Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X) (Tiếp theo) - Trường THPT Lý Tự Trọng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X) (Tiếp theo) - Trường THPT Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_10_bai_16_thoi_bac_thuoc_va_cuoc_dau_t.ppt
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X) (Tiếp theo) - Trường THPT Lý Tự Trọng
- Trường THPT Lý Tự Trọng Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo) Nhóm:2 Lớp 10a6
- Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo) I-Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc. II-Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ Tk I→đầu Tk X)
- II/. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (TỪ THẾ KỶ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X 1. Khái quát phong trào đấu tranh từ Tk I→đầu Tk X Năm Tên cuộc khởi nghĩa 40 KN Hai Bà Trưng 100, 137, 144 KN nhân dân quận Nhật Nam 157 KN nhân dân quận Cửu Chân Qua theo dõi khái 178 – 181 KN nhân dân 3 quận quát các cuộc đấu 248 KN Bà Triệu tranh của nhân dân 542 KN Lý Bý ta thời Bắc thuộc, 687 KN Đinh Kiến, Lý Tự Tiên em hãy rút ra môṭ 722 KN Mai Thúc Loan 776 – 791 KN Phùng Hưng số đặc điểm, ý 819 – 820 KN Dương Thanh nghĩa của các cuộc 905 KN Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa? 938 KN Ngô Quyền
- II-Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ Tk I→đầu Tk X) 1. Khái quát phong trào đấu tranh từ Tk I→đầu Tk X * Đặc điểm: + Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ liên tiếp, quyết liệt + Khẳng định khả năng và vai trò to lớn của phụ nữ trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước. + Nhiều cuộc khởi nghĩa đã giành được quyền tự chủ trong một thời gian *Ý nghĩa: + Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn. + Ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- Ngọc trai Sừng tê giác SẢN VẬT CỐNG NẠP Đồi mồi Ngà voi
- II-Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ Tk I→đầu Tk X) 2/. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: a/. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng *Diễn biến - Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn, được nhân dân hưởng ứng. - Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và xây dựng chính quyền tự chủ. - Năm 42, nhà Hán sang xâm lược. Cuộc kháng chiến diễn ra quyết liệt, nhưng do lực lượng yếu nên bị thất bại *Ý nghĩa •Là cuộc đấu tranh mở đầu, cổ vũ phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta •Thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc với vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam.
- II-Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ Tk I→đầu Tk X) 2/. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: b/. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân: *Diễn biến - Bùng nổ vào mùa xuân năm 542, chưa đầy 3 tháng, chính quyền đô hộ nhà Lương bị lật đổ. - Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở của sông Tô Lịch (Hà Nội). - Năm 545, nhà Lương sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế trao quyền cho Triệu Quang Phục kháng chiến. - Năm 571, Lý Phật Tử cướp ngôi vua. -Năm 603, nhà Tùy sang xâm lược, nước Vạn Xuân kết thúc *Ý nghĩa - Khẳng định được sự trưởng thành của ý thức dân tộc => Là bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc sau 500 năm đấu tranh bền bỉ
- II-Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ Tk I→đầu Tk X) 2/. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: c/. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ *Diễn biến: - Năm 905, nhân lúc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ. - Năm 907, Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều cải cách để xây dựng chính quyền tự chủ và được nhân dân ủng hộ. *Ý nghĩa Đánh dấu thắng lợi cơ bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
- Đền thờ Khúc Thừa Dụ ởthôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
- II-Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ Tk I→đầu Tk X) 2/. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: d/. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 *Diễn biến - Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, lên nắm quyền tự chủ. Nhưng sau đó bị Kiều Công Tiễn giết hại và cầu viện quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. - Năm 938, Ngô Quyền giết chết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng đã đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán *Ý nghĩa: Mở ra một thờiđ ại mới, thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
- # Vì sao Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán, hành động của Kiều Công Tiễn cho thấy điều gì ? - Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực của nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền, đoạt bằng được chức Tiết độ sứ. - Đây là một hành động phản phúc “cõng rắn cắn gà nhà”
- *Vì sao Ngô Quyền quyết định tiêu diệt quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng ?* - Sông Bạch Đằng có vị trí chiến lược rất quan trọng, địa hình, địa vật đặc biệt, có thể chiến thắng quân thù. - Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bên bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng thuỷ triều lên xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, lòng sông rộng hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét.
- Bài tập củng cố Câu 1. Người biết tận dụng thời cơ nổi dậy giành chính quyền tự chủ vào năm 905 là A. Dương Đình Nghệ B. Khúc Thừa Dụ C. Khúc Hạo D. Khúc Thừa Mĩ
- Câu 2. Để xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ vừa giành được, họ Khúc đã làm gì ? A. Xây dựng hệ thống thành lũy kiên cố B. Chế ra nhiều loại vũ khí mới, lợi hại C. Cải cách trên nhiều mặt, giảm nhẹ sự đóng góp của nhân chúng D. Liên kết với Champa và các nước láng giềng khác
- Câu 3. Sự nghiệp giành quyền tự chủ của họ Khúc có ý nghĩa lịch sử A. Khôi phục lại sự nghiệp của vua Hùng, vua Thục B. Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc C. Đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta giành thắng lợi vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh D. Tạo điều kiện đưa đất nước lợi hoàn toàn vào năm 938
- Câu 4 : . Vào năm nào, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội) A. Năm 905 B. năm 906 C. Năm 907 D. Năm 938
- Câu 5 : . Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi cơ bản, tạo điều kiện đi đến thắng lợi nào hoàn toàn? A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 B. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 C. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang thế kỷ XV D. Tất cả các chiến thắng trên