Bài giảng Lịch Sử lớp 11 - Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyễn đầu hàng

pptx 28 trang minh70 19500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch Sử lớp 11 - Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyễn đầu hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_11_bai_20_chien_su_lan_rong_ra_ca_nuoc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch Sử lớp 11 - Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyễn đầu hàng

  1. I. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873). KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất: Sau khi chiếm 6 tỉnh Nam Kì (1867), tình hình nước ta rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
  2. Hãy nêu những biểu hiện của cuộc khủng hoảng ở nước ta về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội?
  3. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất: Về chính trị: nhà Nguyễn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”. Nội bộ quan lại phân hóa thành hai bộ phận : phe chủ chiến và chủ hòa. Về kinh tế : ngày càng bị kiệt quệ. Về xã hội : đời sống ngày càng khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt Nhân dân đứng lên đấu tranh ngày càng nhiều.
  4. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất Nhà Nguyễn ra sức đàn áp các phong trào của tầng lớp nhân dân. Trong khi đó, một số người học cao, hiểu rộng như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Huy Trứ đề nghị triều đình thực hiện cải cách nhưng không được chấp nhận.
  5. PHẠM PHÚ THỨ ĐẶNG HUY TRỨ
  6. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
  7. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ( 1873) PHÁP ĐÁNH CHIẾM 6 TỈNH NAM KÌ ( 1867), SAU ĐÓ ĐƯA QUÂN ĐÁNH RA BẮC CÓ PHẢI LÀ TẤT YẾU HAY KHÔNG???
  8. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ( 1873) Năm 1873, nhân cơ hội nhà Nguyễn giải quyết vụ “ Đuy-puy” ở Hà Nội, Pháp kéo quân ra Bắc. Sáng ngày 19.11.1873, Pháp gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương. Ngày 20.11.1873, Pháp chiếm thành Hà Nội và một số tỉnh như Hưng Yên ( 23-11), Hải Dương ( 3-12)
  9. TẠI SAO PHÁP XÂM LƯỢC BẮC KÌ MÀ CHƯA PHẢI LÀ KINH THÀNH HUẾ ???
  10. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ( 1873) 3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874: KHI PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ, TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN ĐÃ ĐỐI PHÓ RA SAO???
  11. Khi Pháp nổ súng tấn công đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh lính đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Thanh Hà ( Ô Quan Chưởng). Trong thành, Nguyễn Tri Phương cùng quân sĩ chiến đấu anh dũng. Thành Hà Nội bị giặc chiếm, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục chiến đấu. Trận đấu quan trọng nhất là trận phục kích của quân ta là trận Cầu Giấy (21-12-1873).
  12. Ô QUAN CHƯỞNG (HÀ NỘI)
  13. NGUYỄN TRI PHƯƠNG (1800-1873)
  14. Gác-ni-ê bị giết
  15. Chiến thắng trận Cầu Giấy lần nhất làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất 1874. Hiệp ước gây bất bình lớn trong nhân dân và cac sĩ phu yêu nước. Nhiều phong trào đã nổi dậy ở các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
  16. II. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN HAI. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882- 1884 1. Quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai ( 1882-1883): Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1974 để lấy cớ kéo quân ra Bắc. Ngày 3-4-1882, quân Pháp do Rivie chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội.
  17. Ngày 25-4, chúng gởi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu nhưng chưa hết thời hạn chúng đã nổ súng chiếm thành. Tháng 3-1883, Pháp chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên và Nam Định.
  18. QUÂN PHÁP CHIẾM THÀNH HÀ NỘI, XÂY DỰNG LÔ CỐT TRÊN NỀN ĐIỆN KÍNH THIÊN
  19. 2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến Trưa 25.4, Pháp mở cuộc tấn công vào thành, Hoàng Diệu đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu quyết liệt. Cuối cùng, thành bị mất, Hoàng Diệu tự tử. Ngày 19-5-1883, Rivie chỉ huy quân lính tiến ra ngoài Hà Nội nhưng vấp phải sự kháng cự của quân Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm. Rivie bị chết trong trận chiến này.
  20. HOÀNG DIỆU ( 1829-1882)
  21. CUỘC CHIẾN GIỮA QUÂN PHÁP VÀ QUÂN CỜ ĐEN TẠI CẦU GIẤY, THÁNG 5.1883
  22. III- THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ 1884. 1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. VÌ SAO ĐẾN NĂM 1883, THỰC DÂN PHÁP QUYẾT ĐỊNH TIẾN ĐÁNH THUẬN AN??? Cách Huế khoảng 20km,từ cửa biển có thể theo dọc sông Hương đánh lên Huế.Vị trí phòng thủ trọng điểm của Huế,mất Thuận An coi như mất Huế
  23. Do vị trí quan trọng của Thuận An và nhân lúc vua Tự Đức mất, triều đình rối ren do đó Pháp quyết định tấn công Ngày 18/8/1883, Pháp tấn công Thuận An, quân triều đình chiến đấu quyết liệt nhưng cuối cùng Pháp vẫn chiếm được các pháo đài, kinh đô Huế bị uy hiếp trực tiếp.
  24. 2- Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng. Ngày 25/8/1883, triều Nguyễn kí hiệp ước Hắcmăng với Pháp Nội dung: -Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ “của Pháp -Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng đến hết tỉnh BìnhThuận,Bắc Kì là đất bảo hộ,Trung Kì giao cho triều đình quản lí. -Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngồi đều do Pháp nắm giữ.
  25. Pháp kí với nhà Nguyễn bản hiệp ước Hác măng chứng tỏ điều gì???
  26. Ngày 6/6/1884, nhà Nguyễn lại kí với Pháp hiệp ước Patơnốt căn bản dựa trên hiệp ước Hắcmăng, nhưng có sửa đổi 1 số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc quan lại phong kiến Nước VN đặt dưới sự “ bảo hộ” của Pháp, dần dần biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến