Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Tiết 46, Bài 21: Ôn tập chương IV - Trần Thị Hương

pptx 8 trang thuongnguyen 3790
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Tiết 46, Bài 21: Ôn tập chương IV - Trần Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_lich_su_lop_7_tiet_46_bai_21_on_tap_chuong_iv.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Tiết 46, Bài 21: Ôn tập chương IV - Trần Thị Hương

  1. TIẾT 46: BÀI TẬP LỊCH SỬ 7 Giáo viên: Trần Thị Hương Trường THCS Mạc Đĩnh Chi- Ba Đình- Hà Nội
  2. Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) Câu 1/ Hoàn thành tiến trình phát triển của khởi nghĩa Lam Sơn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1416 1418 1421 1423 1424 1425 1426 1427 1428 1. Lê Lợi tổ chức hội thề Lũng Nhai- 1416 2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn, phá vòng vây địch lần thứ nhất (Lê Lai hy sinh)- 1418 3. Nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần 2- 1421 4. Lê Lợi tạm hòa với quân Minh- 1423 5. Nghĩa quân giải phóng Nghệ An- 1424 6. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa- 1425 7. Nghĩa quân tiến quân ra Bắc, chiếm thành Tốt Động- Chúc Động mở rộng vùng giải phóng.-1426 8. Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang 10/ 1427, Hội thề Đông Quan 12/1427; Quân Minh rút về nước. 9. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở ra triều đại Lê Sơ.
  3. Câu 2/ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn? *Nguyên nhân thắng lợi - Do biết phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc. - Cuộc khởi nghĩa thu phục được lòng dân, được nhân dân ủng hộ - Sự lãnh đạo tài tình và nghệ thuật quân sự của người lãnh đạo, nổi bật là vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi - Ý chí quyết tâm chiến đấu giành lại độc lập của nhân dân Đại Việt. *Ý nghĩa: + Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh + Mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước.
  4. Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) Câu 1/ Vẽ sơ đồ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê Sơ - Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ XÃ HỘI THỜI LÊ SƠ có những giai cấp, tầng lớp: + Vua – vương hầu, quý tộc, quan GIAI CẤP THỐNG GIAI CẤP BỊ TRỊ lại, địa chủ. TRỊ + Nông dân – thương nhân, thợ thủ công – nô tì. VUA, QUAN ĐỊA NÔNG THỊ THƯƠNG THỢ NÔ TỲ VƯƠNG LẠI CHỦ DÂN NHÂN THỦ + Thời Lý – Trần: tầng lớp quý DÂN TẦNG HẦU, CÔNG LỚP tộc, vương hầu rất đông đảo, nắm QUÝ mọi quyền hành, tầng lớp nông nô, TỘC nô tì chiếm số đông. - Khác nhau: Thời Lê sơ số lượng nô tì giảm dần và được giải phóng cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ rất phát triển do pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do là nô tì.
  5. Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) Câu 2/ Chế độ thi cử thời Lê Sơ được tiến hành như thế nào? Kết quả? Thi theo 3 cấp: Hương- Hội – Đình. Tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Thời Lê Thánh Tông có 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
  6. Câu 3/ Em có biết tại sao ngày mùng 5 tết hàng năm lại trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Nội và của người dân Việt Nam không? Người Hà Nội và nhân dân cả nước tự hào vì Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa năm Kỉ Dậu- 1789 gắn liền với tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ, đã quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Câu 4/ Kể tên một danh nhân văn hóa xuất sắc người Hà Nội thời đại Lê Sơ. ( Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên) Câu 5/ Kể tên một phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII diễn ra tại Sơn Tây thuộc Hà Nội ngày nay? ( Nguyễn Dương Hưng, mở đầu PT nông dân ở Đàng Ngoài)
  7. Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (TK XVI-XVIII) Câu 1/ Nhận xét tình hình chính trị của Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII - Chính trị rối loạn: Vua bị giết hại (Lê Uy Mục) , bị phế truất. - Triều đình chia bè cánh, giết hại trung thần. Quan lại tham nhũng,, vơ vét bóc lột nhân dân - Các tập đoàn phong kiến liên tiếp gây chiến tranh (chiến tranh phong kiến Nam Triều- Bắc Triều, Trịnh- Nguyễn) thực chất là tranh giành quyền lực thống trị đất nước suốt hai thế kỉ XVI-XVII. Câu 2/ Chiến tranh Nam Triều- Bắc Triều là cuộc chiến tranh của hai tập đoàn phong kiến nào? diễn ra từ năm đến năm? Triều Mạc (Mạc Đăng Dung) và triều Lê (Nguyễn Kim) từ năm 1533-1592 Câu 3/ Thời gian diễn ra chiến tranh Trịnh- Nguyễn? Từ 1627- 1672 Câu 4/ Thế kỉ XVII những đô thị nào? Phân biệt đô thị Đàng Trong và Đàng Ngoài? - Đàng Ngoài: Thăng Long- Hà Nội, Phố Hiến- Hưng Yên - Đàng Trong: Thanh Hà- Thừa Thiên Huế, Hội An- Quảng Nam, Gia Định- TP Hồ Chí Minh
  8. Bài 25: Phong trào Tây Sơn 1/Phong trào nông dân tiêu biểu nhất thế kỉ XVIII? (PT Tây Sơn 1771-1789) 2/ Chiến thắng Gạch Gầm- Xoài Mút, đánh bại quân Xiêm xâm lược năm nào? (1785) 3/ Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc, lật đổ chính quyền chúa Trịnh năm nào? (1786) 4/ Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm nào? (1789)