Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Tiết 35, Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (Tiết 2)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Tiết 35, Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_12_tiet_35_bai_8_phap_luat_v.pptx
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Tiết 35, Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (Tiết 2)
- PPCT: 35(28) BÀI 8(TiẾT 2) PHÁP LuẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
- 1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân b) Quyền sáng tạo của công dân
- 1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân b) Quyền sáng tạo của công dân Những hình ảnh trên nói đến quyền nào của công dân? Quyền sáng tạo của công dân + Em hiểu quyền sáng tạo của công dân là gì? Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội.
- 1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân b) Quyền sáng tạo của công dân + Theo em quyền sáng tạo của công dân bao gồm những quyền gì? Quyền tác giả Quyền sở hữu công nghiệp Quyền hoạt động khoa học,công nghệ.
- Môi trường tự nhiên và xã hội có lợi
- Đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ
- Vui chơi, tham gia hoạt động VH, được chăm sóc sức khỏe
- 1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân c) Quyền được phát triển của công dân Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa; đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
- Câu 1. Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ? A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền được học ở bất cứ trường đại học nào theo sở thích. C. Quyền được học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hộ học tập. Câu 2. Đoạt giải quốc gia trong kỳ thi học sinh giỏi, D được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân A. Quyền học suốt đời. B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh. C. Quyền được phát triển của công dân. D. Quyền ưu tiên lựa chọn nơi học tập. Câu 3. Quyền học của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ? A. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. B. Bình đẳng về cơ hội học tập. C. Bình đẳng về thời gian học tập . D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình. Câu 4. Sau mấy năm làm công nhân, anh Đ vào học hệ Đại học tại chức. Anh Đ đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền học tập và lao động. B. Quyền học không hạn chế. C. Quyền học thường xuyên. D. Quyền tự do học tập.