Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (2 tiết)

ppt 47 trang thuongnguyen 4510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_12_cong_dan_voi_tinh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (2 tiết)

  1. Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (2 tiết) 1. Tình yêu 2. Hôn nhân 3. Gia đình, chức năng của gia đình.
  2. Tiết 1 1.Tình yêu a.Tình yêu là gì ?
  3. Hãy tìm những biểu hiện tình yêu trong những câu ca dao, câu thơ sau: “Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than” “Yêu nhau muôn sự chẳng nề Có trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng” “ Anh không xứng là biển xanh Hãy nêu một vài Nhưng cũng xin làm biển biếc quan niệm về tình yêu mà các Để hát mãi bên ghềnh em biết? Mối tình chung không hết Để những khi bọt tung trắng xóa Và gió về bay tỏa nơi nơi Như hôn mãi ngàn năm không thỏa Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi”. Xuân Diệu
  4. Theo em tình yêu có những biểu hiện như thế nào? Những biểu hiện của tình yêu. + Nhớ nhung, quyến luyến. + Tình cảm tha thiết . + Động cơ mãnh liệt sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để đến được với nhau + Có nhu cầu gần gũi nhau
  5.  Tình yêu là chết trong lòng một ít, là sự gắn bó đồng điệu của hai người nam và nữ.  Tình yêu là con dao hai lưỡi. Nó có thể mang lại cho gia đình Một vài hạnh phúc và cũng có thể là quan đau khổ niệm về  Tình yêu là tình cảm của hai tình yêu người khác giới, họ hiểu nhau, dễ dàng tha thứ cho nhau.  Tình yêu là tình cảm hai người khác giới, rất thiêng liêng và họ muốn dành hạnh phúc cho nhau
  6. Tình yêu là gì ? Là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
  7. b. Tình yêu chân chính: Tình huống : Giang và Tài yêu nhau khi còn học đại học. Giang tốt nghiệp đại học loại giỏi, được trường đại học giữ lại giảng dạy. Tài được phân công công tác về vùng xa thuộc tỉnh Cao Bằng. Vì yêu Tài, Giang đã xung phong về nơi Tài đang công tác. Bạn bè, gia đình khuyên nhủ, nói Giang dại quá, ở nơi đó thì làm gì có điều kiện phát triển. Nhưng Giang vẫn không thay đổi ý định. Câu hỏi 1) Em có suy nghĩ gì về hành động của Giang? 2) Tình cảm giữa Giang và Tài có phải là tình yêu chân chính không? Vì sao?
  8. Tình yêu chân chính là gì? Tình yêu chân chính phải là tình yêu và. ,phùtrong sáng lành mạnh hợp với quan niệm tiếnđạo đức bộ của xã hội.
  9. Biểu hiện của tình yêu chân chính? Có tình cảm chân thật, sự quyến luyến Có sự quan Có lòng vị tâm sâu tha, thông sắc, không cảm. vụ lợi Sự chân thành, tin cậy, tôn trọng
  10. Với những biểu hiện cao đẹp đó, tình yêu chân chính có ý nghĩa gì? Giúp con người trưởng thành, hoàn thiện hơn trong cuộc sống và trong các mối quan hệ xã hội.
  11. C. Những điều cần tránh trong tình yêu Những Yêu đương quá sớm điều cần tránh Yêu một lúc nhiều người trong Có quan hệ tình dục tình trước hôn nhân yêu
  12. - Yêu đương quá sớm Tôi Hãy nhận xét các quan điểm sau: Tôi 17 1.“Tuổi của học sinh trung học phổ 16 tuổi tuổi thông là tuổi đẹp nhất, không yêu sẽ thiệt thòi”. 2.“Tuổi học sinh trung học phổ thông là tuổi ăn, tuổi học, chưa được phép yêu”. Em nào đồng ý với ý kiến thứ 1? Em nào đồng ý với ý kiến thứ 2 ?
  13. Tuổi từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa thực sự trưởng thành, quan hệ giữa nam và nữ dù có thể có nhiều thiện cảm, thậm chí rất gắn bó thì quan hệ ấy chủ yếu vẫn là quan hệ tình bạn. Yêu sớm thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết, vì còn đang phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ.
  14. - Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi . Tại sao đây là điều nên tránh ? Đây là biểu hiện nên tránh vì tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người, là một phần quan trọng của cuộc sống tương lai, do đó trong tình yêu cần có sự suy nghĩ chín chắn, không nên đùa cợt với tình yêu.
