Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài: Công dân bình đẳng trước pháp luật

pptx 25 trang Hương Liên 18/07/2023 2210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài: Công dân bình đẳng trước pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_cong_dan_binh_dang_tr.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài: Công dân bình đẳng trước pháp luật

  1. Câu hỏi • Em mong muốn được sống trong xã hội như thế nào? • Mong muốn đó có được thực hiện trong xã hội mà người bóc lột người không? • Quyềnbình đẳng của công dân được thể hiện như thế nào, được tôn trọng và bảo vệ ra sao?
  2. I)Mở đầu bài học • 1.Về kiến thức: • Biết được thế nào là bình đẳng trước pháp luật. • Hiểu được thế nào là công dân được bình đẳng trước PL về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí . Nêu được trách nhiệm của NN trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .
  3. 2.Về kĩ năng: • Biết phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện quyền bình đẳng của CD trong thực tế. • Lấy được ví dụ chứng minh mọi công dân đều bình đẳng trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật.
  4. 3.Về thái độ: • Có niềm tin đối với PL, đối với NN trong việc bảo đảm cho công dân bình đẳng trước pháp luật.
  5. II) Nội dung bài học • Mở đầu bài học :Nhà nước ta với bản chất là: Nhà nước của dân, do dân và vì dân đã đem lại quyền bình đẳng cho công dân. Vậy, ở nước ta hiện nay, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện trên cơ sở nào và làm thế nào để quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ, bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều này.
  6. Câu hỏi • Tại sao Bác lại viết tuyên ngôn độc lập của nước ta Bác lại trích tuyên ngôn độc lập từ nước Mỹ, Pháp. Ý nghĩa tuyên ngôn độc lập nói lên điều gì? • Theo quy định của pháp luật hiện nay mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi phương diện,các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng với nhau,các TPKT trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều bình đẳng
  7. Thế nào là bình đẳng trước pháp luật • Có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật.
  8. 1) Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ • Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố trên của Bác? • Lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân, quyền này không bị phân biệt bởi nam, nữ, giàu, nghèo, tpdt,tg địa vị xã hội, mọi công dân việt nam đều bình đẳng trong việc hưởng quyền
  9. Nêu ví dụ • Thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ? Cho ví dụ • +) Kể tên một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của học sinh? • +) Ví dụ chứng minh quyền CD không tách rời nghĩa vụ công dân • Ví dụ quyền và nghĩa vụ không bị phân biệt đối xử?
  10. Câu hỏi • Theo em, những bạn học sinh nghèo được miễn giảm học phí có mâu thuẫn với quyền bình đẳng không, vì sao?
  11. Thảo luận nhóm • Thảo luận nhóm theo nội dung trong mục 1, SGK: • Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người.
  12. 2. Hiến pháp quy định: • (Điều 54 Hiến pháp năm 1992) Công dân đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”
  13. Khái niệm quyền bình đẳng của công dân • Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo,thành phần, địa vị xã hội
  14. • Những người có thu nhập cá nhân trên 60 triệu đồng/năm có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân
  15. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ • CD bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau, điều kiện, hoàn cảnh thế nào tùy thuộc vào quy định của pháp luật trong từng trường hợp, lĩnh vực cụ thể.
  16. 2/Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí Vụ án Nguyễn Hải Dương mang tội danh gì Em có đồng tình với mức tử hình của bị cáo không? Vì sao?
  17. Vậy thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí • Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mính và bị xử lí theo quy định của pháp luật
  18. Nội dung • Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí ( trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật). • Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau , không phân biệt đối xử.
  19. Tình huống • Một nhóm thanh niên rủ nhau đua ô tô vì trong nhóm có 2 bạn nhà mới mua ô tô. • Bạn Quang nêu ý kiến không đồng ý vì cho rằng các bạn chưa có giấy phép lái xe ô tô, đua xe nguy hiểm sẽ gây tai nạn, bạn Thái cho rằng bạn Quang lo xa vì đã có bộ bạn Thái làm trưởng công an quận, bố bạn Hoài làm thứ trưởng một bộ.Nếu tình huống xấu xảy ra thỳ đã có bố bạn Thái và Hoàn ‘lo’ hết, cả nhóm nhất trí với Thái. Em hãy nêu thái độ và quan điểm của mình trước những ý kiến trên
  20. Khẳng định • Mọi vi phạm pháp luật đều vi phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể khác, làm rối loạn trạt tự ở một mức ddoooj nhất định.Trong thực tế do một số người thiếu hiểu biết về pháp luật không tôn trọng pháp luật, hoặc lợi dụng chức quyền để VPPL, gây hậu quả nghiêm trọng cho người khác và cho xã hội.Những hành vi đó cần phải được đấu tranh ,ngăn chặn,m xử lí nghiêm.
  21. Cho ví dụ • Thế nào là bình đẳng về thực hiện pháp luật? Cho ví dụ?
  22. 3/ Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. • Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật. • Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
  23. IV)Củng cố V)Câu hỏi và bài tập Trả lời câu hỏi sgk và đọc trước bài 4