Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Lịch sử địa phương: Tiết 45: Đông Đô - Đông Kinh từ thời Hồ đến thời Lê Sơ - Trần Thị Hương

pptx 11 trang thuongnguyen 20671
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Lịch sử địa phương: Tiết 45: Đông Đô - Đông Kinh từ thời Hồ đến thời Lê Sơ - Trần Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_7_lich_su_dia_phuong_tiet_45_dong_do_d.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Lịch sử địa phương: Tiết 45: Đông Đô - Đông Kinh từ thời Hồ đến thời Lê Sơ - Trần Thị Hương

  1. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 7- TIẾT 45 ĐÔNG ĐÔ- ĐÔNG KINH TỪ THỜI HỒ ĐẾN THỜI LÊ SƠ Giáo viên: Trần Thị Hương Trường THCS Mạc Đĩnh Chi- Ba Đình- Hà Nội
  2. 1. THĂNG LONG- ĐÔNG ĐÔ- ĐÔNG QUAN- ĐÔNG KINH THĂNG LONG Năm 1010- Lý Công Uẩn Thăng Long là tên gọi gắn liền với truyền thuyết về việc dời đô của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) năm 1010. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Mùa thu, tháng 7, vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở bến ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long. Tên gọi rồng bay (Thăng Long) gợi tả được khí thế mạnh mẽ vươn lên của kinh thành. Nhưng tên gọi rồng bay còn thể hiện một khát vọng hòa bình, đời sống hạnh phúc, tự do của dân tộc Việt Nam thời bấy giờ Hơn thế nữa, biểu tượng rồng Tên Thăng bay còn chứa đựng ý niệm thiêng liêng trở về cội nguồn Rồng-Tiên và mơ ước về nguồn nước, mưa thuận gió hòa của Long- Đông cư dân văn minh nông nghiệp trồng lúa nước” Đô- Đông Quan có từ bao giờ?
  3. ĐÔNG ĐÔ Năm 1400- Triều Hồ Đông Đô: "thành phố (đô thị) phía đông" Nửa sau TK XIV, nhà Trần suy yếu. Hồ Quý Ly phế bỏ vua Trần lập ra triều Hồ (1400-1407) . Hồ Quý Ly dời đô về thành An Tôn (Thanh Hóa), gọi là Tây Đô, Thăng Long đổi tên là Đông Đô Tuy chuyển kinh đô cũ thành lộ, nhưng với cách đổi tên Thăng Long thành Đông Đô và cắt cử chính con trai cai quản, có thể hiểu ý của Hồ Quý Ly là vẫn coi Thăng Long là một đô thành bên cạnh Tây Đô. Nói cách khác, Đông Đô giữ vai trò như là kinh đô thứ 2 của nhà Hồ. Đông Đô vẫn là nơi đón tiếp sứ thần nhà Minh và sứ giả, thương lái ngoại quốc. Như vậy, thực tế, bấy giờ, Đông Đô vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lớn, sự phồn thịnh ở đô thị này vẫn cao hơn nhiều Tây Đô vốn mới được định hình.
  4. ĐÔNG QUAN Năm 1407- 1428- Nhà Minh xóa bỏ vị thế là kinh đô một nước độc lập Tháng 6/1406, giặc Minh phương Bắc thấy nước ta có biến, bèn lập kế “Phù Trần diệt Hồ”, lấy cớ đưa quân sang giúp nhà Trần giữ cơ nghiệp, nhưng kỳ thực là xâm chiếm nước ta. Ngày 21/1 1407, cha con Hồ Quý Ly rơi vào tay giặc Minh, nước ta lại bị giặc Bắc đô hộ, thành Đông Đô bị nhà Minh đổi thành Đông Quan, hàm ý rằng nước ta chỉ là một phần trong lãnh thổ của nhà Minh, đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ. coi như một đơn vị hành chính của nhà Minh. - Trong suốt thời thuộc Minh, Thăng Long – Đông Đô chìm trong đau thương, tang tóc do quan quân nhà Minh gây ra. Chúng đốt sách vở, giấy tờ, đập phá bia đá. Chuông Quy Điền của chùa Một Cột- di vật nối tiếng của văn hóa Thăng Long bị quân Minh tàn phá, lấy đồng đúc súng. - Ách cai trị tàn độc của nhà Minh càng hun đúc lòng căm thù và ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Nhân dân Đông Quan và các vùng ngoại vi nhiều lần vùng lên khởi nghĩa.