  15. Quan hệ tình dục trước hôn nhân Hậu quả  Có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai ảnh hưởng sức khỏe sinh sản sau này.  Kết hôn sớm, hôn nhân không bền vững.  Lây nhiễm HIV/AIDS, các chứng bệnh nan y như: bệnh lậu, bệnh giang mai
  16. Hậu quả do quan hệ tình dục sớm Có thai ngoài ý muốn Nạo phá thai
  17. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục Bệnh Giang mai Đây là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi khuẩn xoắn Treponema pallidum. Đường lây truyền của bệnh giang mai hầu như luôn luôn là qua đường tình dục
  18. ?Trong xã hội hiện nay có hiện tượng sống thử trước khi kết hôn, hay kết hôn đồng tính luyến ái. Các em hãy trình bày quan điểm của mình về hiện tượng trên? Tình yêu vi phạm đạo đức Nghiêm cấm trong tình yêu Tình yêu đồng giới
  19. Tình yêu là một đề tài muôn thuở. Từ lâu đã có biết bao tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về tình yêu làm rung động triệu triệu con tim. Chúng ta những học sinh đang độ tuổi trưởng thành nói gì về tình yêu, trách nhiệm của chúng ta như thế nào trước một dạng tình cảm đặc biệt này của mỗi người để tình yêu đẹp hơn, trong sáng hơn? Chúng ta trước hết cần học tập và rèn luyện tốt, xây dựng một tình bạn tốt, chân chính. Không bao lâu khi chúng ta đã thành đạt, vương quốc tình yêu đó sẽ sẵn sàng đón nhận.
  20. Tiết 2 2. Hôn nhân Hôn nhân là kết quả hợp lô gíc của tình yêu chân chính. Tình yêu chân chính không chỉ là cơ sở của hôn nhân mà còn là một trong những yếu tố quyết định để hôn nhân được duy trì bền vững. Vậy hôn nhân là gì? 20
  21. a. Hôn nhân là gì? Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Trong quan hệ hôn nhân, vợ chồng bình đẳng với nhau về nghĩa vụ và quyền lợi. Sự bình đẳng này không chỉ được pháp luật công nhận mà quan trọng hơn là trong xã hội của chúng ta con người nói chung cũng như phụ nữ nói riêng được giải phóng, có được điều kiện thực tế về kinh tế - xã hội và chính trị để khẳng định vai trò của mình bình đẳng với nam giới trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
  22. Phân biệt hai khái niệm “Hôn nhân” và “Kết hôn” ? + Hôn nhân: Là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn + Kết hôn: Là nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật
  23. Thảo luận nhóm
  24. Tình huống Nhóm 1 Anh A và chị B tự ý sống chung với nhau. Sau một thời gian, giữa họ có một đứa con, một căn nhà và một số tài sản khác. Quan hệ giữa họ về mặt pháp lí có được coi là vợ chồng hay không? Vì sao? Câu hỏi: Các em thảo luận phân tích tình huống, rút ra kết luận đúng, sai? Vì sao ?
  25. Tình huống Nhóm 2 Chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, 16 tuổi Mây đã lên xe hoa về nhà chồng. Người chồng là Mạnh 18 tuổi. Vì có ông chú cán bộ xã nên chính quyền cho qua việc này. Nhưng tình trạng sau hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ này thật là bất hạnh. Câu hỏi: Các em thảo luận phân tích tình huống, rút ra kết luận đúng, sai? Vì sao ?
  26. Tình huống Nhóm 3 Bố mẹ anh Tuấn hoàn cảnh gia đình khó khăn. Khi tổ chức đám cưới anh đã bàn bạc với cha mẹ nên tổ chức tiết kiệm, trang trọng và vui vẻ. Nhưng gia đình cô dâu đã không đồng ý và cho rằng làm như vậy giảm giá trị con gái của họ. Câu hỏi: Các em thảo luận phân tích tình huống, rút ra kết luận đúng, sai? Vì sao?
  27. Tình huống Nhóm 4 Bố mẹ Quân ly hôn. Bố và mẹ đều đi bước nữa. Quân ở với ông bà nội. Ông bà nội già yếu. Quân không có ai chăm sóc dạy bảo, nghe bạn bè xấu Quân sa vào tệ nạn xã hội lúc nào không biết Câu hỏi: Các em thảo luận phân tích tình huống, rút ra kết luận đúng, sai? Vì sao?
  28. Kết hôn Lễ cưới Đủ tuổi Đăng ký trang trọng, Chăm sóc kết hôn kết hôn vui vẻ con cái tiết kiệm
  29. Ở nước ta pháp luật quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu? Nam từ 20 Nữ từ 18 tuổi trở lên tuổi trở lên
  30. b. Chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay Trong xã hội phong kiến chế độ hôn nhân dựa trên lợi ích giai cấp. Trong xã hội tư bản chế độ hôn nhân dựa trên lợi ích kinh tế. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp
  31. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay Hôn nhân một vợ Hôn nhân tự một chồng, nguyện và tiến bộ vợ chồng bình đẳng
  32. Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ - Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính.Khác với các chế độ trước đây, hôn nhân thường dựa trên lợi ích kinh tế, lợi ích giai cấp. Tình yêu không được coi là cơ sở của hôn nhân. Theo em, thanh niên nam nữ khi yêu nhau có nên cho cha mẹ biết hay không ? Khi yêu nhau thanh niên nam nữ nên cho cha mẹ biết để cha mẹ khuyên nhủ, tư vấn cho tình yêu của hai bạn.
  33. - Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định. - Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lí, tức là phải đăng kí kết hôn theo luật. Điều này thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, thể hiện tinh thần trách nhiệm trước xã hội và có ý thức chăm lo, bảo vệ cuộc sống gia đình hạnh phúc.
  34. - Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do li hôn. Li hôn là cần thiết khi tình yêu giữa vợ và chồng không còn nữa và cuộc sống gia đình trở nên không thể chịu nổi. Tuy nhiên li hôn chỉ được coi là việc bất đắc dĩ, vì li hôn gây nhiều hậu quả xấu cho cả hai người, đặc biệt là đối với con cái. Em hãy nêu những tác hại của sự li hôn giữa vợ và chồng đối với con cái của họ ?
  35. Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng. Bởi vì, tình yêu là không thể chia sẻ được. Vợ chồng phải chung thuỷ, yêu thương giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự cao bằng, chia đôi mà là vợ chồng có nghĩa vụ và qyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình.
  36. 3. Gia đình, chức năng của gia đình. a. Gia đình là gì? Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình.
  37. * Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Trong gia đình quan hệ hôn nhân thể hiện trong quan hệ giữa vợ và chồng; quan hệ huyết thống thể hiện trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa ông bà với các cháu, giữa anh, chị, em ruột với nhau.
  38. b) Chức năng của gia đình. Chức năng duy trì nòi giống Chức Chức năng kinh tế năng của Chức năng tổ chức đời sống gia gia đình đình Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái
  39. - Chức năng duy trì nòi giống. Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Theo em, một gia đình Việt Nam hiện nay nên có mấy con? Vì sao ? Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 hai con để nuôi dạy cho tốt.
  40. - Chức năng kinh tế. Các gia đình phải biết làm kinh tế với những hình thức sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của mình, tạo ra nguồn thu nhập chính đáng để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của gia đình.
  41. Gia đình em có tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động dịch vụ không ? Việc đó giúp gì cho gia đình em?
  42. - Chức năng tổ chức đời sống gia đình. Gia đình phải tạo ra cho mỗi thành viên một môi trường sống an toàn, lành mạnh và dễ chịu. Gia đình là nơi con cái yêu thương, trở thành nguồn vui và sự động viên cho cha mẹ, là nơi người già được quan tâm, sống vui với con cháu; người lao động được nghỉ ngơi và hưởng thụ những thành quả lao động của mình và các thành quả văn hoá khác của xã hội.
  43. Để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc, em có thể làm được gì? - Chăm ngoan, học giỏi - Có hiếu với cha mẹ, ông bà - Tham gia vào xây dựng kinh tế gia đình
  44. - Chức năng nuôi dưỡng giáo dục con cái. Cha mẹ không chỉ có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, học hành của con cái mà còn phải biết nuôi con một cách khoa học để chúng được khoẻ mạnh và thông minh. Ngoài ra, cha mẹ còn phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục con cái trở thành công dân có ích cho xã hội. Ông bà, cha mẹ phải dạy bảo con cháu những điều hay lẽ phải, rèn luyện những thói quen, nếp sống lành mạnh.
  45. BÀI TẬP CỦNG CỐ
  46. Câu 1: Có người cho rằng việc giáo dục trẻ em là việc của nhà trường. Em có nhận xét gì về ý kiến này? Câu 2: Theo em, tình yêu không đi đến được hôn nhân có phải là tình yêu chân chính không? Câu 3: Trước đây, quan niệm về một gia đình có phúc là “ con đàn, cháu đống”. Em thấy quan niệm này còn phù hợp trong xã hội ngày nay không? Vì sao?
  47. Dặn dò: - Các em về nhà học bài và làm bài tập -Xem trước bài 13: Công dân với cộng đồng