Bài giảng Hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình hiện hành theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5

doc 37 trang Minh Phúc 16/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình hiện hành theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_huong_dan_dieu_chinh_noi_dung_chuong_trinh_hien_ha.doc
  • pptLiCH_Su_Va_diA_Li_Trinh_chieu_giam_tai_LOP_5_LS_DL_-_1_3b7593150b.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình hiện hành theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5

  1. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Hợp đồng số: 88/2020/HĐKT–RGEP/ĐT–1.2/IC/14_5 Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung Chương trình hiện hành theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lí – lớp 5 ––––––––––––––––––––––––––––––– Sản phẩm 1. Bản báo cáo kết quả So sánh, đối chiếu giữa Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 với Chương trình hiện hành môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 Hà Nội 8.2020 1
  2. Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung Chương trình hiện hành theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lí – lớp 5 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Nội dung và sản phẩm: SP 1. Báo cáo so sánh và đề xuất điều chỉnh nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 hiện hành SP 2. Xây dựng Đề cương chi tiết tài liệu tập huấn SP 3. Biên soạn Tài liệu hướng dẫn và hoàn thiện theo ý kiến của chuyên gia. 2
  3. Sản phẩm 1. Báo cáo so sánh và đề xuất điều chỉnh nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 hiện hành 1. Mục đích Hướng dẫn điều chỉnh và thực hiện nội dung dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, và chuẩn bị cho GV cũng như nhà trường tiếp cận dần với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 2. Nguyên tắc – Điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện chương trình hiện hành theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; khắc phục một số hạn chế, bất cập; cập nhật một số yêu cầu dạy học đảm bảo phù hợp, thiết thực hơn. – Kế thừa những chỉ đạo, hướng dẫn về điều chỉnh chương trình đã có và những hoạt động đổi mới đã được triển khai trong thời gian qua. – Đảm bảo sự đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, đánh giá, thi, và các điều kiện thực hiện. – Tạo điều kiện cho các địa phương, nhà trường vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tăng quyền chủ động cho nhà trường, GV trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục. 3. Nội dung. Việc hướng dẫn, điều chỉnh với môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học tập trung vào: Làm rõ mức độ cần đạt ở một số nội dung trong chương trình nhằm giảm tải nội dung khó tiếp thu, nội dung lạc hậu so với chương trình mới. 4. Hướng dẫn thực hiện các nội dung. – Với các nội dung được hướng dẫn làm rõ về phạm vi mức độ hoặc được tinh giản: Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân. Có thể dành thời lượng của các nội dung tinh giản cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS, tăng cường các hoạt động nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. – Bên cạnh việc thực hiện các hướng dẫn về nội dung chương trình, các cấp quản lí giáo dục, các GV cần chú ý tiếp tục đẩy mạnh đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, đánh giá học tập và cơ chế quản lí thực hiện chương trình: Về hình thức và phương pháp dạy học: Đẩy mạnh áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS. Tăng cường dạy học phân hóa; tự chọn. Chú ý xây dựng môi trường học tập thân thiện và khuyến khích thúc đẩy việc học tập tích cực của học sinh. Tăng cường sử dụng hiệu quả đồ dùng học tập, công nghệ thông tin. Tăng cường hướng dẫn HS vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống. Về nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá: Đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS. Cần kết hợp các hình thức, công cụ đánh giá như: miệng, vấn đáp, viết và 3
