Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến - Trường THPT Lý Chính Thắng

ppt 49 trang thuongnguyen 7460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến - Trường THPT Lý Chính Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_10_bai_5_trung_quoc_thoi_phong_kien_ph.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến - Trường THPT Lý Chính Thắng

  1. Trường THPT Lý Chính Thắng Hà Tĩnh Giáo viên: Phan Trung Kiên
  2. Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
  3. 1. Trung quốc thời Tần, Hán NỘI 2. Sự phát triển của chế độ phong kiến dưới thời Đường DUNG CHÍNH 3. Trung Quốc dưới thời Minh, Thanh 4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến
  4. Bài 5:TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 1.Trung Quốc thời Tần, Hán. a, Sự thành lập nhà Tần, Hán Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập như thế nào?
  5. NHÀ TẦN (221-206 TCN) Tần ThủyTần đánhHoàng chiếm các nước
  6. Bài 5:TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 1.Trung Quốc thời Tần, Hán. a. Sự xác lập chế độ phong kiến - Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc lập ra nhà Tần. - Quan lại có nhiều đất trở thành địa chủ - Nông dân bị phân hóa + Bộ phận giàu trở thành giai cấp bóc lột, bộ phận vẫn giữ được ruộng cày cấy trở thành nông dân tự canh + Nông dân nghèo không có ruộng phải nhận ruộng địa chủ cày cấy, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là tô ruộng → Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.
  7. Quý tộc Địa chủ Nông dân giàu Nông dân Nông dân Nông dân tự canh công xã lĩnh canh Nông dân nghèo SƠ ĐỒ SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT PHONG KIẾN
  8. Bài 5:TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN b.Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Ở TW: Vua Tần là đấng tối cao, có quyền tuyệt đối, bên dưới có hệ thống quan văn ,quan võ do Thừa tướng và Thái Tổ chức bộ máy nhà nước thời úy đứng đầu; có lực lượng quân đội mạnh. Tần như thế nào? - Ở địa phương chia thành các quận, huyện, đặt các chức quan Thái thú và Huyện lệnh. - Tuyển chọn quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử.
  9. Vua Tần Thừa tướng Thái uý Các quan văn Các chức Các quan võ quan khác Thái thú Thái thú (ở quận) (ở quận) Huyện lệnh Huyện lệnh (ở huyện) (ở huyện) SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TẦN
  10. Bài 5:TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN b,Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán. - Ở TW: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có hệ thống quan văn ,quan võ do Thừa tướng và Thái úy đứng đầu. - Ở địa phương chia thành các quận,huyện do quan thái thú và huyện lệnh đứng đầu. Tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử. ->Tổ chức bộ máy chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
  11. Tần Thủy Hoàng Tượng binh mã bằng đất sét
  12. Bài 5:TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN c, Chính sách đối ngoại. -Xâm lược các vùng đất xung quanh:Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ. Nhà Tần, Hán thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
  13. Lãnh thổ nhà Tần Lãnh thổ nhà Hán
  14. Bài 5:TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 2.Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường -Năm 618 Lý Uyên lập ra nhà Đường. (618 – 907)Nhà Đường thành lập vào thời gian nào ? Do ai sáng lập nên. →Chế độ phong kiến Trung Quốc đạt tới đỉnh cao Lý Uyên
  15. Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 2. Sự phát triển của chế độ phong kiến dưới thời Đường NHÓM 1: Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế dưới thời Đường. NHÓM 2: Tình hình chính trị dưới thời Đường. Bộ máy nhà Đường có gì khác so với các triều đại trước?
  16. Bài 5:TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 2.Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường Về kinh tế: +Nông nghiệp: Giảm tô thuế, bớt sưu dịch, thực hiện chính sách quân điền, nông dân thực hiện nghĩa vụ tô, dung, điệu; áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất → năng suất tăng. +Thủ công nghiệp: thịnh đạt, có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền, dệt lụa, đồ sứ, +Thương nghiệp: hình thành hai “con đường tơ lụa” → kinh tế phát triển cao hơn các triều đại trước.
  17. Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh qua Mông Cổ Ấn Độ, Afghaistan, Iran, Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp xung quanh vùng Địa Trung Hải về đến Châu Âu. Nó có chiều dài 7000 km, bằng 1/3 chu vi vòng trái đất. Con đường tơ lụa từ Trung Quốc đến Ấn Độ -Lưỡng Hà và Địa Trung Hải
  18. Bài 5:TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 2.Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường b.Về chính trị - Củng cố chính quyền trung ương, bộ máy cai trị hoàn chỉnh - Cử con em thân tín cai quản các địa phương và trấn ải biên cương, đặt thêm chức Tiết độ sứ. -Mở khoa thi để tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan, tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ tham gia bộ máy cai trị. - Tiếp tục xâm lược mở rộng lãnh thổ: Chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam,ép Tây Tạng phải thuần phục
  19. Trung ương HOÀNG ĐẾ Quan văn Quan võ Thừa tướng Thái úy Quận Địa phương Biên cương Thái thú Tiết độ sứ Huyện Huyện lệnh Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đường
  20. Bài 5:TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN Bản đồ Trung Quốc thời nhà Đường năm 700
  21. Củng cố Câu 1: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nào? A. Nhà Hạ B. Nhà Hán C. Nhà Tần C. Nhà Tần D. Nhà Chu
  22. Câu 2: Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất thân từ đâu? A. Nông dân tự canh B. Nông dân công xã rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng C. Trung nông D. Nông dân giàu có bị phá sản
  23. Câu 4: Ai là người lập ra nhà Đường? A. Lý Uyên B. Tần Thủy Hoàng C. Lưu bang D. Lý Thế Dân A. Lý Uyên
  24. Tiết 2 - Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 3. Trung quốc thời Minh, Thanh Nhà Minh được thành lập vào thời gian nào, do ai lập nên
  25. Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 3. Trung quốc thời Minh, Thanh Nhà Minh được thành lập (1368-1644) do Chu Nguyên Chương sáng lập. Tranh vẽ Đại Minh Thái Tổ Cao Hoàng đế
