Bài giảng môn Lịch sử 10 - Bài 19: Các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XV
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử 10 - Bài 19: Các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_lich_su_10_bai_19_cac_cuoc_chien_dau_chong_ngo.pptx
Nội dung text: Bài giảng môn Lịch sử 10 - Bài 19: Các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XV
- Các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XV
- 1) Kháng chiến chống Tống thời Lê Sơ ( năm 981). - Người lãnh đạo : Lê Hoàn . * Diễn biến : - Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta - Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng. - Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của địch cũng bị chết gần hết. - Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân, thừa thắng quân ta truy kích diệt địch, quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi. * Kết quả : - Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. * Ý nghĩa : - Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
- 2) Kháng chiến chống Tống thời Lý ( 1075 – 1077 ). Sau thất bại lần thứ nhất (năm 981), nhà Tống chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Từ năm 1068, nhà Tống đã ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta để giải quyết khó khăn trong nước và gây thanh thế với các nước láng giềng. Lý Thường Kiệt được triều đình giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ I (1075) a. Diễn biến - Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống. + Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung + Đường bộ do Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi. + Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm + Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình. - Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử. b. Ý nghĩa Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta
- GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077) a. Diễn biến - Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng. - Tháng 01/1077, quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc. - Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc. b. Kết quả: Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được. - Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt: Diễn biến: - Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được. - Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bắt ngờ đánh vào đồn giặc. Kết quả: + Quân giặc “Mười phần chết đến năm sáu phần”. + Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.
- Nguyên nhân - Ý nghĩa: + Sự ủng hộ tinh thần đoàn kết của quân dân ta + Tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt + Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. + Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc. + Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
- 3) Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ( Thế Kỉ XIII ) . - Người lãnh đạo : Vua Trần và các tướng lĩnh nhà Trần. - Cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên lần 1 (năm 1258) Mở màn cho đại chiến thắng ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên là cuộc kháng chiến lần thứ nhất vào năm 1258. a) Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ: - Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Giặc theo đi đường sông Thao và tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ). Sau đó, tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy. Trước thế giặc mạnh Vua Trần rút lui khỏi thành Thăng Long , rút về Thiên Trường (Hà Nam) và thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống” Giặc vào kinh thành không một bóng người, không có lương thực. Chúng điên cuồng phá hoại kinh thành. Do quân ta chống trả quyết liệt và thiếu lương thực, chưa đầy 1 tháng địch rơi vào tình thế khó khăn, lực lượng bị tiêu hao dần Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, Hà Nội). Ngày 29/1/1258, quân Mông cổ bị đánh tan, phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 1 kết thúc thắng lợi.
- Cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên lần 2: a) Diễn biến: Tháng 1/1285, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta Sau một vài trận đánh địch tại biên giới, quân ta đã tiến về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng, rút về Thiên Trường (Hà Nam) để thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”. Cùng thời điểm đó, Toa Đô dẫn quân từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa; quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta, nhưng thất bại buộc phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Tháng 5/1285, lợi dụng thời cơ quân địch đang suy yếu, nhà Trần tổ chức phản công đánh tan quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Thăng Long. b) Kết quả của lần 2 kháng chiến chống quân Mông Nguyên: 50 vạn quân giặc bị giết chết, phần còn lại tháo chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui ống đồng về nước.
- Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3: a) Diễn biến: - Tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt. Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp. - Cánh quân thứ 2 là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng Thoát Hoan. *Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc - Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch, khi đoàn thuyền lương của địch đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội. *Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm. *Chiến thắng Bạch Đằng: Cuối tháng 1/1288, quân Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào thế bị động, lòng quân hoang mang Quân ta bố trí, mai phục ở sông Bạch Đằng Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta nhử địch vào sâu trận khi thủy triều dâng cao; đến khi nước rút thì thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ b)Kết quả: Nhiều quân giặc bị ta giết chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân bộ của Thoát Hoan nhanh chóng rút về nước -> Quân Nguyên thất bại thảm hại, đập tan mộng xâm lược Đại Việt, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc.
- Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên: - Nguyên nhân thắng lợi không chỉ ở lãnh đạo mà tạo nên bởi một tập thể đoàn kết: - Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến - Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết chí hy sinh của toàn dân, toàn quân ta. - Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo -Sự lãnh đạo tài tài của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn Ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống quân mông nguyên - Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của quân Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ - Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên Mông đối với những nước k khác - Xây đắp truyền thống quân sự, viết nên một trang sử hào hùng cho quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam - Là bài học kinh nghiệm quý giá cho quá trình bảo vệ đất nước sau này của dân tộc ta.
- 4) Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ ( năm 1407 ). -Người lãnh đạo : Hồ Qúy Ly . * Diễn biến : - Tháng 11 - 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta. - Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm thuộc Lạng Sơn. Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ nam sông Nhị (sông Hồng), lấy thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) làm trung tâm phòng ngự. - Ngày 22 - 1 - 1407, sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở Đa Bang, quân Minh đánh chiếm Đông Đô (Thăng Long). Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô. - Tháng 4 -1407, quân Minh tấn công vào Tây Đồ, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6 - 1407. * Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ : - Không đoàn kết được sức dân để tạo nên một cuộc chiến tranh nhân dân. - Những chính sách của nhà Hồ không hợp lòng dân. - Đường lối kháng chiến của nhà Hồ thiên về phòng thủ, bị động.