  4. thực hành, đánh giá qua sản phẩm của HS. Kết hợp đánh giá và tự đánh giá. Chú ý tới đánh giá nhằm thúc đẩy việc học. Không chỉ đánh giá đầu ra mà cả quá trình học, đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Nội dung đánh giá cần bám sát chương trình. Về cơ chế thực hiện, quản lý chương trình: Quản lí và dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng (được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông – ban hành theo Quyết định 16/2006/QĐ–BGD ĐT, ngày 05 tháng 5 năm 2006). Tiếp tục thực hiện Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học (Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT–VP ngày 01 tháng 9 năm 2011). Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc chủ động, linh hoạt xây dựng kế hoạch giáo dục của các nhà trường. Thực hiện chương trình dạy học một cách linh hoạt, có thể sắp xếp lại trình tự nội dung dạy học, phân bổ thời lượng cho các nội dung dạy học phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của HS,... – Các hướng dẫn liên quan tới SGK dưới đây dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2019. 5. Hướng dẫn một số nội dung cụ thể 5.1. So sánh chương trình hiện hành và chương trình năm 2018 môn Lịch sử và Địa lí 5.1.1. Mạch nội dung tổng quát Về thời lượng chương trình, chương trình hiện hành và chương trình năm 2018 của môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 đều là 70 tiết/năm. Về nội dung, đối chiếu mạch nội dung giữa hai chương trình, có thể thấy có một số mạch nội dung có sự tương đồng và khác biệt. Cụ thể như sau (Bảng 1). Bảng 1. So sánh điểm tương đồng và khác biệt trong mạch nội dung giữa chương trình hiện hành và chương trình năm 2018 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 Chương trình giáo dục phổ Những mạch nội dung Những mạch nội dung khác thông 2018 tương đồng của chương biệt của Chương trình hiện trình hiện hành 2006 hành 2006 1. Đất nước và con người Việt Nam Vị trí địa lí, diện tích, hình dạng Việt Nam đất nước chúng PHẦN LỊCH SỬ lãnh thổ ta Thiên nhiên Việt Nam Địa hình và khoáng sản Bình Tây Đại nguyên soái Khí hậu và sông ngòi Trương Định Đất và rừng Biển, đảo Việt Nam Vùng biển nước ta Nguyễn Trường Tộ và mong muốn canh tân đất nước Dân cư và dân tộc ở Việt Nam Dân số nước ta Cuộc phản công ở kinh thành Các dân tộc và sự phân bố Huế dân cư 2. Những quốc gia đầu tiên trên Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ lãnh thổ Việt Nam XIX – đầu thế kỉ XX 4
  5. Văn Lang, Âu Lạc, Phan Bội Châu và phong trào Đông du Phù Nam Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước Champa Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 3. Xây dựng và bảo vệ đất nước Xô viết Nghệ – Tĩnh Việt Nam Đấu tranh giành độc lập thời kì Vượt qua tình thế hiểm nghèo Bắc thuộc Triều Lý và việc định đô ở Thăng Thà hi sinh tất cả, chứ nhất Long định không chịu mất nước Triều Trần và kháng chiến chống Thu – Đông 1947. Việt Bắc mồ Mông – Nguyên chôn quân Pháp Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Chiến thắng Biên giới Thu – Lê Đông 1950 Triều Nguyễn Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới Cách mạng tháng Tám năm 1945 Cách mạng mùa thu Nước nhà bị chia cắt Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập Chiến dịch Điện Biên Phủ năm Chiến thắng lịch sử Điện Bến Tre đồng khởi 1954 Biên Phủ Chiến dịch Hồ Chí Minh năm Tiến vào dinh Độc lập Nhà máy hiện đại đầu tiên của 1975 nước ta Đất nước Đổi mới Đường Trường Sơn 4. Các nước láng giềng Sấm sét đêm giao thường Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Các nước láng giềng của Chiến thắng Điện Biên Phủ Hoa (Trung Quốc) Việt Nam trên không Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân Lễ kí kết Hiệp định Pa–ri dân Lào Vương quốc Campuchia Hoàn thành thống nhất đất nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Xây dựng Nhà máy Thủy điện Á (ASEAN) Hòa Bình 5. Tìm hiểu thế giới Các châu lục và đại dương trên Châu Á thế giới Châu Âu Dân số và các chủng tộc trên thế Châu Phi 5
  6. giới Châu Mĩ Châu Đại Dương và châu Nam Cực Các đại dương trên thế giới Mỗi châu lục đề cập đến vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư; một số nước tiêu biểu. Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới 6. Chung tay xây dựng thế giới Xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp Xây dựng thế giới hoà bình PHẦN ĐỊA LÍ Nông nghiệp Lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp Giao thông vận tải Thương mại và dịch vụ Từ nội dung của bảng 1, có thể thấy, điểm giống và khác nhau giữa hai chương trình như sau: * Về quan điểm xây dựng chương trình – Tích tích hợp Lịch sử và Địa lí được thể hiện rõ nét hơn trong CT 2018. Cụ thể: ngoài mạch nội dung về Lịch Sử và về Địa lí, có những mạch chung như “Chung tay xây dựng thế giới”. Ngoài ra, trong những mạch Lịch sử hoặc Địa lí vẫn thấy việc tích hợp các yếu tố Địa lí và Lịch sử hoặc vấn đề của Xã hội. – So với chương trình hiện hành, việc lựa chọn nội dung kiến thức lịch sử và địa lí của chương trình mới được thực hiện một cách triệt để hơn theo nguyên tắc “chuyển từ diện sang điểm”. Từ những điểm tương đồng và khác biệt về quan điểm xây dựng chương trình dẫn đến những điểm giống và khác nhau về nội dung chương trình. * Về nội dung chương trình – Điểm giống nhau cơ bản về nội dung giữa hai chương trình đó là: + Nội dung dạy về đất nước Việt Nam: vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; điều kiện tự nhiên (địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, đất và rừng); Biển đảo; Dân cư và dân tộc Việt Nam. + Một số nội dung về lịch sử: Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. 6
