Bài giảng môn Địa lí khối 11 - Bài 8, Tiết 2: Kinh tế Liên bang Nga

ppt 27 trang thuongnguyen 4421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Địa lí khối 11 - Bài 8, Tiết 2: Kinh tế Liên bang Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_dia_li_khoi_11_bai_8_tiet_2_kinh_te.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Địa lí khối 11 - Bài 8, Tiết 2: Kinh tế Liên bang Nga

  1. BÀI 8 LIÊN BANG NGA (tiếp theo) TIẾT 2: KINH TẾ
  2. Quá trình phát triển kinh tế : 1. Liên bang Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết : - Liên Xô từng là siêu cường quốc kinh tế . - Liên bang Nga đóng vai trò chính , trụ cột trong việc tạo dựng nền kinh tế của Liên Xô .
  3. SẢN PHẨM TỈ TRỌNG Than đá 56.7 Dầu mỏ 87.2 Khí tự nhiên 83.1 Điện 65.7 Thép 60.0 Gỗ , giấy và xenlulozo 90.0 Lương thực 51.4 Tỉ trọng một số sản phẩm công–nông nghiệp chủ yếu của LB Nga trong Liên xô cuối thập niên 80 thế kỉ XX
  4. 2. Thời kì đầy khó khăn , biến động ( thập niên 90 của thế kỷ XX ) : - Khủng hoảng về kinh tế , chính trị , xã hội sâu sắc . - 1991 , Liên Xô tan rã , cộng đồng các quốc gia độc lập ra đời ( SNG ) . - Liên bang Nga nền kinh tế rơi vào khủng hoảng , khó khăn : tốc độ tăng GDP âm , sản lượng các ngành giảm , nợ nước ngoài nhiều , đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, vai trò cường quốc suy giảm, tình hình chính trị xã hội bấtổn  Nguyên nhân : do cơ chế sản xuất cũ , đường lối kinh tế thiếu năng động , không đáp ứng nhu cầu thị trường , tiêu hao vốn lớn , sản xuất kém hiệu quả .
  5. Khủng hoảng chính trị ở Liên Xô năm 1991
  6. 3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc : a. Chiến lược kinh tế mới : - Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng . - Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường . - Mở rộng ngoại giao . - Coi trọng hợp tác với châu Á , trong đó có Việt Nam . - Nâng cao đời sống nhân dân . - Khôi phục lại vị trí cường quốc .
  7. b. Những thành tựu đạt được sau năm 2000 : - Tình hình chính trị , xã hội ổn định . - Sản lượng các ngành kinh tế tăng . - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao . - Giá trị xuất siêu tăng liên tục . - Thanh toán nợ nước ngoài . - Nằm trong 8 nước có ngành công nghiệp hàng đầu thế giới (G8) . - Vị thế của Liên bang Nga càng nâng cao trên trường quốc tế . c. Khó khăn: - Phân hóa giàu nghèo - Chảy máu chất xám
  8. Các nước G8
  9. Dựa vào biểu đồ dưới đây hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của LB Nga từ 1990-2005
  10. II. Các ngành kinh tế : 1. Công nghiệp : - Công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế . - Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng : + Công nghiệp truyền thống : khai thác khoáng sản , năng lượng , luyện kim , khai thác gỗ và sản xuất bột giấy . + Công nghiệp hiện đại : điện tử-tin học , hàng không , vũ trụ , quân sự .
  11. - Tình hình phát triển : + Sản lượng nhiều sản phẩm công nghiệp tăng . + Công nghiệp dầu khí là ngành mũi nhọn , đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên . + Là cường quốc về công nghiệp vũ trụ , nguyên tử , công nghiệp quốc phòng . - Phân bố : + Các trung tâm công nghiệp phân bố tập trung ở đồng bằng Đông Âu , Tây Xi-bia , dọc các tuyến giao thông quan trọng .
  12. 2. Nông nghiệp : - Điều kiện thuận lợi : quỹ đất nông nghiệp lớn , khí hậu ôn đới và cận nhiệt . - Nông sản chủ yếu : lúa mì , củ cải đường , cây ăn quả , bò , cừu , lợn - Sản lượng nhìn chung tăng: sx lương thực 78,2 triệu tấn và XK 10 triệu tấn (2005) - Phân bố : chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu , đồng bằng Tây Xi-bia .
  13. 3. Dịch vụ : - Giao thông phát triển đủ loại hình , đang được nâng cấp: + Hệ thổng đường sắt xuyên Xibia và BAM đóng vai trò quan trọng trong phát triển Đông Xibia + Thủ đô Moscow với hệ thống xe điện ngầm - Kinh tế đối ngoại rất quan trọng : + Giá trị xuất khẩu tăng , là nước xuất siêu . + Hơn 60% hàng xuất khẩu là nguyên liệu , năng lượng . - Có tiềm năng du lịch lớn . - Các ngành dịch vụ khác phát triển . - Các trung tâm dịch vụ lớn : Mat-xco-va , Xanh-pe- tec-pua
  14. 12 vùng kinh tế, những vùng nầy không đồng đều về tiềm năng kinh tế, trình độ phát triển và dân số. 12 vùng kinh tế chính của Nga gồm: 1. Vùng kinh tế Trung tâm 2. Vùng kinh tế Trung tâm-Chernozem 3. Vùng kinh tế Đông Siberia 4. Vùng kinh tế Viễn Đông 5. Vùng kinh tế Phương Bắc 6. Vùng kinh tế Bắc Kavkaz 7. Vùng kinh tế Tây Bắc 8. Vùng kinh tế Volga 9. Vùng kinh tế Ural 10. Vùng kinh tế Volga-Vyatka 11. Vùng kinh tế Tây Siberi 12. Vùng kinh tế Kaliningrad
  15. 12 vùng kinh tế chính của Nga
  16. III. Một số vùng kinh tế quan trọng : 1. Vùng trung tâm : - Phát triển nhất , tập trung nhiều ngành công nghiệp , sản xuất nhiều lương thực , thực phẩm . - Có thủ đô Mat-xco-va . 2. Vùng trung tâm đất đen : - Đất đen thuận lợi phát triển nông nghiệp , phát triển mạnh công nghiệp , đặc biệt là công nghiệp phục vụ nông nghiệp .
  17. 3. Vùng Ural : - Giàu tài nguyên . - Công nghiệp phát triển . - Nông nghiệp còn hạn chế . 4. Vùng Viễn Đông : - Giàu tài nguyên . - Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản , khai thác gỗ , đánh bắt và chế biến hải sản . - Là vùng kinh tế phát triển để hội nhập khu vực châu Á – Thái Bình Dương .
  18. IV. Quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh mới : - Quan hệ truyền thống ngày càng được mở rộng , hợp tác toàn diện . Việt Nam là đối tác chiến lược của Liên bang Nga . - Kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 3,3 tỉ đôla .
  19. HỢP TÁC NGA - VIỆT TRONG KHAI THÁC DẦU TRÊN BIỂN ĐÔNG
  20. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống LB Nga Dmitri Medvedev trong chuyến thăm LB Nga năm 2008
  21. THE END
  22. G8 là nhóm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm (Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, Hoa Kỳ (G6, 1975), Canada (G7, 1976)) và Nga (không tham gia một số sự kiện).