- 5) Khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418 – 1427) . - Người lãnh đạo : Lê Lợi a) Giai đoạn 1: Quá trình nghĩa quân Lam Sơn hoạt động ở Thanh Hóa - Mùa xuân năm 1418, người anh hùng Lê Lợi đã cùng với 50 tướng văn tướng võ và một số chí sĩ như Nguyễn Lý, Lê Văn An phất cờ khởi nghĩa. Ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi nhân dân đánh quân Minh cứu nước. - Lúc này, quân Minh cai trị đất nước ta với hơn 5 vạn quân lính với chế độ hà khắc và tàn bạo. - Giai đoạn đầu này được coi là thời kì khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa khi vừa lực lượng mỏng, quân lương thì thiếu thốn. Đây là nguyên nhân khiến nghĩa quân của Lê Lợi giai đoạn này chỉ thắng được những trận nhỏ. - Do lực lượng quá chênh lệch cũng như điều kiện khó khăn, nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần bị quân Minh vây đánh. Điển hình là ba lần trong năm 1418, 1419 và 1422 nghĩa quân phải chạy lên núi Chí Linh. - Tướng sĩ Lê Lai phải đóng giả Lê Lợi để nhử quân Minh giúp nghĩa quân có đường thoát, trong một lần quân Minh vay gắt tại núi Chí Linh. - Bên cạnh đó, một số tù trưởng miền núi và quân nước Lào đi theo quân Minh đã gây khó khăn cho nghĩa quân Lam Sơn. - Năm 1422, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh trước tình thế hết sức khó khăn đó. - Đến năm 1423, khi lực lượng đã củng cố, lấy lí do sứ giả bị quân Minh bắt giữ, Lê Lợi cắt đứt giảng hòa. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bước vào giai đoạn mới
- b)Giai đoạn 2: Nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nam - Lê Lợi quyết định đưa quân vào vùng Nghệ An trong năm 1424. Đây được xem là bước tiến mới trong chiến thuật lãnh đạo của Bình Định Vương. - Nghĩa quân Lam Sơn đánh bại thành Đa Căng, đồng thời đánh lui quân cứu viện của Cầm Bành. Sau đó, nghĩa quân của Lê Lợi tiếp tục đánh bại Trà Lân. - Tướng quân Minh là Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút về thành cố thủ khi Đinh Liệt được Lê Lợi giao mang quân vào đánh Nghệ An. - Theo lệnh của Lê Lợi, Đinh Liệt đem quân đánh Diễn Chau vào tháng 5 năm 1425. Sau khi giao chiến, quân Minh thua phải chạy về vùng Tây Đô (Thanh Hóa ngày nay). Tiếp đó, các tướng như Lê Triện, Lưu Nhân Chú ra tiếp viện cho Đinh Lễ đánh Tây Đô, quân Minh lại bị thua phải rút về thành để cố thủ. - Các thành trì từ Thanh Hóa đều bị Lê Lợi làm chủ từ cuối năm 1425.
- c) Giai đoạn 3: Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Đông Quan - Trong giai đoạn này, nghĩa quan liên tục tiến đánh và giành chiến thắng ở nhiều trận khác nhau. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động - Tháng 8/1426, Lê Lợi chia nghĩa quân làm 3 cánh đánh vào bắc với 3 hướng Tây Bắc, Đông Bắc và Đông Quan. - Tướng Lê Triện của nghĩa quân đánh bại Trần Trí ở Đông Quan. Sau đó quân Vân Nam của nhà Minh đến tiếp viện thì Lê Triện chia quân cho các tướng khác để đánh quân Vân Nam. - Năm 1426, trước tình thế nguy cấp đó, 20.000 quân Minh đến tiếp viện cùng với 30.000 thổ minh bản xứ đến cứu giúp quân Minh dưới sự chỉ huy của Vương Thông và Mã Anh.
- - Các nhánh quân Minh đều bị thua dưới sự chỉ huy của Lê Lơi, các tướng ngày 14/12/1427. Minh người bị giết, người tự vẫn, chỉ có Hoàng Phúc sống sót được thả về. - Quân Lam Sơn phục kích quân của Mộc Thạch khiến hắn thua to vào Vương Thông sợ quá bèn xin giảng hòa, sau đó hai bên tiến hành làm lễ thề tại thành Đông Quan. - Đến tháng chạp năm 1427, quân Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc.
- d) Kết quả của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Sau diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, kết quả thu được là tiêu diệt 5 vạn quân Minh, bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông phải tháo chạy về Đông Quan. - Các tướng Minh như Lương Minh, Liễu Thăng cùng hàng vạn tên giặc đã bị giết. - Mộc Thạch phải tháo chạy, Vương Thông phải xin hàng và chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan. - Đến năm 1428, nước ta đã sạch bóng quân Minh. Chấm dứt 20 năm độ hộ phong kiến của nhà Minh => Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi vẻ vang và mang đến ý nghĩa lịch sử to lớn.
- e) Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu, ý chí quyết tâm và bất khuất trong chiến đấu để giành được độc lập tự do cho đất nước. - Mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt trai gái, già trẻ hay các thành phần dân tộc, tất cả đều một lòng đánh giặc, cùng hăng hái tham gia khởi nghĩa, tiếp tế cho nghĩa quân, tạo mọi điều kiện để nghĩa quân Lam Sơn đánh quân Minh. - Do những chính sách đúng đắn của thủ lĩnh Lê Lợi, nhờ đường lối chiến thuật phù hợp và sáng tạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
- Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Sự thắng lợi của khởi nghĩa đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. - Mở ra một thời kì mới của đất nước ta thời Lê Sơ - Đập tan những âm mưu xâm lược đô hộ của nhà Minh. - Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất cũng như tinh thần nhân đạo sáng ngời của dân tộc.