Bài giảng môn Địa lí khối 11 - Bài 9, Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản

ppt 25 trang thuongnguyen 9111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Địa lí khối 11 - Bài 9, Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_dia_li_khoi_11_bai_9_tiet_3_thuc_hanh_tim_hieu.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Địa lí khối 11 - Bài 9, Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ
  2. Câu 1. Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là A. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. B. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp. C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới. D. Có tới 80% lao động hoạt động trong ngành công nghiệp.
  3. Câu 2. Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là: A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt. B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt. C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt. D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.
  4. Câu 3. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do A.Có nguồn lao động dồi dào. B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao. C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao. D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
  5. Câu 4. Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào A. Tận dụng tối đa sức lao động. B. Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước. C. Kĩ thuật cao. D. Tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước.
  6. Câu 5. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây? A. Hôn-su. B.Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu.
  7. TIẾT 22: BÀI 9: NHẬT BẢN TIẾT 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
  8. YÊU CẦU BÀI THỰC HÀNH 1) VẼ BIỂU ĐỒ: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (đơn vị: tỷ USD) Năm 1990 2000 2004 2010 2017 287,6 489,2 565,7 Xuất khẩu 769,8 698 235,4 397,5 454,5 Nhập khẩu 692,4 672 52,2 99,7 111,2 CCTM 77,4 26 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. 2) NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI.
  9. Những biểu đồ có thể thể hiện: - Biểu đồ cột ghép - Biểu đồ cột chồng Tuy nhiên biểu đồ thích hợp nhất có thể sử dụng là biểu đồ cột ghép.
  10. Các bước tiến hành: - Xây dựng hệ tọa độ hợp lí. -Trục tung thể hiện giá trị xuất nhập khẩu, đơn vị tỉ USD. - Trục hoành thể hiện năm.Lưu ý khoảng cách năm cho chính xác (nếu các điểm thì phải cách đều nhau). - Cột đầu tiên phải cách trục tung khoảng 0,5-1.0 cm. - Viết các số liệu trên đỉnh cột. - Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.
  11. Tỷ USD 1. Vẽ Biểu Đồ 769,8 692,4 698 700 672 600 565,7 500 489,2 454,5 400 397,5 300 287,6 235,4 200 100 0 1990 2000 2004 2010 2017 Năm Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2017 Chú giải: Xuất khẩu Nhập khẩu
  12. Nhận xét biểu đồ -giá trị xuất nhập khẩu có sư biến động: +giai đoạn 1990 – 2010 giá trị xuất khẩu tăng 482,2%, giá trị nhập khẩu tăng 457% +giai đoạn 2010 – 2017 giá trị xuất khẩu giảm 71,8% giá trị nhập khẩu giảm 20,4% + cán cân thương mại luôn dương, Nhật Bản là nước xuất siêu.
  13. 2) NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI. Đọc các thông tin SGK, kết hợp với biểu đồ đã vẽ, nêu các đặc điểm khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
  14. Kinh tế đối Nhận xét chung ngoại Nhật Bản Chính sách Nhập khẩu Xuất khẩu Bạn hàng chủ yếu Vốn FDI Vốn ODA
  15. Kinh tế đối Nhận xét chung ngoại Nhật Bản Chính sách Tận dụng và khai thác triệt để các thành tựu khoa học – kĩ thuật, nguồn vốn của nước ngoài. Xuất khẩu Sản phẩm: công nghiệp chế biến chiếm 99% giá trị XK Nhập khẩu - Sản phẩm nông nghiệp,nguyên liệu công nghiệp, năng lượng Cán cân - Xuất siêu trong nhiều năm liền thương mại - Các nước phát triển: chiếm 50% tổng giá trị thương mại. Bạn hàng - Các nước đang phát triển: chiếm trên 45% tổng giá trị thương chủ yếu mại, riêng các nước NICs chiếm 18%. - Đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh và đứng đầu thế giới. Vốn FDI - Chiếm vị trí quan trọng trong đầu tư vào các nước ASEAN. (chiếm 15,7%) tổng FDI - Viện trợ phát triển chính thức (ODA) đứng đầu thế giới. Vốn ODA - ODA của Nhật Bản vào các nước ASEAN chiếm 60% tổng ODA quốc tế.
  16. Các mặt hàng xuất khẩu
  17. Các mặt hàng nhập khẩu
  18. Bạn hàng chủ yếu
  19. 3. Mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản -Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào 21/9/1973 Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và được nâng lên thành đối tác chiến lược.
  20. XUẤT KHẨU ĐẾN NHẬT BẢN
  21. Các mặt hàng nhập khẩu
  22. Cầu Nhật Tân – cây cầu hữu nghị Việt – Nhật Nhà ga T2 - nối thủ đô với thế giới Cầu Bãi Hầm qua đèo Hải Cháy Vân
  23. Sự hợp tác của hai nước đã mang lại những thuận lợi và thách thức cho nước ta THUẬN LỢI THÁCH THỨC - Góp phần xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật tiên tiến hiện - Nguy cơ trở thành bãi đại. rác công nghiệp. - Có nhiều cơ hội để - Thị trường mở rộng học hỏi, trao đổi kinh làm cho cho vấn đề nghiệm trong nhiều lĩnh cạnh tranh càng trở nên vực. gay gắt. - Góp phần lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước
  24. GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (đơn vị: tỷ USD) Năm 2000 2004 2010 2015 2017 Xuất khẩu 479,2 565,7 769,8 624,8 698 Nhập khẩu 379,5 454,5 692,4 648,3 672 CCTM 99,7 111,2 77,4 -23,5 26 Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2017 là A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường). Câu 2. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015 là A. 1396 tỉ USD. B. 1370 tỉ USD. C. 1344 tỉ USD. D. 26 tỉ USD.
  25. Câu 3. Nhận xét nào sau đây là đúng? A Giai đoạn 2000 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản luôn thấp hơn giá trị xuất khẩu. B. Giai đoạn 2000 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản tương đương giá trị xuất khẩu. C. Giai đoạn 2000 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản luôn cao hơn giá trị xuất khẩu. D. Giai đoạn 2000 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng giảm.