Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài thứ 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

ppt 7 trang minh70 5900
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài thứ 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_11_bai_thu_21_phong_trao_yeu_nuoc_chong_ph.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài thứ 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

  1. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
  2. ✓ Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng. ✓ Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh) ✓ Địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc -Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
  3. ✓ Diễn biến: a. Giai đoạn từ 1885 - 1888 : chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu. -Cao Thắng nghiên cứu chế tạo súng trường theo mẫu của Pháp. -Nghĩa quân phiên chế thành 15 quân thứ (đơn vị), đại bản doanh đặt tại núi Vụ Quang.
  4. b. Giai đoạn từ 1888 - 1895 : giai đoạn chiến đấu . -Từ năm 1889 liên tục tập kích, đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch -Nổi tiếng là trận tấn công đồn Trường Lưu, tập kích thị xã Hà Tĩnh, tấn công tỉnh lị Nghệ An, phá thế bị bao vây Trong trận đồn Nu (Thanh Chương) Cao Thắng hy sinh. -Ngày17/10/1894, nghĩa quân thắng lớn trong trận phục kích địch ở núi Vụ Quang
  5. ✓ Kết quả - Tay sai của Pháp do Nguyễn Thân chỉ huy vây hãm núi Vụ Quang. Nghĩa quân bị triệt đường tiếp tế, Phan Đình Phùng bị thương nặng, hi sinh ngày 28/12/1895. Khởi nghĩa kết thúc. ✓ Ý nghĩa - Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương - Nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất, ý chí chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. - Làm chậm lại quá trình xâm lược của thực dân Pháp. - Để lại nhiều bài học quý báu
  6. ✓ Nhận xét : - Quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; xây dựng nhiều căn cứ, trung tâm là núi Vụ Quang. - Tổ chức chặt chẽ: nghĩa quân được phiên chế thành 15 quân thứ, chia làm nhiều nơi đóng quân, thường xuyên liên lạc đảm bảo sự chỉ huy thống nhất. Ngoài vũ khí tự tạo, Cao Thắng và các nghĩa quân còn chế tạo được súng trường theo kiểu của Pháp để trang bị cho nghĩa quân. - Thời gian chiến đấu lâu dài (12 năm, từ 1895 - 1896) - Phương thức hoạt động: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt, có khi chủ động tấn công vào sào huyệt kẻ thù hoặc đánh rộng xuống đồng bằng, gây cho giặc nhiều tổn thất. Thực dân Pháp phải rất vất vả mới đàn áp được
  7. The end