Bài giảng Lịch sử 4 - Tuần 7, Bài: Chiến thắng bạch đằng do Ngô Quyền lãnh đạo

ppt 25 trang Hải Hòa 09/03/2024 470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử 4 - Tuần 7, Bài: Chiến thắng bạch đằng do Ngô Quyền lãnh đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_4_tuan_7_bai_chien_thang_bach_dang_do_ngo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 4 - Tuần 7, Bài: Chiến thắng bạch đằng do Ngô Quyền lãnh đạo

  1. Em thấy những gì qua bức tranh?
  2. Thứ hai ,ngày 4 tháng 10 năm 2021 Lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo Sát lề SGK – trang 21
  3. Hoạt động 1: Tìm hiểu về con người Ngô Quyền.
  4. Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Ngô Quyền là người ở đâu? Ngô Quyền là người ở xã Đường Lâm ( thị xã Sơn Tây, Hà Tây) nay là Hà Nội. Ngô Quyền là người như thế nào? Ông là con rể của ai? Ngô Quyền là người có tài và yêu nước. Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ, người đã tập hợp quân dân ta đứng lên đánh đuổi bọn đô hộ Nam Hán, giành thắng lợi năm 931.
  5. Hoạt động 1: Tìm hiểu về Ngô Quyền Là người ở làng Là con rể Đường Lâm (Hà Dương Đình Nghệ Tây –Hà Nội) NgôNgô QuyềnQuyền Là người có tài, yêu nước Là người giúp Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán năm 931
  6. Hoạt động 2: Trận Bạch Đằng
  7. Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Vì sao có trận Bạch Đằng? + Vì Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ nên Ngô Quyền đem quan đi báo thù. + Kiều Công Tiền đã cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, nhân cớ đó nhà Nam Hán đã đem quân sang xâm chiếm nước ta. + Khi biết tin, Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn Và chuẩn bị đón đánh giặc xâm lược.
  8. Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Trận Bạch Đằng diễn ra trên cửa sông Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938.
  9. Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? + Ngô Quyền dùng kế chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu nhất ở cửa sông Bạch Đằng để đánh giặc. + Ngô Quyền cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa lui nhử địch vào bãi cọc. Khi thủy triều rút, cọc nhô lên sẽ đâm thủng thuyền của giặc.
  10. Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Kết quả của trận Bạch Đằng như thế nào? Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
  11. Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
  12. Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì? Sau chiến thắng Bạch Đằng vào mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương ( Ngô Vương) và chọn Cổ Loa làm kinh đô.
  13. Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Theo em, chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
  14. Trận Bạch Đằng năm 938 (tranh trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử) Những dấu tíchToàn cọc cảnh gỗ Chiến trong thắng trận Bạch Bạch Đằng năm Đằng 938 còn lại.
  15. Để tưởng nhớ công ơn của Ngô Quyền, nhân dân ta đã làm gì? Đền thờ Ngô Quyền ở Đường Lâm Lăng Ngô QuyềnTượng ở xã Đường Ngô(Sơn QuyềnTây-Hà Lâm Nội)(thị (Hải xã Phòng)Sơn Tây, Hà Tây)
  16. GHI NHỚ CÔNG ƠN NGÔ QUYỀN
  17. TRÒ CHƠI RUNG CHUÔNG VÀNG
  18. Quân Nam Hán tấn công nước ta bằng Câu 1 đường nào ? A.Đường thủy B. Đường bộ C. Đường thủy và bộ D. Đường hàng không
  19. Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng Câu 2 thiên nhiên nào để đánh giặc ? A. Lũ lụt B. Mưa to C. Bão lớn D. Thủy triều
  20. Câu 3 Tướng giặc bị tử trận là ai? A.Cao Chính Bình B.Dương Tư Húc C. Lưu Hoằng Tháo D. Quang Sở Khách
  21. Câu 4 Thời gian quân ta chiến thắng Nam Hán? A.Một ngày đầu năm 938 C.Một ngày cuối năm 938 B.Một ngày giữa năm 938 D.Cả 3 ý đều không đúng
  22. Ai người quê ở Đường Lâm Câu 5 Đánh tan quân Hán Bạch Đằng tiếng vang? A.Dương Đình Nghệ C. Ngô Quyền B.Quang Trung D.Cả 3 ý đều không đúng
  23. Câu 6 Nơi Ngô Quyền chọn làm kinh đô? A. Phú Xuân B. Phương Bắc C. Cổ Loa D. Mê Linh