Bài giảng Hóa học lớp 10 - Tiết 22, Bài 12: Liên kết ion - tinh thể ion - Đặng Thị Hằng

ppt 25 trang thuongnguyen 5630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học lớp 10 - Tiết 22, Bài 12: Liên kết ion - tinh thể ion - Đặng Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_10_tiet_22_bai_12_lien_ket_ion_tinh_th.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học lớp 10 - Tiết 22, Bài 12: Liên kết ion - tinh thể ion - Đặng Thị Hằng

  1. Chào mừng thầy cô và các em tới tham dự buổi học hôm nay!
  2. Phân tử HCl Tinh thể NaCl Phân tử NH3 Phân tử CO2 ➢Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành phân tử hay tinh thể
  3. BÀI 12 (tiết 22): LIÊN KẾT ION- TINH THỂ ION Giáo viên thực hiện: Đặng Thị Hằng
  4. I.Sự tạo thành ion, cation, anion. 1.Ion, cation, anion. a. Sự tạo thành cation • Ví dụ 1: Cho nguyên tử Li (Z = 3) 2 1 • 3Li: 1s 2s • Li có 1e lớp ngoài cùng • Xu hướng nhường đi 1e tạo thành ion dương Li+
  5. 3+ 3+ + Li Li + + 1e (1s22s1) (1s2) (Cation Liti)
  6. ➢Khái niệm: Trong phản ứng hóa học để đạt cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử kim loại dễ nhường electron cho nguyên tử nguyên tố khác để trở thành ion dương, gọi là cation ➢Tổng quát: M → Mn+ + ne (n = 1,2,3) ➢Tên gọi: Tên cation = cation + tên kim loại (nếu kim loại có nhiều hóa trị thì kèm thêm hóa trị của kim loại đó)
  7. Nhận xét: Các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhường electron để trở thành ion dương. Ví dụ 2: Hoàn thành phương trình tạo cation K K+ + 1e (cation Kali) Mg Mg2+ + 2e (cation Magie) Al Al3+ + 3e (cation Nhôm) Fe Fe2+ + 2e ( cation sắt (II))
  8. b. Sự tạo thành anion Ví dụ 1: Cho nguyên tử F (Z = 9) 2 2 5 • 9F: 1s 2s 2p • Có 7e ở lớp ngoài cùng • Xu hướng nguyên tử F nhận thêm 1e để trở thành ion âm F-
  9. 9+ + 9+ F + 1e F- (1s22s22p5) (1s22s22p6) ( Anion florua)
  10. ➢Khái niệm: Trong phản ứng hoá học để đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm, các nguyên tử phi kim có xu hướng nhận e để trở thành ion âm hay còn gọi là anion ➢Tổng quát: X + ne → Xn- (n = 1,2,3) ➢ Tên gọi: Tên anion = Anion + tên gốc axit
  11. Nhận xét: Các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm. Ví dụ 2: Hoàn thành phương trình tạo anion Cl + 1e Cl- (anion Clorua) O + 2e O2- (anion Oxit) S + 2e S2- (anion sunfua)
  12. c. Sự tạo thành Ion ➢ Khái niệm: Khi nguyên tử nhường hoặc nhận thêm một số electron trở thành phần tử mang điện gọi là ion ➢ Phân loại: gồm 2 loại → Ion dương (Cation) → Ion âm (Anion)
  13. 2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử a. Ion đơn nguyên tử Ví dụ: Na+, Cl-, S2-, Ca2+ ➢ Khái niệm: Các ion tạo nên từ một nguyên tử gọi là ion đơn nguyên tử b. Ion đa nguyên tử + - - 2- Ví dụ: NH4 , OH , NO3 , SO4 ➢ Khái niệm: Những nhóm nguyên tử mang điện tích âm hay dương gọi là ion đa nguyên tử
  14. II. Sự tạo thành liên kết ion Ví dụ 1: Cho nguyên tử Na (Z = 11), Cl (Z = 17) • Na (Z = 11): [Ne] 3s1; Cl (Z = 17): [Ne] 3s23p5 • Na có 1e ngoài cùng, Clo có 7e ngoài cùng • Xu hướng Na nhường đi 1e, Cl nhận thêm 1e để đạt cấu hình bền giống của khí hiếm. ➢ Phương trình tạo thành ion Na → Na+ + 1e Cl + 1e → Cl-
  15. ➢ Khi cho Natri tác dụng với Clo: Natri sẽ nhường 1e cho nguyên tử Clo để tạo thành cation Na+, đồng thời Clo nhận 1e của nguyên tử Natri để tạo thành Cl-. + _ 11+ 17+ 11+ 17+ + Na Cl Na Cl-
  16. ➢ Hai ion này mang điện tích trái dấu nên hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo phân tử NaCl ➢ Phương trình cho nhận e: 2x1e 2Na+Cl- 2Na + Cl2 ➢ Liên kết giữa cation Na+ và anion Cl- gọi là liên kết ion
  17. ➢ Khái niệm: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu ➢ Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình (nhóm kim loại kiềm và kiềm thổ) và phi kim điển hình (nhóm VIIA và Oxi) ➢ Bản chất: Sự cho và nhận e ➢ Đặc tính: Bền
  18. Ví dụ 2: Viết phương trình cho nhận e sau: Ca + Cl2 → ? ➢Phương trình tạo ion: 1x Ca → Ca2+ + 2e - 1x Cl2 + 2e → 2Cl ➢ Phương trình cho nhận e: 1x2e Ca + Cl2 → CaCl2
  19. Củng cố Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình e là 1s22s22p63s2 thì ion tạo nên từ M sẽ có cấu hình: A 1s22s22p5 2 2 6 B 1s 2s 2p 2 2 6 2 C 1s 2s 2p 3s 2 2 6 2 6 D 1s 2s 2p 3s 3p
  20. Câu 2: Cấu hình e của một ion X- là 1s22s22p63s23p6. Cấu hình e của nguyên tử tạo ra ion đó là: A 1s22s22p63s23p4 B 1s22s22p63s23p64s1 C 1s22s22p63s23p5 D 1s22s22p63s23p6
  21. Câu 3. Các nguyên tử nào dưới đây có khả năng tạo thành liên kết ion với nhau: A K và F B Ca và Cl C C và Cl D Cả A và B
  22. Câu 4: Liên kết hoá học trong NaCl được hình thành là do: A Hai hạt nhân nguyên tử hút e rất mạnh B Mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1e C Mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu e để trở thành các ion trái dấu hút nhau. D Na Na+ + e ; Cl + e Cl- Na+ + Cl- NaCl
  23. ➢Tinh thể NaCl
  24. Bài học đã hết ! Chúc các thầy cô và các em sức khoẻ!