  7. + Nội dung về các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia). + Nội dung về các châu lục và đại dương trên thế giới (vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và chủng tộc). – Điểm khác nhau cơ bản về nội dung giữa hai chương trình đó là: + Về các nội dung liên quan đến lịch sử, chương trình hiện hành 2006 trình bày có hệ thống về mặt lịch đại nhiều nội dung lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1858 đến nay (xem bảng 2). Trong khi đó, chương trình 2018 thêm vào hai mạch nội dung lớn: Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam và Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam. Nội dung kiến thức được lựa chọn theo điểm. Ví dụ như trong mạch nội dung xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam lựa chọn những điểm tiêu biểu trong tiến trình dựng nước của dân tộc: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc, Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long, Triều Trần và kháng chiến chống Mông – Nguyên, Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê, Triều Nguyễn. + Về các nội dung liên quan đến địa lí, chương trình 2018 cũng lược bỏ nhiều nội dung của chương trình 2006, như phần trình bày về các ngành kinh tế của Việt Nam: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và thủy sản, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Thương mại và dịch vụ (Địa lí Việt Nam) và phần trình bày Hoạt động kinh tế của các châu lục và một số quốc gia tiêu biểu (Địa lí thế giới) + Ngoài ra, chương trình 2018 đã thêm vào một số nội dung mang tính tích hợp giữa lịch sử và địa lí, thiên về văn hóa, văn minh hoặc các vấn đề xã hội khác, như: Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới (Ai Cập, Hi Lạp), Chung tay xây dựng thế giới. 5.1.2. Yêu cầu cần đạt giữa các nội dung tương đồng trong chương trình hiện hành và chương trình năm 2018 Trong các mạch nội dung tương đồng giữa chương trình hiện hành và chương trình 2018 thì các yêu cầu cần đạt trong các mạch nội dung cũng có những điểm khác biệt. Cụ thể như sau (bảng 2). Bảng 2: So sánh yêu cầu cần đạt của các mạch nội dung tương đồng giữa chương trình 2018 và chương trình hiện hành 2006 Yêu cầu cần đạt trong chương trình Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình 2018 hiện hành 2006 1. Đất nước và con người Việt Nam Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành Việt Nam đất nước chúng ta chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca – Xác định được vị trí địa lí, của Việt Nam – Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn trên bản đồ hoặc lược đồ. nước Việt Nam. – Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa – Ghi nhớ diện tích phần đất liền của Việt lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất. Nam. – Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam. – Nêu được số lượng đơn vị hành chính 7
  8. của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam. – Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam. Thiên nhiên Việt Nam – Trình bày được một số đặc điểm của Kiến thức một trong những thành phần của thiên – Nêu được một số đặc điểm chính của địa nhiên Việt Nam (ví dụ: địa hình, khí hậu, hình và nêu tên một số khoáng sản chính sông ngòi, đất, rừng,...). của Việt Nam. – Kể được tên và xác định được trên lược – Nêu được một số đặc điểm chính của khí đồ hoặc bản đồ một số khoáng sản chính. hậu Việt Nam. – Nêu được vai trò của tài nguyên thiên – Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời nhiên đối với sự phát triển kinh tế. sống và sản xuất của nhân dân ta. – Trình bày được một số khó khăn của – Nêu được một số đặc điểm chính của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và sông ngòi Việt Nam và vai trò của chúng. đời sống. – Nhận xét được mối quan hệ giữa khí hậu – Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ tài với chế độ nước của sông ngòi. nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên – Nêu được một số đặc điểm của đất phù tai. sa và đất phe–ra–lit. – Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Kĩ năng – Nhận biết vị trí, giới hạn phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ). – Chỉ các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn; một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ). – Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ). – Chỉ các sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ). – Chỉ một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng trên bản đồ (lược đồ). – Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe–ra–lit; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ). – Nhận biết rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn qua tranh, ảnh. – Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản. 8
