Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

pptx 9 trang minh70 5890
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_9_bai_nghi_luan_ve_mot_su_viec_hien_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TÂY NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 9 Tổ Khoa học Xã hội 1
  2. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Lý thuyết A. Thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? - Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, của con người. B. Các kiểu nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. a. Kiểu 1: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong một nhận định ( ý kiến, câu nói, châm ngôn, tục ngữ, ) * Ví dụ: - “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
  3. b. Kiểu 2: Nghị luận về một phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí * Ví dụ: Đức hi sinh, lòng dũng cảm, tranh giành và nhường nhịn, tính trung thực, C. Cách làm bài: 1. Thực hiện đầy đủ các bước: - Tìm hiểu đề, tìm ý. - Lập dàn bài. - Viết bài. - Đọc và sửa bài.
  4. 2. Dàn bài: a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài: b.1. Giải thích: Khi giải thích cần lưu ý: - Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tùy tiện. - Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa. - Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.
  5. b.2. Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: * Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng, đạo lí: Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý: - Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá. - Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc. * Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng, đạo lí: Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý: - Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì? - Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác. - Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.
  6. b.3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: - Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng, đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng. - Nên rút ra 2 bài học, một về nhận thức, một về hành động. - Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông. c. Kết bài: - Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí. - Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
  7. II. Luyện tập: Cho đề bài: Tinh thần tự học. Hãy lập dàn bài cho đề bài trên. a. Mở bài: Ngoài việc học trên lớp, việc tự học là vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả trong học tập. b. Thân bài: - Giải thích: “Tự học” là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức trong sách vở, trên truyền hình, trong đời sống - Lợi ích của việc tự học : + Học sinh tự tìm hiểu kiến thức, nhớ lâu, tiếp thu bài trên lớp hiệu quả hơn, năng động hơn trong học tập. + Khơi nguồn tư duy sáng tạo, rèn cho não bộ biết sắp xếp công việc khoa học. + Người học sinh có biện pháp tự học hiệu quả là làm chủ kiến thức.
  8. - Dẫn chứng: Từ xa xưa đã có biết bao tấm gương tự học làm nên cơ đồ, cả truyền thuyết và thực tế như: Mạc Đĩnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương (truyện cổ TQ) tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học, tự trải nghiệm biết được nhiều ngôn ngữ, văn hóa nhân loại - Phê phán: Những kẻ thiếu tinh thần tự học, lười học, xem việc học là khổ sở. - Rèn luyện tính tự học như thế nào là đúng cách, hiệu quả ? + Ôn lại bài cũ, chuẩn bị trước bài mới, + Người học lên kế hoạch cho mình về thời gian và lượng kiến thức, trình tự? c. Kết bài: - Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình. - Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người. Mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình biện pháp tự học để đạt hiệu quả cao trong học tập.
  9. Chúc các em học tốt! 9