Bài giảng môn Địa lí lớp 12 - Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại du lịch
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Địa lí lớp 12 - Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_dia_li_lop_12_bai_31_van_de_phat_trien_thuong.pptx
Nội dung text: Bài giảng môn Địa lí lớp 12 - Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại du lịch
- 12C8 • Trần Minh Hiếu • Nguyễn Đoàn Nhật Linh • Phạm Trường Phong • Nguyễn Hải Hà • Nguyễn Thành Đạt
- Bài 31:Vấn Đề Phát Triển Thương Mại,Du Lịch I. Thương Mại II. Du Lịch Du Lịch Nhân Văn
- 2)Du Lịch a)Tài Nguyên Du Lịch • Khái niệm :Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch khu du lịch nhằm tạo ra sư hấp dẫn du lịch. • Gồm 2 nhóm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
- 2)Lễ Hội 1)Di tích 3)Tài Tài Nguyên nguyên Nhân Văn khác
- 1) Di tích • Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hoá và lịch sử. • Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. • Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới.
- Quần thể di tích cố đô Huế
- Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Ngày nay, Quần thể di tích cố đô Huế đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 95 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích Cố đô Huế được phân chia thành 2 cụm: cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong Kinh thành Huế.
- ❖Cụm công trình trong Kinh thành Huế: • Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng, kéo dài suốt 27 năm. • Các di tích trong kinh thành gồm:
- 1. Kỳ Đài • Còn gọi là Cột cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Trong lịch sử, kỳ đài thường là nơi đánh dấu các sự kiện quan trọng và sự thay đổi thể chế chính quyền ở Huế.
- 2. Trường Quốc Tử Giám -Năm 1803 vua Gia Long xây dựng Đốc Học Đường tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây, trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương. Đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Đến năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành, bên ngoài, phía Đông Nam Hoàng thành (tức vị trí hiện nay).
- 3. Điện Long An • Điện Long An là cung điện đẹp nhất trong kinh thành Huế đã tồn tại gần 150 năm nay. Tên tuổi của điện Long An được gắn liền với Bảo Định Cung, hành cung của vua Thiệu Trị được xây dựng năm 1845.
- 3. Viện Cơ Mật - Tam Tòa - Là cơ quan tư vấn của nhà vua gồm bốn vị đại thần từ Tam Phẩm trở lên, là Đại Học Sĩ của các điện Đông Các, Văn Minh, Võ Hiển và Cần Chánh. Viện lúc đầu đặt ở nhà Tả Vu. Sau khi kinh đô thất thủ năm 1885 phải dời đi đến nhà của bộ Lễ, rồi bộ Binh, và cuối cùng là về chùa Giác Hoàng vùng với toà Giám Sát (của người Pháp) và Trực Phòng các bộ nên gọi là Tam Toà. Hiện nay Tam Tòa nằm ở địa chỉ 23 Tống Duy Tân, thuộc phường Thuận Thành, ở góc Đông-Nam bên trong kinh thành Huế, hiện là trụ sở của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
- 4. Cửu vị thần công • Cửu vị thần công là tên gọi 9 khẩu thần công được các nghệ nhân Huế đúc dưới thời vua Gia Long. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, khi lên ngôi, vua Gia Long liền cho các nghệ nhân đương thời tập trung tất cả chiến lợi phẩm là binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình. Công việc đúc chính thức từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804.
- 5. Hoàng thành Huế • Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội.
- Ngọ Môn
- Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi
- Cung Diên Thọ
- Hiển Lâm Các
- Cung Trường Sanh
- Cửu Đỉnh
- Tử Cấm thành • Tử Cấm Thành nguyên gọi là Cung Thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia.
- Điện Phụng Tiên • Điện Phụng Tiên là một ngôi điện nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng Thành được vua Gia Long và vua Minh Mạng xây dựng dùng để thờ cúng các vua triều Nguyễn.
- Thái Bình Lâu • Thái Bình Lâu được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1919, đến năm 1921 thì hoàn thành, là nơi để nhà vua có thể nghĩ ngơi lúc rảnh rỗi, cũng là chỗ để nhà vua đọc sách, viết văn, làm thơ, thư giản.
- ❖Các di tích ngoài kinh thành: 1. Lăng Gia Long Lăng Gia Long còn gọi là Thiên Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Lăng thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.
- 2. Lăng Minh Mạng • Tháng 2 năm 1820 vua Gia Long băng hà, con trai thứ tư là Phúc Kiểu, húy là Đảm lên nối ngôi, đặt niên hiệu Minh Mạng. Minh Mạng là ông vua có nhiều đóng góp vào việc ổn định và xây dựng vương triều Nguyễn, mở mang đất nước, củng cố nền thống nhất quốc gia Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng.
- 3. Lăng Tự Đức • Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng
- 4. Lăng Khải Định Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885- 1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, tọa lạc tại xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách Tp. Huế 10km.
- 5. Phu Văn Lâu • Phu Văn Lâu nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế phía trước Kỳ Đài, được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Năm 1829, vua Minh Mạng dùng nơi đây làm địa điểm tổ chức cuộc đấu giữa voi và hổ, năm 1830 ông lại tổ chức cuộc vui chơi yến tiệc suốt 3 ngày để mừng sinh nhật của mình.
- 6. Văn miếu • Văn Miếu còn gọi là Văn Thánh Miếu là nơi thờ Khổng Tử và dựng bia tiến sĩ. Miếu được chính thức xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long và có quy mô uy nghi đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế.
- 7.Hổ Quyền • Hổ Quyền còn đọc là Hổ Khuyên tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế; được xây dựng năm Minh Mạng thứ 11 (1830), là một chuồng nuôi hổ và là một đấu trường độc đáo. Dưới triều Nguyễn đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và người dân.
- 8.Chùa Thiên Mụ • Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây là ngôi quốc tự dưới thời Nguyễn, cũng là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
- Giá trị nổi bật • Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới, Colombia(1993), UNESCO đã công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới với tiêu chí (Ciii): là là biểu trưng cho sự nổi bật về uy quyền của một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nó đầu thế kỷ 19; và tiêu chí (Civ): là một điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông, gồm 16 hạng mục, trong đó đáng chú ý là hệ thống Cung điện trong tử cấm thành, Hoàng Thành, Kinh Thành, các lăng tẩm, đàn Nam Giao, Văn Miếu, Võ Miếu, Chùa Thiên Mụ, Hồ Quyền • Năm 1993, UNESCO đã công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới, là biểu trưng cho sự nổi bật về uy quyền của một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nó đầu thế kỷ XIX.
- • Một sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế. Theo đánh giá của UNESCO, quần thể di tích Cố đô Huế đã hội đủ các yếu tố: • - Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng. • - Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hoá của thế giới. • - Một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng. • - Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử.
- Một số Di sản văn hóa khác Khu đền tháp Mỹ Sơn
- Đô thị Hội An
- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội
- Thành nhà Hồ
- 2)Lễ Hội • Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa. • Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).
- Lễ hội Căm Mường (Đầu tháng Giêng đến mùng 3 tháng 3 Âm lịch) • Đây là một lễ hội truyền thống Việt Nam đặc sắc của người dân vùng cao mà rất nhiều du khách mong muốn được chứng kiến một lần trong tiết đầu xuân. Vì thế mà Lai Châu thời gian này rất thu hút khách tham quan. • Lễ vật dâng thần linh tuy mộc mạc nhưng lại chứa đầy sự tỉ mỉ và được thực hiện theo nghi thức trang trọng. Mâm lễ vật bên cạnh hoa quả, rượu thịt thì còn có 18 chiếc thuyền giấy màu xanh lá và màu vàng. Màu xanh là tượng trưng cho rừng núi bạt ngàn, màu vàng là những cánh đồng lúa chín trổ bông, hình ảnh của một năm được mùa, no ấm.
- •Mỗi gia đình sẽ cử một người đại diện là đàn ông đi tham gia phần cúng lễ, khi về sẽ mang lộc cho những người ở nhà. Nghi thức cúng lễ có 4 phần: lễ thỉnh thần, lễ khẩn cầu, lễ Căm Mường và các nghi lễ kết thúc. Tất cả được tổ chức ở một gốc cây to trong bản làng. •Người chủ lễ phải là các bậc cao niên, uy tín, được người dân kính trọng. Người Lự không sử dụng khèn, sáo, trống hay bất kỳ một loại nhạc cụ nào trong phần lễ vì họ cho rằng những âm thanh ấy sẽ làm ảnh hưởng đến sự thần bí và linh thiêng của thần linh •Phần hội theo sau diễn ra rất đặc sắc với màn thổi sáo mẹ, sáo con của những chàng trai, hoà theo tiếng hát ca của những cô gái. Ngoài ra, hội còn có trò chơi ném còn quen thuộc, đẩy gậy, đá gối, té nước giải đen. Người dân tộc Lự trong những ngày này sẽ vui chơi hết mình để tận hưởng trọn vẹn niềm vui trước khi bắt đầu cuộc sống thường ngày.
- •Khách du lịch trong những ngày này có thể chứng kiến các nghi lễ truyền thống đặc sắc lần đầu tiên trong đời. Tuy nhiên, người Lự lại kiêng không cho người lạ vào nhà nên du khách sẽ phải thuê khách sạn ở xung quanh. Dù vậy, bạn vẫn được tự do tham gia phần hội vui tươi, sôi động đúng chất núi rừng. • Đẩy gậy là trò chơi mà không chỉ cần sức mạnh mà còn phải khéo léo mới có thể thắng được người Lự
- Mặc dù là nam nhi nhưng việc không khéo léo và thăng bằng, khách du lịch vẫn thua các cô gái Lự chỉ trong vài giây đầu.
- Lễ hội Chùa Hương (kéo dài từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 âm lịch) • Không có một năm nào mà lễ hội truyền thống Việt Nam này không là tâm điểm được cả nước chú ý, đặc biệt là nhân dân các tỉnh phía Bắc. Khi cửa rừng Hương Sơn mở ra, hoa nở tràn núi đồi và vạn vật chìm trong màn sương huyền ảo, huyện Mỹ Đức, Hà Nội lúc này ngày cũng như đêm, các chuyến đò ở bến Đục không bao giờ thôi tấp nập khách. • Người Hà Nội thường trẩy hội chùa Hương trọn vẹn trong một ngày. Họ bắt đầu sắm lễ sẵn và xuất phát từ đêm để đường xá thông thoáng và kịp về trong chiều. • Chùa Hương tương truyền là nơi đất Phật linh thiêng, nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành nên chỉ cần thành tâm hướng Phật, mọi nguyện cầu nhân dịp đầu xuân sẽ thành hiện thực. Hơn nữa, quần thể chùa Hương là một tổng thể tín ngưỡng tại Việt Nam quy tụ Đạo, Nho giáo và Phật giáo với nhiều đền, chùa, miếu nổi tiếng cùng nhiều truyền thuyết huyền bí.
- • Quẩn thể chùa Hương gồm bến Đục, suối Yến, đền Trình, núi Ngũ Nhạc, chùa Thiên Trù, động Hương tích, suối Giải Oan, đền Cửa Vòng, chùa Cả và nhiều di tích tâm linh khác. Từ bến đò, người dân thường men theo đường núi để ghé thăm các đền, miếu dọc đường và cuối cùng là chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Nếu không thể leo núi, bạn có thể chọn cáp treo tuy nhiên, bạn sẽ bỏ qua nhiều điểm tham quan dọc đường. Người dân rủ nhau đi trẩy hội tấp nập khiến bến Đục, suối Yến rộn ràng trong tiết đầu xuân
- • Chùa Thiên Trù là nơi diễn ra phần lễ chính với nhiều nghi thức cúng Phật linh thiêng và trang trọng, luôn nghi ngút khói hương quanh năm.
- • Động Hương Tích những ngày này người đi lễ rất đông nhưng ai cũng kiên nhẫn leo hết chặng đường dài để xuống được lòng động, thành tâm lễ Phật.