  9. Biển, đảo Việt Nam – Xác định được vị trí địa lí của vùng – Nêu được một số đặc điểm và vai trò biển, một số đảo, quần đảo lớn của Việt của vùng biển nước ta. Nam trên bản đồ hoặc lược đồ. – Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông trong lịch sử, có sử dụng một số tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện liên quan (Hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa,...). – Sưu tầm, đọc và kể lại được một số câu chuyện, bài thơ về biển, đảo Việt Nam. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam – Nêu được số dân và so sánh được quy Kiến thức mô dân số Việt Nam với một số nước – Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân trong khu vực Đông Nam Á. số và phân bố dân cư của nước ta. – Nhận xét được sự gia tăng dân số ở Việt – Ghi nhớ số dân của Việt Nam ở một thời Nam và một số hậu quả do gia tăng dân số điểm cụ thể. nhanh và phân bố dân cư chưa hợp lí ở – Nhận biết được hậu quả của dân số đông Việt Nam, có sử dụng tranh ảnh, biểu đồ và tăng nhanh. hoặc bảng số liệu. Kĩ năng – Kể được tên một số dân tộc ở Việt Nam và kể lại được một số câu chuyện về tình – Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để Nam. nhận biết một số đặc điểm dân cư Việt Nam. – Bày tỏ được thái độ tôn trọng đối với sự đa dạng văn hoá của các dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám năm 1945 – Sưu tầm một số tư liệu (câu chuyện, văn – Tường thuật sự kiện: Nhân dân Hà Nội bản, tranh ảnh,...) kể lại được thắng lợi ở khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi một số địa phương lớn: Hà Nội, Huế, Sài (19/8/1945). Gòn,... trong Cách mạng tháng Tám năm – Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào 1945. thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả. – Kể lại được một số câu chuyện về Hồ – Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày Chí Minh khi hoạt động ở Pác Bó, Tân 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Trào, khi viết và đọc Tuyên ngôn Độc lập; Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên chuyện về Kim Đồng, Võ Nguyên Giáp. ngôn Độc lập. – Ghi nhớ đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 9
  10. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 – Kể lại được diễn biến chính của chiến – Tường thuật sơ lược chiến thắng Điện dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng Biên Phủ (nêu một vài tấm gương tiêu tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh và các biểu, ví dụ: Phan Đình Giót). câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ, – Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến chuyện bắt sống tướng De Castries,...). thắng Điện Biên Phủ. – Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,...). Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 – Kể lại được diễn biến chính của chiến – Ngày 30/4/1975, quân dân ta giải phóng dịch Hồ Chí Minh năm 1975, có sử dụng Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), lược đồ, tư liệu lịch sử (tranh ảnh, câu kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu chuyện ,...). nước. Từ đây, đất nước hoàn toàn độc lập, – Kể lại được một số câu chuyện về chiến thống nhất. dịch Hồ Chí Minh năm 1975 Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) – Xác định được vị trí địa lí của Trung – Nêu được một số đặc điểm của khu vực Quốc trên bản đồ hoặc lược đồ. Đông Nam Á và một số nước láng giềng – Nêu được một số đặc điểm cơ bản về tự của Việt Nam. nhiên và dân cư của Trung Quốc. – Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,...), tìm hiểu và mô tả được một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc: Vạn lí trường thành và Cố cung Bắc Kinh,... – Sưu tầm và kể lại một số câu chuyện về Vạn lí trường thành, Kiến trúc sư Nguyễn An và Cố cung Bắc Kinh,... Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào – Xác định được vị trí địa lí của nước Lào trên bản đồ hoặc lược đồ. – Nêu được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của nước Lào. – Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,...), tìm hiểu và mô tả được một số công trình tiêu biểu của Lào: Thạt Luổng, Cánh đồng Chum, Cố đô Luang 10