Bài giảng môn Địa lí khối 11 - Bài 5, Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

pptx 22 trang thuongnguyen 7331
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Địa lí khối 11 - Bài 5, Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_dia_li_khoi_11_bai_5_tiet_3_mot_so_van_de_cua.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Địa lí khối 11 - Bài 5, Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

  1. Tháp Babel Hình trang trí Thần Khorsabad Vườn treo Babilon
  2. a/ Vị trí địa lí: - Nằm ở phía Tây Nam Châu Á tiếp giáp với các biển: Đen, Caxpi, Aráp, Đỏ, Địa Trung Hải, Vịnh Pec-Xích. - Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm vị trí ngả 3 châu Âu, châu Á, châu Phi, nối liền biển Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương qua kênh đào Xuy-ê.
  3. b/ Đặc điểm tự nhiên - Diện tích trên 7 triệu km2 - Địa hình: + Phía Bắc: hệ thống núi cao và sơn nguyên. + Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà. + Phía Nam: sơn nguyên A-rap.
  4. b/ Đặc điểm tự nhiên - Khí hậu, sông ngòi: + Khí hậu khô hạn. + Sông ngòi kém phát triển. - Tài nguyên: + Trữ lượng dầu mỏ phong phú. + Là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
  5. c/ Dân cư: - Số dân Tây Nam Á khoảng 313 triệu người (2005), chủ yếu theo đạo Hồi - Phân bố chủ yếu ven biển và các thung lũng có mưa - Tỉ lệ dân thành thị cao: 80 – 90% dân số.
  6. d/ Kinh tế - chính trị: - Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế các nước Tây Nam Á. - Khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. - Chính trị không ổn định, thường xảy ra các cuộc tranh chấp dầu mỏ. - Ảnh hưởng lớn đến kinh tế đời sống của khu vực.
  7. Khai thác dầu ở Tây Nam Á
  8. a/ Vị trí địa lí: - Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào. - Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
  9. b/ Đặc điểm tự nhiên: - Diện tích 5,6 triệu km2. - Nhiều thảo nguyên và hoang mạc thuận lợi cho việc chăn nuôi. - Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa khô hạn , thuận lợi trồng bông và một số cây công nghiệp - TNTN: dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, đồng, thuỷ điện.
  10. Chăn nuôi ở Trung Á
  11. Công trình thuỷ điện ở Cư-rơ-gư-xtan
  12. Khai thác than ở Cư-rơ-gư-xtan Khai thác đồng ở Mông Cổ
  13. c/ Dân cư: - Dân số khoảng 61 triệu người. - Là khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp (khoảng 19 người/km2). - Số dân thành thị khoảng 39% - Phần lớn dân cư theo đạo Hồi (trừ Mông Cổ).
  14. d/ Kinh tế - chính trị: - Chịu nhiều ảnh hưởng của LB Xô Viết. - Là nơi có con dường tơ lụa đi qua. - Giao thoa văn minh phương Đông và Tây. - Tồn tại những mâu thuẫn dẫn tới các xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố.
  15. Chiến tranh vùng vịnh giữa Irắc và Cô - Oét Đấu tranh vì hoà bình của người Palestin
  16. - Tây Nam Á và Trung Á có trữ lượng dầu mỏ lớn, riêng Tây Nam Á chiếm trên 50% trữ lượng thế giới. - Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới. - Thuận lợi: thu nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ. - Khó khăn: trở thành mục tiêu nhòm ngó của nhiều cường quốc, nhiều tổ chức nhằm thao túng, giành giật quyền lợi từ dầu mỏ dẫn đến tình trạng bất ổn định về chính trị.
  17. a/ Hiện tượng: - Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các giáo phái trong Hồi giáo, nạn khủng bố. - Hình thành các phong trào li khai, nạn khủng bố ở nhiều quốc gia.
  18. b/ Nguyên nhân: - Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống. - Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử. - Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.
  19. b/ Hậu quả: - Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác. - Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển. - Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.