Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài dạy 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

pptx 18 trang minh70 5621
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài dạy 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_11_bai_day_24_viet_nam_trong_nhung_nam_chi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài dạy 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

  1. NHÓMTrình 1bày: Tênhiểuthànhbiếtviênvềnhóm - Thân thế Nguyễn Văn S-ỹQúa trình của Nguyễn Trần Đình Quỳhoạtnh động Tất Thành . Nguy ễ n H ữ u củaTiệpNguyễn Hoàng Đình Hưng Đào Đình DũTấtng Thành Cáp Văn Phúc(1908-1920)
  2. Nội dung bài học. I Tìm hiểu về thân thế của Nguyễn Tất Thành. II Qúa trình hoạt động của Nguyễn Tất Thành (1908-1920)
  3. Gia đình của Nguyễn Tất Thành Anh trai Thân phụ: Thân mẫu: Chị gái Nguyễn Tất Em trai Nguyễn Thị Nguyễn Sinh Cụ Nguyễn bà Hoàng Thành Nguyễn Thanh (sinh Khiêm (sinh (1890-1969) Sinh Thị Loan Sinh năm 1884) năm 1888, tự Sắc (1862– (1868– Tất Đạt, còn Nhuận 1929), từng 1901) gọi là Cả (1900– đỗ phó Khiêm) 1901, tên bảng. khi mới lọt lòng là Xin).
  4. I .Thân thế của Nguyễn Tất Thành -Nguyễn Tất Thành thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung tự là Tất Thành ,(19-5-1890–2-9-1969), tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Quê nội của Nguyễn Sinh Cung thuộc làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó.
  5. -Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. -Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế. + Sống cùng cha mẹ tại Huế + Ở nhờ nhà một người quen ở trong thành nội . - Mới 11 tuổi Nguyễn Sinh Cung đã chịu nỗi đau mất mẹ và em.Sau khi mẹ mất (1901) ông về nghệ an ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội,rồi từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành
  6. - Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân. Các thầy đều là những người yêu nước. Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện qua các buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu nước. Nguyễn Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan. => Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Đó là nạn thuế khoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đường trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nước độc. Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán.
  7. II Qúa trình hoạt động của Nguyễn Tất Thành (1908-1920) 1 Giai đoạn từ năm 1908-1911 - Người học lớp trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5-1908 => Tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ -Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp và các thầy giáo của Trường Quốc học Huế, cũng có những người yêu nước như thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến => Chính nhờ ảnh hưởng của các thầy giáo yêu nước và sách báo tiến bộ mà người được tiếp xúc, ý muốn đi sang phương Tây tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi những thành tựu của văn minh nhân loại từng bước lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Tất Thành
  8. - Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết. Người dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh. -Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc và có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. => Nguyễn Tất Thành thấy rõ là cần quyết định con đường đi của riêng mình. -Khoảng trước(2-1911),ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cùng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, Nguyễn Tất Thành theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son, vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân.Ở đây, ông học được 3 tháng. =>Ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây để trở về giúp nhân dân Việt Nam.
  9. 2 Giai đoạn (1911-1920) a, 1911-1918 bác ra đi tìm đường cứu nước. Thuở niên thiếu, Người phải chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than nô lệ, mọi ngả đường cứu nước của cha anh đều bị dìm trong biển máu. Từ đó hun đúc nên trong tâm hồn người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành một hoài bão lớn: đi tìm con đường cứu nước, cứu dân, giành độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. -Ngày 5/ 6/1911, từ Bến Nhà Rồng, Người lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn của đô đốc Latouche- Treville + mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ của các nước phương Tây, sau đó Người đi qua nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng.
  10. Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911
  11. - Ngày 6 tháng 7 năm 1911, tại Marseilles, ông đã viết thư đến Tổng thống Pháp + Xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng "giúp ích cho Pháp". => Thư yêu cầu của ông bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế -Ở Pháp một thời gian rồi Nguyễn Tất Thành qua Hoa Kỳ. -Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912-cuối 1913), ông đến nước Anh. + Làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn, học tiếng Anh, và ở Luân Đôn cho đến cuối năm 1916. - Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp
  12. -Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác –Lê- nin, Người đã nhận rõ đây là đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội b (1919-1920) bác ra nhập quốc tế cộng sản, tìm ra con đường cứu nước. -Tháng 2 năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp -Ngày 18 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
  13. -Bản yêu sách được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp (vì lúc này Nguyễn Tất Thành chưa thạo tiếng Pháp). Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện. ‘’ Bản Yêu sách gồm tám điểm: 1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; 2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận; 4. Tự do lập hội và hội họp; 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; 6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ; 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; 8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ. ‘’
  14. =>Mặc dù bản Yêu sách phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam không được Hội nghị xem xét nhưng lại tác động mạnh mẽ đến cả người Pháp và người Việt Nam trong nước và nước ngoài. Người Pháp coi đây là quả bom làm chấn động dư luận nước Pháp, còn người Việt Nam lại coi đó là tiếng sấm của mùa xuân. Tiếng sấm ấy báo hiệu một điều rằng ở xứ Đông Dương thuộc Pháp có một dân tộc Việt Nam bị áp bức đang khát khao vùng lên giải phóng để giành độc lập cho mình. - Tháng 7 năm 1920 Người đọc sơ thảo luận cương của Lên Nin - Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. =>Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong đời hoạt động cách mạng của Người,bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Cộng Sản.
  15. Bác Hồ tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp Hồ Chủ Tịch và tờ báo Le Paria - (1920) Người cùng khổ
  16. Tất cả những nỗi đau mà Người đã tận mắt chứng kiến ( dấu ấn gia đình, hoàn cảnh xã hội) đã nêu trên là cơ sở, nguồn gốc hình thành nên nhân cách Hồ Chí Mính sau này, đó là lòng yêu thương con người.