Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (Tiết 2)

ppt 13 trang thuongnguyen 7460
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_7_cong_dan_voi_cac_qu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (Tiết 2)

  1. BÀI 7 (tiết 2)
  2. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của ND. Công dân với các Quyền tham gia quản lí quyền Nhà nước và xã hội. dân chủ Quyền khiếu nại và tố cáo.
  3. 2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. a, Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế- xã hội. Đây là quyền gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ Hãy đọctrực kĩ tiếpSGK ở phầnnước 2.a ta tr 72,73 và cho biết: thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Các quy định về quyền này có áp dụng với bản thân các em không?
  4. b, Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở 2 pham vi: Cả nước Phạm vi Cơ sở
  5. b, Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. * Ở phạm vi cả nước: - Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân như Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình, Luật hình sự - Góp ý kiến, phản ánh kịp thời với Nhà nước về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật để nhà nước sửa đổi và hoàn thiện. Bắt đầu từ 15/6 cho đến 15/8, Dự thảo Thuế thu nhập cá nhân được - Thảo luận, biểu quyết các vấn đề Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổ chức trọng đại khi Nhà nước tổ chức lấy ý kiến toàn dân trước khi đưa ra trưng cầu ý dân. thảo luận và thông qua trong Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII.
  6. * Ở phạm vi cơ sở: Dân chủ được thực hiện theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra. Theo Pháp lệnh dân chủ cơ sở các công việc được chia làm 4 loại Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp BỐN LOẠI Những việc dân thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra.
  7. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện (Chủ trương, chính sách, PL của nhà nước ) Tình hình, công tác phòng, chống dịch covid-19
  8. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp: Xây dựng công viên, Xây dựng nhà văn hoá khu vui chơi giải trí Chung tay đẩy lùi dịch covid-19
  9. Những việc dân thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định Nhà tái định cư ở thuỷ điện Sơn La Giải phóng mặt bằng Xây dựng công trình nước sạch Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà
  10. Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra. Công khai, minh bạch tài chính và hoạt động của chính quyền xã Cán bộ xã giải quyết khiếu nại của dân
  11. c, Ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. -Là cơ sở pháp lí- chính trị quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của Bộ máy nhà nước. Căn cứ vào những -Độngkiến viên, thức phát đã huyhọc, sức hãy mạnh cho biếtcủa toàn dân, toàn xãý hội. nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? - Tạo điều kiện để công dân tham gia tích cực vào mọi hoạt động quản lí của nhà nước và xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nước.
  12. Luyện tập Câu 1. Công dân tham gia xây dựng hương ước làng xã là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào dưới đây? A. Cả nước. B. Cơ sở. C. Quốc gia. D. Lãnh thổ. ( Câu 85-mã đề 321.Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018) Câu 2. Anh K Chủ tịch xã cố ý không gửi giấy mời họp cho bà A mặc dù bà A có tên trong danh sách họp bàn về phương án xây dựng đường liên thôn. Mặc dù vậy, cô N là thư ký cuộc họp đã ghi vào biên bản nội dung bà A có ý kiến ủng hộ mọi quan điểm của anh K. Phát hiện điều này, anh M đã lớn tiếng phê phán nên bị anh P là Phó chủ tịch ngắt lời và đuổi ra ngoài. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? A. Anh K, cô N và anh P. B. Anh P, anh M và cô N. C. Anh K, cô N và anh M. D. Anh K, anh P và anh M. ( Câu 112-mã đề 322. Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018) Câu 3. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hình thức dân chủ A. Gián tiếp. B. Trực tiếp. C. Đại diện. D. Công khai. Câu 4. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Giám sát nguồn quỹ phúc lợi. B.Truyền bá tư tưởng cực đoan. C. Từ chối hoạt động tập thể. D. Né tránh đấu tranh phê bình.