Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (Tiết 1) - Nguyễn Mạnh Hùng

ppt 40 trang thuongnguyen 4810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (Tiết 1) - Nguyễn Mạnh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_9_phap_luat_voi_su_ph.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (Tiết 1) - Nguyễn Mạnh Hùng

  1. Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
  2. Bài 9 PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC (tiết 1) Nội dung cần nắm được: • Nội dung cơ bản của pháp luật đối về sự phát triển bền vững của đất nước • Tiết 1. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế. 1. Quyền tự do kinh doanh. 2. Nghĩa vụ khi tham gia hoạt động kinh doanh. 33
  3. Chủ động hội nhập thế giới Nâng cao vị thế, Phát triển đất nước. 4
  4. Đại lộ Thăng Long (cao tốc Láng - Hòa 5 Lạc)
  5. 6 Hầm vượt sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm)
  6. (Trung tướng Khuất Việt Dũng) Đoàn BQP Việt Nam tham dự Triển lãm 2015. 7
  7. 1. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC Thế nào là phát triển bền vững? Phát triển bền vững là sự phát triển và tăng trưởng liên tục trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng và an ninh. 8
  8. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục và vững chắc Tiêu chí Đảm bảo sự ổn định và phát triển về văn hoá xác định một đất nước Đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội phát triển bền vững Môi trường được bảo vệ và cải thiện Nền quốc phòng, an ninh vững chắc
  9. 2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế. * Quyền tự do kinh doanh của công dân ( Điều 33 HP 2013 nêu rõ: Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh trong những nghành nghề mà pháp luật không cấm)  Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy đinh đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh. 10
  10. PHÁP LUẬT GHI NHẬN VÀ ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA CÔNG DÂN Thế nào là tự do kinh doanh ? Công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định, đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh TỰ DO KINH DOANH Công dân có quyền tự mình lựa chọn và quyết định kinh doanh mặt hàng nào, quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, tổ chức theo hình thức nào. 11
  11. •PHÁP LUẬT GHI NHẬN VÀ ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA CÔNG DÂN Ví dụ Kinh tế cá thể Công ty tư nhân 12 Hợp tác xã Cửa hàng bán đồ điện tử
  12. 2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế. Thảo luận: Sau khi học về quyền tự do KD của công dân, Thúy hỏi Vân: -Có phải, công dân có quyền tự do KD có nghĩa là ai muốn thành lập công ti cũng đều được cả, không phân biệt phải không? Cứ tham gia kinh doanh, buôn bán hàng hóa đều phải đăng kí doanh không? Vân trả lời: -Không phải thế đâu ! Không phải ai muốn cũng được. Cũng có những người xin phép thành lập công ti nhưng có thể bị từ chối đấy. Ví dụ là cán bộ đang công tác trong cơ quan nhà nước chẳng hạn và đương nhiên là kinh doanh là phải đăng kí kinh doanh rồi Thúy: Thế thì sao có thể gọi là tự do kinh doanh được. Tự do phải là không bị ai cấm đoán chứ, với lại chẳng lẽ mình đi bán rau cũng phải đăng kí kinh doanh à? Hỏi: Em tán thành ý kiến của Thúy hay Vân? Vì sao? 13
  13. 2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế. * Quyền tự do kinh doanh của công dân Theo điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014, những cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam theo qui định của luật này, trừ những trường hợp sau ( Luật doanh nghiệp 2014- điều 18 khoản 2) 1. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức 2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân 3. Người chưa thành niên 4. Người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự 5. Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh. 14
  14. 2014: Năm của những vụ án kinh tế chấn động trong nước Theo báo cáo kết quả công tác của ngành Kiểm sát năm 2014, cơ quan chức năng đã khởi tố 77.500 vụ án, tăng 1,5% so với năm 2013, chủ yếu thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, tội phạm về kinh tế và tham nhũng 15 hàng trên: Ông Dương Chí Dũng (trái), ông Vũ Quốc Hảo (phải). Hàng dưới: Ông Nguyễn Đức Kiên (trái) và bà Huỳnh Thị Huyền Như (phải)
  15. • Dương Chí Dũng đã chỉ đạo phải lập báo cáo kết quả khảo sát sao cho đủ điều kiện để mua được ụ nổi No. 83M qua Công ty AP môi giới. Dù cho trước đó đoàn giám sát do Vinalines thành lập đã sang Nga giám định tình trạng kỹ thuật và hồ sơ pháp lý của ụ nổi No. 83M, sản xuất năm 1965 tại Nhật Bản bị hư hỏng nặng, không có hoạt động từ năm 2006. Vụ án kinh tế này theo báo cơ của cơ quan điều tra đã làm thất thoát của nhà nước khoảng 370 tỷ đồng. 16
  16. Ông Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II – ALC II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam). Do không có tiền chi trả cho việc đầu tư bất động sản lỗ lã, ông Hảo đã liên tục ký những hợp đồng tài chính trái quy định để tham ô tiền hòng giải vây cho bản thân. Tổng giá trị thiệt hại mà ông Hảo và các đồng phạm gây ra trong phạm vi vụ án này được cơ quan chức năng xác định là hơn 530 tỷ đồng. 17
  17. • Trong số các vụ án kinh tế của năm 2014, vụ án của ông Nguyễn Đức Kiên hay còn gọi là bầu Kiên là dự án được giới luật sư và tài chính trong nước tranh luận nhiều nhất. Bầu Kiên bị điều tra và kết tội vì “Kinh doanh trái phép; Trốn thuế; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng ACB với tổng số tiền thiệt hại do ông và các bị can khác gây ra trong vụ án này là gần 1.700 tỷ đồng. 18
  18. • Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng xảy ra tại VietinBank là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam với 23 bị cáo, và 47 luật sư bảo vệ cho bị cáo cũng như nguyên cáo 19
  19. Châu Thị Thu Nga đã phạm vào tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 139 Bộ Luật hình sự. và “Cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, 20
  20. 2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế. * Quyền tự do kinh doanh của công dân  Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh 1. Kinh doanh đúng nghành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những nghành nghề mà pháp luật không cấm. 2. Nộp thuế. 3. Bảo vệ môi trường. 4. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 5. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội 21
  21. Thảo luận • Nhóm 1 Hãy nêu các ngành, nghề pháp luật cấm kinh doanh? Vì sao ? • Nhóm 2 Hãy kể tên các loại thuế phải nộp khi tham gia hoạt động SX, KD? Vai trò của thuế? • Nhóm 3 Các hoạt động SX, KD làm ô nhiễm môi trường? Giải pháp bảo vệ MT ?VD • Nhóm 4 Các cơ quan nào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các nhà sản xuất có biện pháp nào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? VD • Nhóm 5 Trong hoạt động SX, KD cần tuân thủ các quy định gì về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội? Lấy vd 22
  22. Các nghành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định của “Luật doanh nghiệp” gồm 15 khoản. • 1) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng; 2) Kinh doanh chất ma túy các loại; 3) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế); 4) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; 5) Kinh doanh các loại pháo; 6) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội; 7) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng; 8) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em; 9) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức; 10) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; 11) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; 12) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; 13) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường; 14) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam; 15) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành. 23
  23. Một số nghành nghề, mặt hàng mà pháp luật cấm 25
  24. Tên các loại thuế trong kinh doanh Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu Thuế xuất-nhập khẩu Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị Thuế nhà, đất Thuế thu nhập cá nhân Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước Thuế chuyển quyền sử dụng đất Thuế sử dụng đất nông nghiệp 26
  25. Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ lại. Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán. Mặt hàng • Thuốc lá • Rượu • Bia • Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng • ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 • Tàu bay, du thuyền • Xăng các loại • và các chế phẩm khác để pha chế xăng • Điều hoà nhiệt độ • Bài lá • Vàng mã, hàng mã. Dịch vụ • Kinh doanh vũ trường • Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke) • Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng Kinh doanh đặt cược • Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn • Kinh doanh xổ số. 27
  26. Thuế thông thường và thuế đặc biệt • Thuế thông thường: là thuế nhằm các mục đích chính là thu ngân sách và điều tiết thu nhập, chứ không nhằm mục đích đặc biệt nào khác. • Thuế đặc biệt: là thuế nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này, 28
  27. Có trên 7000 chất độc trong một điếu thuốc lá bị đốt cháy và hậu quả của việc hút thuốc lá. Tục đốt vàng mã đã có từ lâu và trở thành nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên, những năm gần đây, nét văn hóa tín ngưỡng này đã và đang bị lạm dụng, biến tướng. Việc qui định về đối tượng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng như trên, bên ngoài như là 29 một sự cưỡng chế nhưng bên trong nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định.
  28. Các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp 30
  29. Các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng • Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD: • Cấp Trung ương: Chính phủ - Bộ Công Thương – Cục Quản lý cạnh tranh – Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. • Cấp địa phương: UBND cấp tỉnh - Sở Công Thương –UBND cấp huyện 31
  30. Các hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 32
  31. PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Khuyến khích các hoạt động kinh doanh Pháp luật thuế Góp phần thúc đẩy kinh doanh phát triển 33
  32. PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Những quy định ưu đãi về thuế, sẽ tạo điều kiện cho quá trình thu hút sự đầu tư vào những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh, vào những địa bàn khó khăn nhằm cân đối cơ cấu kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước. 34
  33. Sách, logo về thuế Người dân nôp thuế Vi phạm thuế 35
  34. * TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ Trong quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước, pháp luật giữ vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế để mọi công dân, mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của các nhà sản xuất, kinh doanh vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước. 36
  35. Trách nhiệm của công dân 1. Hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc phát triển kinh tế. 2. Các nghĩa vụ khi tham gia hoạt động kinh doanh 3. Phải nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật 37
  36. Nhắc nhở Các em về nhà Học bài chuẩn bị nội dung còn lại của mục 2
  37. Xin chân thành cảm ơn