Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Chủ đề: Tìm hiểu về vua Lê Thánh Tông
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Chủ đề: Tìm hiểu về vua Lê Thánh Tông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_lich_su_lop_7_chu_de_tim_hieu_ve_vua_le_thanh.pptx
Nội dung text: Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Chủ đề: Tìm hiểu về vua Lê Thánh Tông
- Bài tìm hiểu về Vua LÊ THÁNH TÔNG
- VUA LÊ THÁNH TÔNG Lê Thánh Tông(1442-1497) là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.
- I.THÂN THẾ • Ông sinh : 25 tháng 8, 1442 ; mất: 3 tháng 3, 1497 (54 tuổi) • Mẹ ông là tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Ông ngoại là Dụ vương Ngô Từ có quan hệ thân thiết với hoàng gia. Họ ngoại của bà Ngô Thị Ngọc Dao là họ Đinh, một gia tộc có thế lực, có thông hôn với hoàng gia.Ông được sinh ra ở ngoài cung, lớn lên nương náu ở chùa. Sau được đón về cung • . Ông có nhiều phi tần, sinh ra 14 con trai và 20 con gái. • Ông là một vị vua anh minh • Trong thời kì trị vị của mình, Lê Thánh Tông có nhiều thành tựu về chính trị, văn hoá và xã hội. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến cuộc nam chinh đánh chiếm Chiêm Thành và việc ban hành bộ luật Hồng Đức. Ông cũng là người lập ra hội thơ Tao Đàn, khuyến khích mọi người sử dụng chữ Nôm.Ông làm thơ nhiều, đến nay còn lưu lại hơn hai trăm bài. • Thơ Lê Thánh Tông để lại khá nhiều và có giá trị cao về nội dung tư tưởng. Qua thơ, chúng ta không chỉ hiểu sâu hơn nhân cách, tâm hồn ông, một tâm hồn gắn bó mật thiết với non sông, đất nước, với nhân dân, với những truyền thống anh hùng của dân tộc, của tổ tông, mà còn thấy được khí phách cả một thời đang vươn lên, đầy hào tráng. • Trước khi qua đời, ông đã làm bài “Tự thuật” • Ông có hai niên hiệu: Quang Thuận và Hồng Đức
- BÀI THƠ “TỰ THUẬT” *Bản dịch: Ngũ thập niên hoa thất xích khu, Năm chục hoa niên bảy thước thân, Cương trường như thiết khước thành nhu. Phong xuy song ngoại hoàng hoa tạ, Lòng như sắt cứng bỗng mềm dần. Lộ ấp đình tiền lục liễu cù. Gió lay khô héo hoa bên cửa, Bích hán vọng cùng vân diểu diểu, Sương dãi gầy mòn liễu trước sân. Hoàng lương mộng tỉnh dạ du du. Trời biếc xa trông, mây thăm thẳm, Bồng lai sơn thượng âm dung đoạn, Kê vàng tỉnh giấc đối bâng khuâng. Băng ngọc u hồn nhập mộng vô? Khuất lời cách mặt, non bồng vắng, Băng ngọc du hồn nhập mộng chăng?
- II.LÊN NGÔI HOÀNG ĐẾ • Năm 1445 , ông được phong là Bình Nguyên Vương Làm vua từ năm 19 tuổi, trong 38 năm trị vì, vị vua này đã làm cho người người • Năm 1460 được lên ngôi vua khi 18 tuổi ấm lo, lãnh thổ được mở rộng, pháp luật được thượng tôn, nói về những thành • tựuTheo của sách ông “Đại thật Việt không sử kểký xiết. toàn Vậy thư”, Lê Lê Thánh Thánh Tông Tông Lên là Ngôihoàng Như đế thứThế 5 Nào? của hoàng triều Lê. Cuối năm 1442, hoàng đế Thái Tông mất, thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi (tức Lê Nhân Tông), phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dân giết vua Nhân Tông và cướp ngôi. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng, các tể phụ Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Niệm làm binh biến, bức tử Nghi Dân, đưa Tư Thành lên làm vua.
