Bài giảng môn học Ngữ văn 8 - Văn bản: Tức nước vỡ bờ
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn 8 - Văn bản: Tức nước vỡ bờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_hoc_ngu_van_8_van_ban_tuc_nuoc_vo_bo.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn học Ngữ văn 8 - Văn bản: Tức nước vỡ bờ
- TIẾT 10 VĂN BẢN: TỨC NƯỚC VỠ BỜ ( Trích TẮT ĐÈN) NGÔ TẤT TỐ
- I. Đọc- hiểu chú thích: 1/Tác giả: - Nhà nho gốc nông dân. - Có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị. -Là một nhà báo, một nhà văn hịên thực xuất sắc. -Được truy tặng giải thưởng Hồ CHí Minh về VHNT (1996)
- 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: trích chương VIII tác phẩm “Tắt đèn”1939 b. Thể loại: tiểu thuyết c. Bố cục: 2 phần - Từ đầu -> ngon miệng hay không: tình thế gia đình chị Dậu. - Còn lại: cảnh tức nước vỡ bờ
- III Phân tích: 1. Tình thế gia đình chị Dậu - Không có tiền đóng sưu cho chồng, phải bán con. - Chồng bị bắt, bị đánh đập dã man. -> Tình cảnh thê thảm, đáng thương.
- 2. Hình ảnh bọn tay sai - Cử chỉ, hành động: + Sầm sập với roi song, thay thước, dây thừng. + Thét, quát, trợn mắt. + Bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát luôn vào mặt chị. + Định đánh anh Dậu. - Lời lẽ: + Mày định nói cho cha mày nghe + Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua + Không có tiền thì ông dỡ cả nhà mày ( Kể kết hợp với miêu tả) -> Hung hăng, hống hách, dã man, thiếu tình người,đại diện cho giai cấp thống trị bất nhân,tàn nhẫn trong xã hội cũ
- 3. Nhân vật chị Dậu a. Đối với chồng: - Dịu dàng, lo lắng, chăm sóc, yêu thương chồng. - Hành động quyết liệt để bảo vệ chồng. =>Yêu thương chồng hết mực,sẵn sàng hi sinh tất cả vì chồng. b. Đối với bọn tay sai: - Van xin nhẫn nhục “ cháu van ông” - Cảnh cáo “nhà tôi đang đau ốm, ông không được phép hành hạ” - Thách thức “mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem” - Quyết liệt phản kháng. ( Ngôn ngữ đặc sắc, khắc họa nhân vật rõ nét) => Sức sống và sức phản kháng của người phụ nữ nông dân.
- III. TỔNG KẾT. 1. Nghệ thuật: - Tạo tình huống truyện có tính kịch “Tức nước vỡ bờ” - Kể chuyện,miêu tả nhân vật chân thực,sinh động(ngoại hình,ngôn ngữ,hành động,tâm lí ) 2. Ý nghĩa: -Với cảm quan nhạy bén,nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành,chất phác.
- Luyện tập: • Em hiểu thế nào về nhan đề? 2. Chứng minh: Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo – Vũ Ngọc Phan