- • Để đi hết được cả quần thể chùa Hương thì một ngày là không đủ. Người Hà Nội chọn cách mỗi năm ghé chùa Hương và tìm đến những di tích tâm linh khác nhau để có thể thưởng trọn vẹn cảnh Hương Sơn hùng vĩ mà thanh tao, huyền bí. Đầu năm trẩy hội chùa Hương với mong ước cả năm hạnh phúc, ấm no
- Lễ hội Núi Bà Đen (từ chiều 30 Tết Nguyên Đán đến hết tháng 2 âm lịch) • Phương Nam ấm áp trong • Từ chân núi đi lên, rất nhiều dịp đầu xuân, người dân lại chùa chiền, miếu, hang động rủ nhau lên Núi Bà Đen ở và tượng như Điện Bà, Chùa Tây Ninh để viếng Bà, Phật, Động Thanh Long, nguyện cầu năm mới an Động Huyền Môn, Động khang, thịnh vượng, tài lộc. Kim Quang, Hang Gió, Tháp Đặc biệt, trong ngày Rằm Tổ nhưng Điện Bà là đông tháng Giêng, miếu thờ bà nhất, quanh năm nhang khói hầu như chật cứng người nghi ngút. đến hành hương, bái lễ kết hợp với thăm thú phong cảnh. Đây là điểm du lịch linh thiêng mà người dân tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đổ về rất đông.
- • Sở dĩ, núi Bà Ðen xuất phát từ một truyền thuyết về một người con gái tên Ðênh (sau gọi chệch sang là Ðen) sùng bái Phật đạo. Bà là con một viên quan trấn thủ người Miên. Do từ chối ép duyên với con quan trấn vùng Trảng Bàng, bà bỏ nhà lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó. Sau này triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là “Linh Sơn Thánh Mẫu” được người dân sùng bái. Đầu năm, người dân lại rủ nhau lên Núi Bà Đen ở Tây Ninh để viếng Bà, nguyện cầu năm mới an khang, thịnh vượng, tài lộc.
- • Điện Bà nằm ở lưng chừng núi với bức tượng Bà được tạc bằng đồng đen, khoác trên mình y phục lộng lẫy và trang sức lấp lánh. Leo bộ lên núi viếng Bà là cách mà người dân thể hiện lòng sùng kính. Bên trong điện lúc nào cũng mát rượi dù cho bên ngoài có nắng nóng thế nào. Với những thương nhân, họ quan niệm rằng đầu năm đến viếng và “vay mượn” Bà, nhờ vìa Bà, lộc Bà, cả năm sẽ làm ăn thuận lợi, tài lộc kéo về rồi đến ngày vía Bà đi trả lễ, tạ ơn Bà. Tượng Phật niết bàn to lớn và trắng muốt trên núi Bà Đen mang lại cảm giác tịnh tâm và an lành cho du khách.
- • Gần đỉnh núi là miếu Sơn Thần. Sau chặng đường leo núi, cảm giác lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh thực sự rất kì diệu với nhiều đám mây bay dưới chân. Chặng đường đòi hỏi kiên nhẫn và thử thách này thích hợp với những bạn trẻ muốn chinh phục nóc nhà Nam Bộ. Tầm mắt thì hướng ra, bao quanh hồ Dầu Tiếng đẹp thơ mộng và những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay là bức tranh đồng quê bình yên đến lạ trong lòng du khách.
- Nhiều du khách đã cố gắng leo lên đỉnh núi để có thể tận hướng bình mình buổi sáng một cách chân thật nhất
- Khung cảnh vừa thực vừa ảo khi hoàng hôn buông xuống từ đỉnh nủi Bà Đen.
- 3)Một số tài nguyên khác (di sản văn hoá phi vật thể) a) Làng nghề • Làng nghề truyền thống của Việt Nam hiện nay đang có xu hướng bị mai một, những giá trị truyền thống có nguy cơ bị mất đi. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ những giá trị do ông cha ta để lại. • Ở Việt Nam thì có nhiều làng nghề trong đó nổi bật nhất là các làng nghề như gốm sứ, ranh, lụa,
- Làng gốm Bát Tràng • Với lịch sử lâu đời, cùng với sự đa dạng về các sản phẩm gốm sứ thì hiện nay làng gốm sứ Bát Tràng hiện đang thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tham quan, tìm hiểu cả về lịch sử cũng như quá trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng.
- • Đến với làng gốm Bát Tràng, các bạn có thể tham quan làng gốm, tham gia làm gốm do các nghệ nhân hướng dẫn và ăn các món ăn truyền thống. Nếu bạn yêu thích lịch sử văn hóa dân tộc thì đây là một điểm du lịch rất nên đến.