- III, CAI TRỊ ĐẠI VIỆT • Trong 38 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, giáo dục, luật pháp, kinh tế, xã hội, đưa Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và vận hành theo Tân Nho giáo. • Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, từ năm 1467, vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ lãnh thổ Đại Việt, bộ Hồng Đức bản đồ hoàn thành vào cuối năm 1469 và được bổ sung nhiều lần về sau, đã bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. • Đặc biệt, Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất trong sự nghiệp của Lê Thánh Tông và của cả thời đại ông. Sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam thế kỷ XV. • Lê Thánh Tông - người khởi xướng Bộ luật Hồng Đức, là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo".
- • Về phương diện văn hóa, Lê Thánh Tông đã có công tạo lập cho thời đại một nền văn hóa với diện mạo riêng, khẳng định một giai đoạn phát triển mới của lịch sử văn hóa dân tộc. • Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ở Việt Nam thời phong kiến, chưa bao giờ nền giáo dục, thi cử nào lại thịnh đạt cũng như vai trò của trí thức lại được đề cao như đời Lê Thánh Tông. Gồm có ba kỳ thi là : thi Hương, thi Hội, thi Đình • Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn. Bản đồ kinh thành Thăng Long thời Hồng Đức (1490) và phiên bản có chú thích chữ Quốc ngữ.
- *Một số tác phẩm của ông : -Các tập thơ chữ Hán: +Anh hoa hiếu trị (xướng hoạ với con các đại thần khi về thăm Lam Kinh) + Chinh Tây kỷ hành (viết trên đường đánh Chiêm Thành năm 1471) + Minh lương cẩm tú (xướng hoạ với các văn thần) + Quỳnh uyển cửu ca (xướng hoạ với các văn nhân trong hội Tao Đàn) + Xuân Vân thi tập (năm 1496) + Châu cơ thắng thưởng + Văn minh cổ suý + Cổ kim cung từ thi tập +Lam Sơn Lương thuỷ phú (bài phú miêu tả vẻ đẹp của núi Lam và sông Lương và công trạng của khởi nghĩa Lam Sơn) -Thơ chữ Nôm: +Hồng Đức quốc âm thi tập, và một số bài trong Lê triều danh nhân thi tập
- Nhà cải tổ và xây dựng đầy nhiệt huyết: - Lê Thánh Tông đã bước lên ngai vàng giữa lúc triều chính nhà Lê đang lục đục mâu thuẫn. - Lên nắm chính quyền, Lê Thánh Tông đã : + Chấm dứt tình trạng phe phái trong cung đình + Tổ chức xây dựng đất nước với một tinh thần cải cách mạnh mẽ. + Xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ . +Sửa chế độ thuế , khuyến khích sản xuất nông nghiệp, - Củng cố quốc phòng bảo vệ đất nước được tăng cường
- Một số hình ảnh minh hoạ công lao của đức vua Lê Thánh Tông
- Mời các bạn cùng đọc tích truyện về vua Lê Thánh Tông
- Tích truyện Vua hiền gặp “quân tử đạo chích” Dưới thời vua Lê Thánh Tông, những trọng tội như nạn tham ô, nhũng lạm, nhất là đối với quan lại bị nghiêm trị. Để yên nghiệp nước, vua không chỉ chăm lo việc giáo hóa, nông tang, mà còn chú trọng tới luật pháp để xã hội đi vào quy củ, Quốc triều hình luật ra đời từ lý do đó. Một trong những trọng tội vua Lê Thánh Tông muốn bài trừ ở mọi góc độ là nạn tham ô, nhũng lạm, nhất là đối với quan lại. Giai thoại dưới đây đề cập tới vấn đề xử tệ nhũng lạm, có liên quan tới chuyến vi hành của vị vua sáng suốt. Thời vua Thánh Tông trị vì, ở Thăng Long có một tay đạo chích rất giỏi nghề. Nhưng khác với những kẻ chôm chỉa thường thấy khác, hắn hay trộm của nhà giàu chia cho dân nghèo, mà chỉ lấy của những kẻ giàu có bất chính. Do thoắt ẩn, thoắt hiện, ra tay nhanh như chớp nên nhiều người gọi hắn là Quận Gió. Đúng vào dịp Tết nọ, vua Thánh Tông cải trang vi hành đón giao thừa. Biết tiếng Quận Gió, vua sai người tìm ra nơi Gió đang ở, rồi tự mình giả cách làm học trò trường Giám (Quốc Tử Giám) vào gặp. Chàng giám sinh hờ nói với Quận Gió: “Tôi ở Thanh Hóa Thừa tuyên, làm học trò trường Giám, năm hết tết đến muốn về quê mà trong tay không còn cắc bạc nào. Dám xin ông giúp cho lộ phí đi đường”. Nghe chàng giám sinh than thở, Quận Gió cảm động. Nói: “Chẳng giấu gì nhà anh, tôi là Quận Gió, chắc anh đã biết tiếng. Anh nghèo, tôi sẽ giúp. Tiền không có sẵn, nhưng tôi sẽ lấy của mấy tay trọc phú giúp anh. Vậy, bây giờ anh định lấy của nhà ai?” Chàng giám sinh hồ hởi: “Trộm của phú ông ở cửa Tây thành được không?”