  26. Sự phát triển kinh tế Nêu tình hình kinh tế và chính trị dưới triều Minh.
  27. Sự phát triển kinh tế - Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện + Thủ công nghiệp: Xuất hiện công trương thủ công quy mô lớn luyện, làm giấy, đồ sứ quan hệ chủ - người làm thuê + Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp - Thương nghiệp: Phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh
  28. Về chính trị + Bỏ chức Thừa tướng, Thái úy thay vào đó là Thượng thư phụ trách các bộ. + Thành lập 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công HOÀNG ĐẾ LỤC BỘ LẠI HỘ LỄ BINH HÌNH CÔNG CÁC QUẬN
  29. Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 3. Trung quốc thời Minh, Thanh Nhà Thanh được thành lập (1644 -1911) + Kinh tế: giảm nhẹ tô thuế, khuyến khích khẩn hoang. + Đối nội: áp bức dân tộc; mua chuộc địa chủ người Hán. + Đối ngoại: bế quan tỏa cảng; bành trướng lãnh thổ.
  30. 4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến Nêu những thành tựu của nền văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.
  31. 4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến Tư tưởng, tôn giáo - Nho giáo giữ vai trò quan trọng, người sáng lập là Khổng Tử - Là công cụ phục vụ bảo vệ nhà nước phong kiến Bia mộ Khổng Tử
  32. NGŨ THƯỜNG TỨ ĐỨC TAM CƯƠNG TAM • NHÂN CƯƠNG • CÔNG • NGHĨA • DUNG • LỄ • VUA – TÔI • NGÔN • TRÍ • TÍN • CHA – CON • HẠNH NGŨ • VỢ - CHỒNG TỨ ĐỨC THƯỜNG
  33. Phật giáo: thịnh hành nhất thời Đường - Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày càng nhiều - Xây chùa, tạc tượng, in kinh
  34. b, Văn học, sử học Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN - Sử học: Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên có giá trị về mặt tư liệu và tư tưởng; thời Đường “Quốc sử quán” được thành lập -Văn học: +Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật: Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lý Bạch +Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh tiêu biểu như: Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kí, Hồng lưu mộng
  35. Lý Bạch ĐỖ PHỦ BẠCH CƯ DỊ
  36. La Quán Trung
  37. Thi Nại An– Thủy Hử Ngô Thừa Ân- Tây Du Kí
  38. Ngoại ô Bắc Kinh, nơi gia đình Tào Tuyết Cần từng sinh sống Hồng lâu Mộng Tượng Tào Tuyết Cần ở Bắc Kinh
  39. Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN c. Khoa học kĩ thuật - Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược đạt nhiều thành tựu - Sớm phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng với 4 phát minh lớn: La bàn, thuốc súng, nghề làm giấy và nghề in
  40. Giấy La bàn
  41. Thuốc súng Kỹ thuật in
  42. Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN - Có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc như Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH
  43. Vạn Lý Trường Thành có nghĩa là Thành dài vạn lý, là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 Trước Công Nguyên. Bức tường thành đầu tiên được xây dựng với mục đích bảo vệ người Trung hoa trước những cuộc tấn công của người Hung Nô và Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng đất hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5, nhưng nổi tiếng nhất là đoạn tường thành được xây dựng từ năm 220 TCN đến năm 200 TCN dưới thời Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. Theo một nghiên cứu sơ bộ công bố năm 2009, độ dài của trường thành khoảng 8.850km. Nhưng theo số liệu mới công bố thì Vạn Lý Trường Thành dài 21.196km. Chiều cao trung bình của trường thành là 7m, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải kéo dài đến Lop Nur thuộc Khu tự trị người Ngỗ Nhĩ tại Tân Cương.
  44. Cố Cung (Bắc Kinh), được xây dựng vào năm 1406 hoàn thành 1420, tổng cộng đã có 24 vị Hoàng đế lên ngôi chấp chính ở đây
  45. Cố cung Bắc Kinh
  46. Điện Thái Hòa –Tử cấm thành – Bắc Kinh
  47. Tượng Lạc Sơn đại Phật cao 71m đời Tượng Phật bằng gỗ sơn mài mạ Đường- Tứ Xuyên – Trung Quốc vàng - đời Đường -Trung Quốc
  48. Buddhist Temple, Shanghai, China
  49. Đàn tế trời ở Bắc Kinh