- Làng tranh dân gian Đông Hồ • Tranh Đông Hồ là các tên không hề xa lạ đối với mỗi con người Việt Nam, làng tranh này có lịch sử lâu đời hiện nay nằm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. • Nét đặc trưng của tranh dân gian Đông Hồ nằm ở bố cục tranh, giấy in, màu sắc hài hòa và mang nét đặc trưng riêng. Người làng Hồ đã biết vận dụng, chắt lọc từ những chất liệu thiên nhiên để tạo nên những sắc màu truyền thống vừa tươi vừa có độ bền màu, như màu xanh chiếc ra từ gỉ đồng, màu chàm của cây chàm hay màu đỏ thắm từ cây vàng.
- • Tranh Đông Hồ được bày bán nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên Đán. Những ngày cận Tết, khách thập phương tụ hội về chợ tranh để mua tranh rất nhộn nhịp. Đây cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước của vùng đất Bắc Ninh.
- Làng đá mỹ nghệ Non Nước • Làng đá mỹ nghệ Non Nước đã rất nổi tiếng cả trong và ngoài nước về các sản phẩm đồ mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch. • Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Mỗi khi dừng chân ở Ngũ Hành Sơn thì ai ai cũng ghé thăm làng nghề và chọn mua những sản phẩm về làm quà tặng. Về lịch sử làng được hình thành vào thế kỷ 18 do nghệ nhân người Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát khai phá.
- • Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ là đá cẩm thạch trước đây được khai thác ở núi Ngũ Hành Sơn. Đá núi Ngũ Hành Sơn nhiều vân ngũ sắc, vẻ đẹp cao sang, là mặt hàng được ưa chuộng trong xây dựng và kiến trúc. Từ đất đá vô cảm, người nghệ nhân làng đá mỹ nghệ đã thổi vào đó tâm hồn của con người để tạo ra những sản phẩm tinh xảo • Tham quan làng đá, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân cùng với đó thấy sự đa dạng của các loại sản phẩm, từ những pho tượng phật, tượng người, tượng các danh nhân Việt Nam, Tất cả đều được chạm trổ hoa văn rất tỉ mỉ và rất tinh xảo. Vì vậy đây là một điểm đến hứa hẹn nhiều điều thú vị cho khách du lịch.
- Làng đá mỹ nghệ Non Nước
- b) Văn Nghệ Dân Gian • Bao gồm huyền thoại, âm nhạc, lịch sử truyền miệng, thành ngữ, tục người, truyện cười, tín ngưỡng, truyển cổ tích, truyện kể và phong tục, là truyền thống của một nền văn hóa, cận-văn hóa hoặc nhóm. Văn nghệ dân gian cũng được coi là di sản văn hoá phi vật thể • Việt Nam có 11 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh là di sản thế giới (trong đó có 9 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 2 di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp)
- Nhã nhạc cung đình Huế • Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam. Đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất. • Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần ).
- • Trình diễn nhã nhạc cung đình Huế
- Dân ca quan họ Bắc Ninh • Dân ca quan họ là một • Tháng 9/2009, dân ca hình thức hát giao duyên. quan họ Bắc Ninh chính Những liền anh trong thức được UNESCO công trang phục truyền thống nhận là Di sản văn hóa khăn xếp, áo the; những phi vật thể đại diện của liền chị duyên dáng trong nhân loại. Hội đồng bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu chuyên môn của đội nón quai thao. Họ UNESCO đánh giá cao cùng nhau hát đối những dân ca quan họ về nghệ câu ca mộc mạc, đằm thuật trình diễn, kỹ thuật thắm, cách hát theo lối hát, phong cách ứng xử truyền thống không cần văn hóa, ngôn từ, trang nhạc đệm. phục và tập quán xã hội.
- • Dân ca quan họ Bắc Ninh được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
- Đờn ca tài tử Nam Bộ • Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19 trên cơ sở của nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Bởi vậy, đờn ca tài tử vừa có chất bình dân, vừa mang tính bác học.
- • Đờn ca tài tử Nam Bộ chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2013.
- c) Ẩm Thực • Lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng