Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (tiết 1)

pptx 13 trang minh70 8830
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_11_bai_17_chien_tranh_the_gioi_thu_hai_193.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (tiết 1)

  1. Bài 17: THẾ CHIẾN 2 (1939-1945) (Tiết 1)
  2. I. Con đường dẫn đến chiến tranh
  3. 1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược: • Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới: ❖ Nhật xâm lược Trung Quốc; ❖ I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hoà. ❖ Đức xé bỏ hoà ước Vec-xai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.
  4. 1. CácThực hiệnnướcchính sáchphátnhượng xítbộ phátđẩyxít, mạnh xâm lược: hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô Với Đạo luật trung lập (8.1935), giới cầm • Liên Xôquyền chủVì trươngMĩlothực sợ trước hiệnliênchính kếtsự bành vớisách Anh,khôngtrướng canPháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranhthiệp nhưngvào các bịsự từkiện chốixảy.ra bên ngoài châu Mĩ. của phe phát xít và thù ghét • Phe Đế quốc chủ nghĩa cộng sản. PheLiênđếxô quốc đã làm gì? Anh, Pháp, Mĩ Phát xít ➢ Phe phát xít lợi dụng tình hình đó để gây chiến tranh xâm lược.
  5. 2.Từ hội nghị Muynich đến chiến tranh thế giới • Tháng 03/1938, Đức thôn tính Áo, sau đó gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc • Liên Xô sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược. Anh, Pháp tiếp tục chính sách thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. • Ngày 29/09/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a. Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy việc Hít-le hứa chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.
  6. 2.Từ hội nghị Muynich đến chiến tranh thế giới a. Ý nghĩa của Hội nghị: • Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách nhượng bộ phát xít nhằm tiêu diệt Liên Xô của Mĩ – Anh. • Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô. b. Sau hội nghị Muy-ních: • Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939) • Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan. • Ngày 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau” • Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.
  7. 2.Từ hội nghị Muynich đến chiến tranh thế giới c. Nguyên nhân chiến tranh: -Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 dẫn đến Đức, Ý, Nhật đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị, gây chiến tranh để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. -Chính sách dung dưỡng thỏa hiệp với phát xít của các nước tư bản phương Tây đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít phát động chiến tranh.
  8. Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov ký Hiệp ước, với Stalin và Ribbentrop đứng sau lưng.
  9. Thiên Hoàng Hiro Hito lúc nhỏ Mussollini- Thủ tướng Ý Thủ tướng Anh: Winston Leonard Spencer-Churchill
  10. Nêu một ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kì 1917 - 1945. • - Tháng 7-1935, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội VII, đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh. • ⟹ Có ảnh hưởng đến chủ trương của Đảng Công sản Đông Dương giai đoạn 1936- 1939: • - Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 đã xác định: • + Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến. • + Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. • + Phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. • + Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
  11. Thanks for listening