Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

ppt 13 trang minh70 5370
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_9_nghi_luan_ve_tac_pham_truyen_hoac_do.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

  1. I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): 1. Ví dụ
  2. Nhận xét: a. Vấn đề nghị luận của văn bản: - Nhan đề: b. Hệ thống luận điểm (Tìm những câu nêu hoặc cô đúc các luận điểm của văn bản ?) c. Cách lập luận:
  3. I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): 1. Ví dụ: *Nhận xét: a)Vấn đề nghị luận của văn bản: Vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa-Pa” của Nguyễn Thành Long. - Nhan đề: * Vẻ đẹp của lối sống và tình người trong “Lặng lẽ Sa Pa” * Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ
  4. b- Hệ thống luận điểm: + Yêu đời, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. + Hiếu khách, quan tâm đến người khác. + Khiêm tốn. -“Dù được miêu tả nhiều hay ít , trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa’cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu – nhân vật chính của tác phẩm đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ ( Các câu nêu vấn đề nghị luận).
  5. -“Trước tiên nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. (Câu chủ đề nêu luận điểm) -“Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người’, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. (Câu chủ đề nêu luận điểm) -“Công việc vất vả, có nhũng đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.(Câu chủ đề nêu luận điểm) -“Cuộc sống của chúng ta thật đáng tin yêu. (Đoạn cuối bài – những câu cô đúc vấn đề nghị luận).
  6. c. Cách lập luận: - Các luận điểm được nêu lên rõ ràng, ngắn gọn, gợi được ở người đọc sự chú ý . - Từng luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng những dẫn chứng cụ thể có trong tác phẩm . - Các luận cứ được sử dụng đều xác đáng, sinh động, bởi đó là nhưng chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm .
  7. 2. Kết luận: - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. - Nội dung: Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động của nhân vật nghệ thuật trong tác phẩm. - Hình thức của dạng bài: bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác; luận điểm, luận cứ rõ ràng.
  8. II. LUYỆN TẬP 1. Vấn đề nghị luận 2. Các ý kiến được nêu 3. Nhận thức, đánh giá về nhân vật lão Hạc
  9. II. LUYỆN TẬP 1. Vấn đề nghị luận Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp nhân vật này.
  10. 2. Các ý kiến được nêu Bằng phân tích cụ thể nội tâm, hành động của nhân vật lão Hạc, bài viết đã làm sáng tỏ một phần nhân cách đáng trọng, một tâm hồn hi sinh cao quí . - Đấu tranh nội tâm: Những mâu thuẫn giằng xé xung quanh việc lựa chọn giữa sống và chết. Sống thì ra sao? Chết thì thế nào? (Phân tích nội tâm nhân vật) -Hành động : cuối cùng lão chọn cái chết thảm khốc. Việc chọn cái chết đã được chuẩn bị từ lâu: từ câu chuyện với ông giáo, bán con Vàng, gửi vườn và tiền
  11. 3. Sự nhận thức, đánh giá về nhân vật lão Hạc: + Người cha rất mực thương con, hy sinh cho con. + Người nông dân giàu lòng tự trọng, thà “chết trong còn hơn sống đục”. + Cái chết giúp lão bảo toàn nhân cách. => Lão Hạc là người đáng thương, đáng kính, đáng trân trọng.
  12.  Hướng dẫn về nhà Học phần ghi nhớ  xem bài: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)  Mục II  Luyện tập