- “Không được! Ông ấy giàu nhờ cày sâu, cuốc bẫm, lao động vất vả quanh năm suốt tháng”, Quận Gió lắc đầu. “Vậy trộm của chủ cửa hiệu vàng bạc ở phố cửa Đông thành?”, chàng giám sinh lại tiếp. Quận Gió lại lắc đầu, đáp: “Ông ấy người ngay thẳng. Có của là nhờ buôn bán, tích cóp. Giờ anh đợi ở đây, tôi đến nhà lão quan coi kho bạc nhà vua ở phố cửa Bắc chôm cho ông vài nén. Lão ấy có lắm vàng ròng, bạc nén trong nhà. Đó là những thứ không phải của hắn”. Nói xong, Quận Gió nhanh như chớp đã mất hút trong đêm đen. Chưa đầy một khắc, Quận Gió đã quay lại với hai nén bạc trên tay, mỉm cười với chàng giám sinh: “Hai nén bạc này, anh có đủ tiền làm lộ phí và còn để dùng vào việc sôi kinh, nấu sử. Mong rằng sau này anh đỗ đại khoa, nhớ đừng có bòn rút xương máu, công sức của dân mà hãy làm một ông quan liêm”. Chàng giám sinh gật đầu cảm tạ, lại soi hai nén bạc dưới ánh đèn dầu, thấy đề bốn chữ: “Quốc khố chi bảo”. Không nghi ngờ gì nữa, đây là bạc trong kho của nhà nước. Sáng mùng một Tết, chàng giám sinh ấy đã ngự trên ngai vàng, dưới sân điện, các quan tung hô chúc Tết. Khi ấy, vua Thánh Tông mới kể về chuyến vi hành đêm giao thừa, lại cho mọi người chuyền tay nhau hai nén bạc “Quốc khố chi bảo”. Viên quan coi kho mặt cắt không còn giọt máu, bị lột bỏ hết mọi tước vị. Gia sản bị tịch thu, thân bị lưu đày vì tội nhũng lạm quốc khố nhà nước. Còn Quận Gió sau đó được vua cho mời vào cung ban hiệu là “quân tử đạo chích” và ban thưởng rất hậu. Giai thoại vi hành trên của vua phần nhiều mang tính hoang đường, nhưng việc xử nghiêm tệ tham nhũng thì sử sách còn ghi lại rất nhiều.
- Mời các bạn đến thăm đền vua Lê Thánh Tông * Đền thờ vua Lê Thánh Tông thuộc thôn Phúc Lâm, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Cách khu di tích lịch sử Lam Kinh khoảng 2,5km về phía Đông. Từ khu di tích Lam Kinh đi theo đường liên xã đến ngã tư xã Xuân Lam đi thẳng khoảng 20m là đến đền thờ vua Lê Thánh Tông nằm ngay bên phải đường.
- C¶m ¬n c¸c b¹n ®· l¾ng nghe