng phát triển sức mạnh toàn diện góp phần xây dựng dất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- Câu hỏi luyện tập • Câu 1: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết là thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực nào sau đây: • A. Kinh tế • B. Chính trị • C. Văn hóa, giáo dục • D. Tự do tín ngưỡng
- • Câu 2: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây? • A. Chính trị • B. Đầu tư • C. Kinh tế • D. Văn hóa, giáo dục
- • Câu 3: Việc nhà nước quy định tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về: • A. Kinh tế • B. Chính trị • C. Văn hóa • D. Giáo dục
- • Câu 4: Xã T là một xã miền núi có đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã T kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây? • A. Bình đẳng về chủ trương • B. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh • C. Bình đẳng về điều kiện kinh tế • D. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh
- Câu hỏi tình huống • H được biết, Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế- xã hội đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Chủ trương này của Nhà nước là tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc được bình đẳng với nhau về kinh tế. Vậy mà L lại nói : Cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở miền núi còn nhiều khó khăn thì không thể nói là các dân tộc bình đẳng với nhau về kinh tế được. Câu hỏi: 1.Em có nhận xét gì về suy nghĩ của H và L? 2. Để quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc, Nhà nước ta phải thực hiện những biện pháp nào?