  5. ĐÔNG KINH Năm 1430- Lê Thái Tổ (Lê Lợi) Đông Kinh: Kinh đô phía Đông Năm 1418, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và nhiều danh tướng khác phất cờ khởi nghĩa, đến năm 1428 thì dẹp tan quân Minh, đem lại nền thái bình cho đất nước. Sau khi dẹp tan giặc ngoại xâm, Lê Lợi lên ngôi vua 29/4/1428, mở ra triều đại nhà Lê. Lê Thái Tổ quyết định vẫn đóng đô tại thành Thăng Long cũ, lấy lại quốc hiệu Đại Việt, năm 1430 đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh, hàm ý đó là kinh đô của một nhà nước độc lập, chứ không phải là phủ quan như ý muốn của nhà Minh. Tây Đô thời nhà Hồ cũng được đổi tên thành Tây Kinh
  6. -Vậy là chỉ trong hơn 30 năm giai đoạn này, Thăng Long được/bị đổi tên tới 3 lần. - Hoàng thành thời nhà Lê được mở rộng gấp đôi so với Hoàng thành thời nhà Lý và thời nhà Trần. Quy hoạch 2 huyện Quảng Đức, Vĩnh Xương (sau đổi thành Thọ Xương), có 36 phường (Nghi Tàm dệt vải, Yên Thái làm giấy, Hàng Đào nhuộm điều), Quốc Tử Giám mở rộng, nhà vua đặt lệ xướng danh, khắc tên bia đá cho tiến sĩ, Lê Thánh Tông lập Hội Tao đàn, làm thơ, ngâm vịnh - Hoàng thành Đông Kinh có 3 cửa. + Cửa phía Đông còn gọi là cửa Đông Hoa ở vị trí khoảng Hàng Cân, Hàng Đường ngày nay. + Cửa phía Nam còn gọi là cửa Đại Hưng nằm ở khoảng Cửa Nam ngày nay. + Cửa phía Tây còn gọi là cửa Bảo Khánh thuộc khu Giảng Võ hiện nay. + Về cơ bản, Hoàng thành Đông Kinh được chia làm hai phần: Phần thứ nhất gọi là Cung thành, là nơi ở và làm việc của vua; Phần thứ hai là Hoàng thành. Cung thành thời Lê có hình chữ nhật, tường thành được xây bằng gạch, cửa chính Đoan Môn ở phía Nam. Hai bên có hai cửa nách là Đông Tràng An và Tây Tràng An.
  7. Thiên Phủ Giang Vạn Thọ Điện Trấn Vũ S. Nhị Hà Huyện Quảng Đức Ao S. Tô Lịch Thái Miếu Đền Bạch Mã Cửa Phủ Phụng Thiên Bảo Khánh Tháp Báo Thiên Thọ Xương Thăng Long 1490
  8. 2. CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG ĐÔNG QUAN CỦA NGHĨA QUÂN LAM SƠN Chiến dịch giải phóng Đông Quan kéo dài 408 ngày, từ 22/11/ 1426- 3/1/ 1428, chia 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Tiêu diệt vùng ngoại vi đêm 22/11/1426 do Lê Lợi chỉ huy. Lê Lợi và Nguyễn Trãi dời đại bản doanh nghĩa quân Lam Sơn từ làng Đông Phù Liệt (xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì ,Hà Nội) đến Tây Phù Liệt (Thanh Trì), đầu 1427 dời sang bến Bồ Đề ở bờ Bắc sông Nhĩ (Gia Lâm), đối diện kinh thành ở bờ Nam để vây hãm thành Đông Quan. Từ tháng 1-1427, nghĩa quân vừa công thành vừa dụ hàng Vương Thông với phương châm: “Ta mưu trí đánh dẹp bằng cách đánh vào lòng người, khiến không đánh mà quân giặc phải tự khuất phục”. + Giai đoạn 2: mùa hè 1427-3/11/1427 mặt trận chính là tiêu diệt biên giới, Đông Quan giữ vai trò trong thắng lợi diệt viện. Sau thất bại nặng ở trận Tốt Động - Chúc Động (ngày 5-7 tháng 11 năm 1426) và Chi Lăng - Xương Giang (11-1427), trên đất nước ta, cuối năm 1427, quân địch chỉ còn giữ được 3 thành: Đông Quan, Cổ Lộng, Tây Đô. Chúng vẫn liều chết cố thủ Chiến dịch giải chủ yếu là hy vọng vào quân cứu viện của nhà Minh. Nay hai đạo binh bị tiêu diệt, phóng Đông niềm hy vọng của quân địch bị sụp đổ. Quan của nghĩa + Giai đoạn 3: sau 3/11/1427- 3/1/1428. Lê Lợi và Nguyễn Trãi vừa uy hiếp, vừa quân Lam Sơn vận động buộc Vương Thông kí kết “Hội thề thành Đông Quan” – 10/12/1427. Từ 29/12/1427- 3/1/1428, 10 vạn quân Minh rút về nước. như thế nào? ?
  9. Trọng tâm 1. THĂNG LONG- ĐÔNG ĐÔ- ĐÔNG QUAN- ĐÔNG KINH Thăng Long: Năm 1010- Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long Đông Đô: Năm 1400- Triều Hồ Đông Quan: Năm 1407- 1428- Nhà Minh Đông Kinh: Năm 1430- Lê Thái Tổ (Lê Lợi) 2. CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG ĐÔNG QUAN CỦA NGHĨA QUÂN LAM SƠN Chiến dịch giải phóng Đông Quan kéo dài 408 ngày, từ 22/11/ 1426- 3/1/ 1428, chia 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Tiêu diệt vùng ngoại vi đêm 22/11/1426 do Lê Lợi chỉ huy, vây hãm thành Đông Quan. + Giai đoạn 2: mùa hè 1427-3/11/1427 mặt trận chính là tiêu diệt viện binh ở biên giới, Đông Quan giữ vai trò trong thắng lợi diệt viện. + Giai đoạn 3: sau 3/11/1427- 3/1/1428. Lê Lợi và Nguyễn Trãi vừa uy hiếp, vừa vận động buộc Vương Thông kí kết “Hội thề thành Đông Quan” – 10/12/1427. Từ 29/12/1427- 3/1/1428, 10 vạn quân Minh rút về nước.
  10. TIẾP NỐI 1.Em hiểu thế nào là khái niệm phố phường? 2. Hiện nay nơi em ở còn lưu giữ được những di tích gì, nghề gì, danh nhan nào thuộc thời Lê? Nêu hiểu biết của em về lệ xướng danh, yết tên, khắc bia đá.
  11. CHÚC CÁC CON MẠNH KHỎE, BÌNH AN, CHĂM NGOAN-HỌC TỐT!