Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng các dân tộc, tôn giáo

pptx 31 trang thuongnguyen 8840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng các dân tộc, tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_5_quyen_binh_dang.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng các dân tộc, tôn giáo

  1. Hình ảnh này là biểu tượng của tôn giáo nào – Người bị đóng đinh trên cây thánh giá là ai? Đáp án: Thiên Chúa giáo – Chúa Giê-su
  2. Câu hỏi: Ngôi chùa lớn nhất thế giới được xây dựng ở Hà Nam có tên gọi là gì? Đáp án: Chùa Tam Chúc
  3. Câu hỏi: Công trình này là Trung tâm hành chính văn hóa phật giáo tỉnhS ơn La? Đáp án: Chùa Hưng Quốc
  4. Câu hỏi: Nhắc đến Kinh Co-ran là nhắc đến tôn giáo này, tên của tôn giáo này còn gọi là Islam? Đáp án: Hồi Giáo (Đạo Hồi)
  5. Câu hỏi: Tên bản nhạc – thường được phát vào dịp nào? Đáp án: Jingle Bells - Lễ Giáng sinh (Noel)
  6. Câu hỏi: ngày lễ, ngày Tết, ngày mồng 1, 15 âm lịch người Việt Nam thường thực hiện điều này? Đáp án: Thắp hương/cúng tổ tiên
  7. Hoạt động nhóm: (1) Liệt kê các hoạt động, việc làm thuộc lĩnh vực tâm linh/nghi lễ tâm linh, đời sống tinh thần của con người trong cuộc sống mà em biết? (2) Theo em, mục đích mà con người thực hiện những điều đó là gì?
  8. Hoạt động nhóm: (1) Liệt kê các hoạt động, việc làm thuộc lĩnh vực tâm linh/nghi lễ tâm linh, đời sống tinh thần của con người trong cuộc sống mà em biết? (2) Theo em, mục đích mà con người thực hiện những điều đó là gì?
  9. ĐIỀU 2. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ “1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.” “5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.”
  10. Số liệu thống kê lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo stt Nội dung Tổng số Tổng số tổ chức tôn giáo được nhà 1 nước công nhận và cấp đăng ký hoạt 42 động (thuộc 16 tôn giáo) 2 Tổng số cơ sở thờ tự 29.977 3 Tổng số chức sắc 55.839 Số liệu tôn giáo tính đến ngày 01/11/2018 (Ban Tôn giáo Chính phủ)
  11. TÔN GIÁO Ở SƠN LA Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 7.477 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 3.110 người, tiếp theo là Công giáo đạt 2.950 người, Phật giáo có 1.370 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 42 người, Phật giáo Hòa Hảo có ba người, đạo Cao Đài và Minh Sư đạo mỗi tôn giáo chỉ có một người.
  12. HIẾN PHÁP 2013 Điều 24 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
  13. HOẠT ĐỘNG NHÓM *Nhóm 1 - 4: Có ý kiến cho rằng công dân thuộc tôn giáo khác nhau và những công dân không có tôn giáo không bình đẳng như nhau trước pháp luật? Trình bày ý kiến của em? Cho ví dụ. *Nhóm 2 - 5: Nước ta là một quốc gia đa tôn giáo, có nhiều tôn giáo được phép hoạt động như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành, Đạo Hồi nhưng cũng có nhiều tổ chức tự xưng là tổ chức tôn giáo (như Hội thánh đức Chúa trời ) lại không được phép hoạt động/bị nghiêm cấm hoạt động? Theo em vì sao? Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo? *Nhóm 3 – 6: Có quan điểm cho rằng Nhà nước ta có những chính sách, pháp luật khác nhau đối với những tôn giáo có nhiều tín đồ (tôn giáo lớn) và tôn giáo có ít tín đồ (tôn giáo nhỏ); tôn giáo trong nước và tôn giáo du nhập. Em đánh giá như thế nào về ý kiến trên? Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và các cơ sở tôn giáo nào sẽ được pháp luật bảo hộ. Cho ví dụ.
  14. Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. 4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
  15. Điều 6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. 2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. 3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác. 5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
  16. Sau khi nước nhà độc lập, trong Phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (03-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và Lương Giáo đoàn kết” Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội đại biểu những người Công giáo yêu tổ quốc, yêu hòa bình, tháng 3/1955 Em hãy cho biết tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo trong câu nói trên của Người. Theo em vì sao phải đoàn kết các dân tộc, không phân biệt tôn giáo; ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là gì?
  17. Luyện tập Câu 1. Anh K kết hôn với chị V (chị V theo đạo Thiên Chúa). Khi chị V mang thai, bà G là mẹ chồng cấm chị đi nhà thờ vì cho rằng làm như vậy sẽ gây điều xấu cho thai nhi. Anh K không đồng tình với mẹ và vẫn muốn để vợ được đi lễ nhà thờ như bình thường. Những ai có hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Anh K. B. Bà G. C. Chị V và bà G. D. Anh K và bà G.
  18. Luyện tập Câu 2: Anh D và chị M yêu nhau, anh D theo đạo Thiên Chúa còn chị M theo đạo Phật. Sau khi kết hôn, anh D bắt vợ phải từ bỏ đạo Phật để theo đạo của mình. Việc làm của anh D vi phạm quyền bình đẳng giữa các A. vùng miền. B. công dân. C. tín ngưỡng. D. tôn giáo.
  19. Luyện tập Câu 3. A bị tổ chức B lôi kéo, trả cho nhiều tiền để viết bài, phát tán tờ rơi tuyên truyền, kích động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đòi thành lập một nhà nước độc lập. Nếu là bạn thân của A, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Khuyên A dừng lại vì những hành vi đó trái pháp luật. B. Bao che cho A khi bị các cơ quan có thẩm quyền điều tra. C. Hợp tác với A để cùng kiếm tiền. D. Coi như không biết vì đây là việc riêng của A.
  20. Luyện tập Câu 4. Trước kỳ thi học kỳ, N mua hương, vàng mã về đốt để cầu cho mình làm bài được tốt và có kết quả cao trong kỳ thi. Là bạn của N nếu gặp trường hợp này, em sẽ làm gì để có cách ứng xử nào cho phù hợp? A. Tôn trọng việc làm của bạn vì đó là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của bạn. B. Động viên bạn, khuyên nhủ bạn thành tâm hơn khi cúng. C. Khuyên nhủ bạn học tập nghiêm túc, cúng bái và tin tưởng đốt vàng mã để có được kết quả cao là mê tín dị đoan. D. Học tập theo bạn, rủ một số bạn làm theo.
  21. Luyện tập Câu 5. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật. B. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được đảm bảo. C. Mọi cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. D. Công dân theo tôn giáo khác nhau có quyền và nghĩa vụ công dân khác nhau.
  22. Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA – “Việt Nam có khuynh hướng vi phạm tiêu cực tới tự do tôn giáo”
  23. Nhiệm vụ về nhà + Tìm hiểu Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; + Tìm hiểu các vấn đề tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay, biểu hiện của nó. + Tìm hiểu nội dung bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản. Mục 1a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân