Bài giảng Hóa học lớp 10 - Bài 1: Thành phần nguyên tử - Trường THPT Phú Mỹ

pptx 8 trang thuongnguyen 6160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học lớp 10 - Bài 1: Thành phần nguyên tử - Trường THPT Phú Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_lop_10_bai_1_thanh_phan_nguyen_tu_truong_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học lớp 10 - Bài 1: Thành phần nguyên tử - Trường THPT Phú Mỹ

  1. Trường THPT Phú Mỹ Chào mừng cô và các bạn đến với buổi thuyết trình của tổ 2
  2. NGUYÊN TỬ Vậy liệu có thể chia nhỏ nguyên tử được hay không? Lớp vỏ gồm các Hạt nhân gồm các Electron Proton và Nơtron
  3. Sự tìm ra của Proton • Năm 1918, hạt Proton được tìm ra bởi Ernest Rutherford • Khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt anpha, Rutherford đã quan sát thấy sự xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxi và một loại hạt có khối lượng 1,6726.10-27 kg, mang đơn vị điện tích dương (kí hiệu: eo qui ước bằng 1+) ⇒ Đó chính là hạt proton, kí hiệu là chữ p
  4. Sự tìm ra của Proton CấuCấutạotạocủanguyênhạt Protontử Hạt Proton là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
  5. Sự tìm ra của Proton Trước Rơ đơ pho, Eugene Goldstein đã quan sát tia anot, tia được tạo thành từ các ion mang điện dương. Sau đó J. J. Thomson khám phá ra electron, Goldstein cho rằng vì nguyên tử trung hoà về điện nên phải có hạt mang điện dương trong nguyên tử và cố tìm ra nó. Ông đã dùng canal ray để quan Eugene Goldstein sát những dòng hạt chuyển động Joseph John Thomson ngược chiều với dòng electron trong ống tia âm cực. Sau khi electron được loại khỏi ống tia cực, những hạt này được nhận thấy là mang điện dương và di chuyển về phía cực âm.
  6. Tính chất của Proton  Là một loại hạt tổ hợp, là thành phần cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử  Vì nguyên tử trung hoà về điện nên số p = số e. Số p cũng bằng điện tích hạt nhân của nguyên tố nên được chon làm cở sở để xây dựng bảng tuần hoàn hoá học.  Trong hoá học và hoá sinh,proton được xem là ion của hidro, kí hiệu H+, một chất cho proton là axit, chất nhận proton là bazo
  7. Tổng kết  Do Ernest Rutherford tìm ra vào năm 1918  Là thành phần cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử  Khối lượng: 1,6726.10-27 kg (Xấp xỉ bằng khối lượng của hạt nơtron và gấp 1836 lần khối lượng electron)  Mang điện tích dương: kí hiệu là eo , qui ước bằng 1+  Được chọn làm cơ sở để xây dựng bảng tuần hoàn hoá học.